Công ty cổ phần là gì? Đặc điểm công ty cổ phần

20/02/2023

Công ty cổ phần là công ty với đặc điểm vốn điều lệ chia thành nhiều phần bằng nhau và được gọi là cổ phần, chủ sở hữu cổ phần gọi là cổ đông. Trong bài viết hôm nay cùng đi tìm hiểu về công ty cổ phần là gì, đặc điểm công ty cổ phần, cũng như những quyền lợi của cổ đông, nhà đầu tư khi mua cổ phiếu của công ty cổ phần.

Công ty cổ phần là gì?

Công ty cổ phần - Viết tắt là CTCP (xuất phát từ tên tiếng Anh là Joint Stock Company), được hiểu là một doanh nghiệp mà trong đó vốn do các thành viên góp theo quy định của pháp luật. Vốn góp sẽ được chia thành các phần gọi là cổ phần, người tham gia góp vốn vào được gọi là cổ đông và Giấy xác nhận sở hữu cổ phần được gọi là cổ phiếu. Theo đó, khi công ty có lợi nhuận hoặc thua lỗ thì cổ đông sẽ chịu tương ứng với phần vốn góp và chỉ chịu trách nhiệm về khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong doanh nghiệp ở phạm vi vốn góp của mình. Các cổ đông cũng có quyền chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác khi có nhu cầu và việc chuyển nhượng sẽ tuân theo quy định của pháp luật.

công ty cổ phần là gì

Công ty cổ phần được tạo thành từ các cổ đông góp vốn

Đặc điểm công ty cổ phần

Bản chất của công ty cổ phần là một doanh nghiệp tổ chức kinh doanh, được thành lập có tư cách pháp nhân, tồn tại độc lập với chủ sở hữu của chính doanh nghiệp đó. 

Công ty cổ phần khi thành lập phải được Nhà nước cấp phép hoạt động. Từ đó có con dấu riêng, có quyền ký kết các hợp đồng kinh tế với những tổ chức và cá nhân tại trong và ngoài nước. Đồng thời, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động liên quan tới hoạt động sản xuất, phân phối kinh doanh của mình. 

Công ty cổ phần được tự ấn định mục tiêu và xác định các phương tiện sử dụng để thực hiện các mục tiêu đó, tự xác định tính chất, đặc điểm của sản phẩm bán ra, tự do trong việc lựa chọn nhà cung cấp và khách hàng, tự huy động vốn đầu tư cho hoạt động công ty. Tất nhiên, tất cả những hoạt động này đều phải tuân thủ nghiêm theo điều luật mà pháp luật có quy định về luật Doanh nghiệp.

Vốn tại các công ty cổ phần sẽ được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau và chúng mang đặc điểm khác nhau. Ta có các nguồn vốn sau: 

Vốn điều lệ

Vốn điều lệ của CTCP là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán các loại. Tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp nó được biết đến là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi cụ thể, rõ ràng tại điều lệ của doanh nghiệp. Cổ phần sẽ được mang ra chào bán để tiến hành chào bán tới các nhà đầu tư nhằm góp vốn để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Do vậy, vốn điều lệ chính là số vốn mà công ty cổ phần dùng để kinh doanh ban đầu và nó hoàn toàn có thể thay đổi trong quá trình hoạt động kinh doanh. Cổ đông đóng góp sẽ chịu phần trách nhiệm trong phần vốn góp của mình.

Không có quy định nào khác yêu cầu về mức vốn điều lệ tối thiểu hay giới hạn mức vốn điều lệ tối đa. Mặc dù vậy, việc đăng ký vốn điều lệ ở một số ngành nghề đặc thù vẫn phải đăng ký vốn điều lệ ở mức nhất định thì mới đủ khả năng được phép thành lập doanh nghiệp công ty cổ phần phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

Vốn tự có

Vốn tự có là phần vốn mà doanh nghiệp tự tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Phần vốn này được hình thành từ lợi nhuận được giữ lại và sẽ được phân phối vào các quỹ hoặc lợi nhuận chưa phân phối để tái hoạt động sản xuất.  

