21/02/2023
Định giá doanh nghiệp chính xác sẽ giúp cho các công ty, nhà đầu tư có thêm quyết định chính xác trong việc kinh doanh, đầu tư, giao dịch minh bạch trên thị trường. Cùng tìm hiểu về định giá doanh nghiệp là gì và cách định giá doanh nghiệp trong bài viết này nhé.
Nhắc đến những điều cơ bản cần biết tới trong đầu tư, không thể không nhắc tới khái niệm về “giá trị doanh nghiệp”. Để định giá doanh nghiệp chuẩn xác, bạn cần có hiểu biết và cái nhìn rõ ràng về nó. Giá trị doanh nghiệp có thể xác định bằng nguồn vốn đầu tư, khoản thu trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Việc định giá doanh nghiệp giúp mang lại nhiều lợi ích
Giá trị doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là giá trị vốn chủ sở hữu của một công ty. Nó còn là giá trị của tất cả các loại tài sản được doanh nghiệp sử dụng trong quá trình vận hành kinh doanh. Mục đích là đem lại lợi ích cho chủ doanh nghiệp, và các nhà đầu tư liên quan.
Giá trị mà một công ty có thể đem lại cho các nhà đầu tư được xem xét trên các giá trị như sau:
Qua đây, ta có thể biết được rằng: Định giá doanh nghiệp được hiểu là việc xác định giá trị của doanh nghiệp.
Làm việc gì đi nữa thì chúng ta cũng cần có mục đích. Việc xác định giá trị doanh nghiệp sẽ là căn cứ xây dựng các chiến lược kinh doanh: Thông thường hàng năm các công ty đều phải tiến hành xây dựng một bản kế hoạch chiến lược dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. Những người đứng đầu bộ máy doanh nghiệp cần biết được giá trị và vị thế của doanh nghiệp mình, để từ đó có thể đưa ra chiến lược đúng đắn nhất, tận dụng được nguồn lực tối đa để phát triển. Đây cũng chính là mục đích hàng đầu của việc định giá doanh nghiệp.
Xác định giá trị để thực hiện giao dịch: Các thỏa thuận mua bán doanh nghiệp là quyết định quan trọng và mang tính dài hạn. Để có thể tiến tới một giao dịch tốt nhất, việc tính toán được giá trị hợp lý của doanh nghiệp là hết sức cần thiết. Từ việc xác định các giá trị mà trong hiện tại doanh nghiệp đang có và tiềm năng trong tương lai mà để người bán đưa ra con số đủ hấp dẫn tới nhà đầu tư tiềm năng. Trong khi đó, người mua cũng sẽ căn cứ vào đó để cân nhắc việc thương thảo và đưa tới quyết định mua hợp lý nhất.
Xác định giá trị để vay vốn hoặc kêu gọi đầu tư: Để có thể phát triển nhanh trong trường hợp vốn chủ sở hữu sẵn có không nhiều, doanh nghiệp thường phải dùng đòn bẩy tài chính bằng cách sử dụng đến các công cụ nợ hoặc kêu gọi đầu tư.
Tuy vậy, để có thể kêu gọi đầu tư hoặc vay nợ thì việc chứng minh được năng lực tài chính là yếu tố quan trọng nhất quyết định có thể trả nợ được hay không. Các đơn vị cho vay và nhà đầu tư sẽ cần xem xét kỹ về giá trị thực và tiềm năng tăng trưởng để từ đó quyết định có cho vay hay đầu tư vào công ty không.
Xác định giá trị để định giá cổ phần doanh nghiệp: Trong trường hợp chủ doanh nghiệp muốn thu hút thêm cổ đông cho công ty. Đặc biệt là chuẩn bị cho việc phát hành cổ phiếu ra công chúng thì việc định giá doanh nghiệp rất quan trọng. Thông qua việc xác định giá trị, chủ công ty và các nhà đầu tư có thể xác định giá trị cổ phần từ đó đưa ra các quyết định liên quan đến việc giao dịch cổ phần.
Xác định giá trị để xây dựng chiến lược rút lui (Exit strategy): Thông thường các nhà đầu tư khi rót vốn vào công ty sẽ cần xác định cho mình một chiến lược rút lui, hoặc là các chủ doanh nghiệp lập kế hoạch trong dài hạn sẽ bán lại doanh nghiệp nếu được giá. Trong trường hợp này, định giá công ty giúp chúng ta nắm được vị thế hiện tại cũng như tiềm năng doanh nghiệp trong tương lai. Qua đó chủ doanh nghiệp hoặc các nhà đầu tư sẽ tạo ra chiến lược phát triển phù hợp để tăng lợi nhuận một cách nhanh chóng, tăng giá trị công ty nhằm thuận lợi cho kế hoạch có thể rút lui sau này.
Xác định giá trị để giải quyết các vấn đề liên quan đến pháp lý: Các sự kiện pháp lý như tranh chấp, thừa kế, ly hôn,… có liên quan đến việc xử lý, chia tách hoặc phân quyền công ty sẽ cần đến định giá doanh nghiệp. Đối với những sự kiện này, luật sư và các bên có thẩm quyền liên quan sẽ chịu trách nhiệm xác định giá trị công ty và xử lý theo quy định của pháp luật.