Vốn vay

Vốn vay là số vốn mà doanh nghiệp vay để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận. Doanh nghiệp sẽ hoàn trả số vốn đã vay và lãi suất như theo hợp đồng vay vốn. Vốn vay có vốn vay dài hạn và trung hạn (thường là thời hạn trên 1 năm). Bằng việc vay trực tiếp từ các ngân hàng thương mại hoặc tổ chức tài chính, tín dụng đang hoạt động trên thị trường. Doanh nghiệp cũng có thể phát hành trái phiếu ra thị trường và kêu gọi nhà đầu tư mua nhằm huy động vốn. Còn với vốn vay ngắn hạn là số vốn được doanh nghiệp thực hiện vay có thời hạn dưới 1 năm.

Các cổ đông của công ty cổ phần sẽ chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp. Trong trường hợp xấu nhất, khi mà doanh nghiệp không đủ tài sản để thanh toán các khoản nợ cho các đối tượng khách hàng thì các cổ đông góp vốn cũng không phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ này.

Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty cổ phần gồm: Đại hội đồng cổ đông, ban giám đốc, ban kiểm soát, hội đồng quản trị.

  • Đại hội đồng cổ đông được xem là cơ quan thẩm quyền cao nhất trong cơ cấu công ty cổ phần. Trong đại hội đồng cổ đông, các đại biểu là tất cả các cổ đông của doanh nghiệp. Hội đồng quản trị là ban cơ quan có thẩm quyền chịu trách nhiệm quản lý công ty được Đại hội cổ đông bầu ra nhằm thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu mà đại hội cổ đông đã biểu quyết thông qua trong các cuộc họp cổ đông.
  • Ban giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm. Có nhiệm vụ điều hành công việc hàng ngày của doanh nghiệp.
  • Ban kiểm soát có vai trò và nhiệm vụ giám sát, kiểm tra bất kể các hoạt động nào của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc. Trong CTCP, chủ sở hữu doanh nghiệp và với những người điều hành trong doanh nghiệp được phân định rõ vai trò, chức năng và nhiệm vụ.

các đặc điểm của công ty cổ phần

Vốn tại các công ty cổ phần được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau

Phân loại công ty cổ phần

Công ty cổ phần được sắp xếp theo từng loại khác nhau. Với mỗi tiêu chí phân loại có thể cung cấp những thông tin chung về CTCP như: Quy mô vốn, lĩnh vực hoạt động, chủ sở hữu, phạm vi huy động vốn và việc tham gia vào thị trường chứng khoán. Qua đó, nhà quản lý cần có các biện pháp quản lý phù hợp đối với từng loại CTCP.

1/ Phân loại theo quy mô vốn

Theo cách phân loại này, công ty cổ phần được chia thành công ty cổ phần có quy mô lớn và công ty cổ phần có quy mô vừa và nhỏ. 

  • Các CTCP có quy mô vốn lớn: Đây được hiểu là những doanh nghiệp có quy mô vốn lớn, hoạt động trên địa bàn rộng rãi. Theo đó loại hình này sẽ có nhiều thuận lợi trong việc đổi mới, áp dụng khoa học tiên tiến và quá trình sản xuất, đổi mới công nghệ hoặc phương thức quản lý,... tạo ra lợi thế cạnh tranh trên diện rộng thị trường.
  • Các CTCP có quy mô vốn vừa và nhỏ: Nhóm này có quy mô vốn ở mức trung bình và nhỏ. Những công ty cổ phần này tuy rằng có mô hình nhỏ nhưng sẽ tạo ra lợi thế riêng khi tập trung hoàn toàn vào nhóm phân khúc thị trường mục tiêu theo vùng nhỏ, địa phương nhất định. Nó đáp ứng yêu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhóm người tiêu dùng này. Đồng thời, tạo ra công ăn việc làm lao động phổ thông.

Tiêu chí phân loại công ty cổ phần theo quy mô vốn, ở tại từng quốc gia sẽ có quy định cụ thể trong luật pháp. Chúng cũng sẽ được thay đổi qua các giai đoạn phát triển khác nhau của nền kinh tế.

2/ Theo góc độ cung cầu vốn của nền kinh tế thị trường

Theo cách phân loại này, CTCP có hai loại: Công ty cổ phần tài chính và công ty cổ phần phi tài chính.