Định giá doanh nghiệp được hiểu là việc xác định giá trị của doanh nghiệp
Thứ nhất, Việc định giá doanh nghiệp sẽ giúp chủ sở hữu doanh nghiệp có thể xác định được giá trị thực tế của công ty mình. Làm cơ sở để lập các kế hoạch, chiến lược phát triển trong tương lai cho doanh nghiệp. Ngoài ra, việc định giá doanh nghiệp còn hỗ trợ trong việc: Báo cáo tin tức về thị trường trong lĩnh vực nhất định để lập dự án, tư vấn xây dựng chiến lược về giá, đưa ra các quyết định đầu tư phù hợp cho doanh nghiệp, tư vấn lựa chọn các đối tượng trong lĩnh vực đầu tư tài chính. Hoặc cung cấp những kiến thức chuyên môn sâu để phân tích đánh giá về năng lực tài chính doanh nghiệp,...
Thứ hai, đối với nhà đầu tư đều mong muốn số vốn được bảo toàn, đồng thời đạt được lợi nhuận cao nhất. Do vậy, việc định giá doanh nghiệp trở thành cơ sở quan trọng để nhà đầu tư đưa tới các quyết định đầu tư tốt nhất.
Việc định giá là cơ sở vững chắc thu hẹp khoảng cách mức giá giữa bên mua với bên bán và khoảng thời gian đàm phán được rút ngắn, chi phí nhờ đó cũng được giảm thiểu.
Thứ ba, Đối với các tổ chức tài chính, chủ nợ trên thị trường. Một trong những cơ sở quan trọng để các tổ chức tài chính cho doanh nghiệp vay vốn hoặc các khách hàng hợp tác làm ăn lâu dài dựa vào khả năng sinh lời, mức độ phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Quá trình xác định giá trị doanh nghiệp sẽ cung cấp nhiều thông tin giá trị về doanh nghiệp.
Thứ tư, Đối với Nhà nước, việc xác định giá trị của doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước. Đó cũng là một trong những điều kiện tiên quyết góp lên sự thành công trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp.
Hoạt động này nhằm bảo đảm lợi ích thiết thực của Nhà nước và đồng thời đem lại lợi ích của người mua doanh nghiệp hay các thành viên trong công ty cổ phần khi tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Hoạt động xác định giá trị doanh nghiệp giúp thực hiện tốt kế hoạch và những mục tiêu được đề ra từ trước của Nhà nước. Nhanh chóng chuyển đổi một số doanh nghiệp Nhà nước thành công ty Cổ phần nhằm giải quyết được những vướng mắc, những bất lợi trong quá trình cổ phần hóa.
Định giá doanh nghiệp giúp chúng ta nắm được vị thế hiện tại cũng như tiềm năng doanh nghiệp trong tương lai
Bước 1: Lập kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện cần thiết
Định giá doanh nghiệp càng chính xác bao nhiêu thì các quyết định sau đó sẽ càng hiệu quả. Nhưng ngược lại, việc định giá không chính xác sẽ gây ra nhiều thiệt hại không đáng có sau này. Do đó, các bên có liên quan cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho phần định giá này. Thông thường để lập kế hoạch định giá hiệu quả, bạn sẽ cần trả lời được các câu hỏi sau:
Bước 2: Tiến hành thu thập và tổng hợp những thông tin cần thiết về các báo cáo tài chính của doanh nghiệp
Định giá doanh nghiệp sẽ bao gồm hai phần chính là giá trị hiện tại và tiềm năng trong tương lai của công ty đó. Để xác định được các yếu tố này, dữ liệu kinh doanh của quá khứ là nguồn thông tin hết sức giá trị.
Thông thường, các nhà định giá sẽ cần tới báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp trong ít nhất trong vòng 5 năm gần nhất để phân tích và đưa ra những dự đoán tốt nhất.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần lưu ý đến các hoạt động điều chỉnh báo cáo trong quá khứ. Mặc dù những điều chỉnh trên có thể sẽ giúp công ty của bạn giảm tải thuế trong quá khứ nhưng lại không phản ánh đầy đủ được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, vì thế có khả năng sẽ gây bất lợi cho việc định giá trị doanh nghiệp.
Bước 3: Lựa chọn phương pháp định giá doanh nghiệp phù hợp
Có nhiều cách khác nhau để tiếp cận và xác định được giá trị doanh nghiệp, việc lựa chọn phương pháp nào sẽ phụ thuộc vào tiêu chí định giá và của từng ngân sách của từng công ty. Trong trường hợp nguồn lực cho phép thì khuyến khích doanh nghiệp nên sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để có thể so sánh giá trị tốt nhất và từ đó làm cơ sở để điều chỉnh phù hợp. Một số phương pháp định giá doanh nghiệp phổ biến phải kể tới như:
Trên đây là những nội dung liên quan tới định giá doanh nghiệp, cũng như mách bạn cách định giá doanh nghiệp được tốt nhất. Việc định giá doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào nguồn lực và ngân sách của từng cá nhân, công ty. Trong trường hợp bạn cần vay vốn để đầu tư, bạn có thể tìm tới đơn vị F88.
=> Bạn có thể tiến hành vay tiền nhanh chóng tại công ty F88 bằng cách click vào nút sau đây:
F88 được biết đến là chuỗi cửa hàng tài chính tiện ích hàng đầu Việt Nam, trong đó có cung cấp sản phẩm cho vay bằng hình thức cầm cố tài sản được nhiều người lựa chọn. Hoạt động tới nay đã được hơn 10 năm, F88 sở hữu gần 1000 phòng giao dịch trên khắp cả nước phục vụ bạn mọi nơi khi bạn cần.
Xem thêm
MỤC LỤC
Tỉnh/thành
Quận/huyện