  • Công ty cổ phần tài chính: Được hiểu là các CTCP kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ tài chính như các ngân hàng thương mại cổ phần, công ty tài chính, doanh nghiệp chứng khoán, Bảo hiểm,… Đó là các công ty có khả năng cung ứng vốn cho các doanh nghiệp khác, làm tăng vốn trong nền kinh tế. Vì vậy, những công ty cổ phần trong danh sách này cung cấp các mặt hàng đặc biệt là tiền tệ, cổ phiếu, chứng khoán,...
  • Công ty cổ phần phi tài chính: Lấy sản xuất kinh doanh hàng hóa thông thường và cung cấp dịch vụ làm hoạt động kinh doanh chính của mình. Thuộc nhóm này là những công ty có nhu cầu về vốn thường xuyên để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh chính như các công ty cổ phần dịch vụ, thương mại và sản xuất,...

Cách phân loại này sẽ giúp các nhà quản lý có khả năng nắm bắt kịp thời tình trạng về nhu cầu vốn của những loại công ty cổ phần. Từ đó có biện pháp huy động vốn  phù hợp.

3/ Phân loại công ty cổ phần theo quyền chi phối của nhà nước

Với cách phân loại này thì công ty cổ phần sẽ được chia thành: Công ty cổ phần do Nhà nước đóng vai trò chi phối và các công ty cổ phần không chịu sự chi phối của Nhà nước. 

  • Công ty cổ phần Nhà nước đóng vai trò chi phối: Các công ty này có trên 50% cổ phần thuộc Nhà nước sở hữu. Các CTCP nhà nước thường là những công ty được chuyển đổi từ loại hình doanh nghiệp Nhà nước. Các CTCP nhà nước thường hoạt động trong các ngành nghề, lĩnh vực quan trọng như cung cấp những mặt hàng thiết yếu, phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng xã hội cũng như các mặt hàng xuất khẩu trong nước.
  • Công ty cổ phần không có sự chi phối của nhà nước: Thuộc các công ty có vốn của Nhà nước chiếm dưới 50% cổ phần doanh nghiệp hoặc có thể là Nhà nước không tham gia góp vốn.

Các phân chia nhóm công ty cổ phần theo vai trò chi phối giúp nhà quản lý biết được mức độ kiểm soát, chi phối của Nhà nước đối với các doanh nghiệp này.

4/ Phân loại CTCP theo phạm vi huy động vốn

Các công ty cổ phần được chia thành 2 loại: Công ty cổ phần đa quốc gia và công ty cổ phần đơn quốc gia. Thông qua đó, nhà quản lý thấy được phạm vi huy động vốn của các công ty cổ phần. Công ty cổ phần đa quốc gia được hiểu là công ty huy động vốn từ cổ đông ở nhiều nước trên thế giới. Công ty cổ phần đơn quốc gia được hiểu đơn giản là các công ty huy động vốn tại một nước riêng biệt.

vai trò của công ty cổ phần là gì

Công ty cổ phần có nhiều đặc điểm và vai trò quan trọng

Vai trò của công ty cổ phần

Các cổ đông của cổ phần có nghĩa vụ và chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của công ty.

Cổ phiếu của công ty cổ phần hoàn toàn có thể chuyển nhượng. Trường hợp CTCP là công ty đại chúng, cổ phiếu của doanh nghiệp được giao dịch trên thị trường chứng khoán đã đăng ký. Cổ phần của công ty cổ phần tư nhân có thể chuyển nhượng giữa các bên, nhưng quá trình chuyển nhượng thường bị giới hạn theo thỏa thuận, ví dụ chỉ chuyển nhượng giữa các thành viên trong gia đình.

Về mặt lịch sử, các nhà đầu tư vào CTCP có thể chịu trách nhiệm vô hạn, có nghĩa là tài sản cá nhân của các cổ đông có thể bị thu giữ để trả nợ trong trường hợp công ty phá sản.

Mỗi quốc gia có luật riêng về công ty cổ phần. Những điều này thường bao gồm một quy trình để giới hạn trách nhiệm pháp lý.

Trên đây là những nội dung về công ty cổ phần và đặc điểm công ty cổ phần. Trong trường hợp bạn muốn vay vốn làm ăn hoặc vay vốn cho các mục đích cá nhân thì có thể tham khảo Chuỗi cửa hàng tài chính tiện ích F88 - Sở hữu gần 1000 phòng giao dịch trên khắp cả nước, an tâm cho bạn lựa chọn.

Xem thêm

Tìm phòng giao dịch gần nhất

Tỉnh/thành

Quận/huyện

cat-img
icon-action
zalomessenger
scroll-top