20/11/2023
Nhu cầu vay tiêu dùng tăng cao, rất nhiều lời mời chào cho vay không thế chấp được lan truyền ở khắp nơi, từ những tổ chức tín dụng thì ít mà từ những “ngân hàng cột điện” thì nhiều. Không khó để nhận ra những ẩn họa đằng sau những lời mời chào ngon ngọt đó.
Các tổ chức tín dụng nói chung, đặc biệt là các ngân hàng và công ty tài chính, thường xuyên cung cấp các khoản vay tín chấp. Vay tín chấp là hình thức vay mà việc phê duyệt dựa chủ yếu vào uy tín của khách chứ không yêu cầu khách phải để lại tài sản thế chấp. Giá trị các khoản vay tín chấp thường không cao, chỉ khoảng 50 triệu trong khi lãi suất thì giao động ở mức 20% - 30%/năm, cá biệt có một số gói vay có độ rủi ro cao thì lên đến 50%/năm.
Tuy nhiên, rào cản lớn nhất của hình thức vay này còn nằm ở chỗ người vay phải chứng minh thu nhập ổn định được trả qua tài khoản ngân hàng và không có nợ xấu. Đa phần, người lao động phổ thông hiện thời làm việc công nhật và nhận lương bằng tiền mặt, không có hợp đồng rõ ràng và chưa từng vay ngân hàng. Người chưa từng vay ngân hàng sẽ không có lịch sử nợ xấu và được mặc định ở nhóm nợ xấu thứ 3 - nợ dưới tiêu chuẩn. Vì thế, cơ hội để vay tín chấp tại các tổ chức tín dụng là rất thấp. Điều này đã mở ra cơ hội cho hàng loạt dịch vụ cho vay trôi nổi khác.
Mọi lề đường, góc phố, hay ở trên mạng, đâu đâu cũng thấy những lời mời gọi vay tiền không cần thế chấp. Cái tên “ngân hàng cột điện” xuất phát từ đó. Điểm chung của hình thức vay này là không yêu cầu tài sản thế chấp. Việc vay tiền cũng được quảng cáo là hết sức dễ dàng, giải ngân chỉ trong vài phút, không chứng minh thu nhập, không xác minh nợ xấu, không cần gặp mặt... Khách hàng chỉ cần tải một ứng dụng trên điện thoại, điền thông tin cá nhân cùng một số thông tin ứng dụng yêu cầu là tiền đã được chuyển tới tài khoản khách hàng. Nhưng cũng từ đây, những ẩn họa chính thức lộ diện.
Đầu tiên là lãi suất. Những “ngân hàng cột điện” này thường không ghi lãi suất mà chỉ ghi chung chung là 3.000đ hay 5.000đ/triệu/ngày. Lãi suất sẽ được trừ ngay khi giải ngân, tức là trên hợp đồng thì vay 10 triệu đồng nhưng khách hàng thực nhận chỉ 7 triệu hoặc 8 triệu đồng. Sau đó, những kẻ cho vay còn biến tướng nhiều khoản lãi phí phạt khác nhau, đặc biệt là khi người vay trả chậm dù chỉ một ngày. Tổng mức lãi cộng dồn khi ấy có thể đến hàng trăm, thậm chí là hàng nghìn %/năm. Tháng 8/2023, công an tỉnh Quảng Nam triệt phá đường dây cho với lãi suất lên đến hơn 2.300%/năm. Trước đó, tháng 5/2023, công an Thanh Hóa triệt phá đường dây cho vay nặng lãi với lãi suất lên đến hơn 200%/năm. Những mức lãi suất này là “trên trời” nếu so với mức lãi phí khoảng 20% đến 35% mà các ngân hàng, công ty tài chính đang áp dụng.
Tiếp đến là cách thức đòi nợ khủng bố, làm ảnh hưởng không chỉ người vay mà còn của người thân, thậm chí là đồng nghiệp của con nợ. Từ gọi điện thoại đe dọa đến gán ghép hình người vay vào những nội dung phản cảm và truyền bá trên không gian mạng, thậm chí đến tận nhà khủng bố, đe dọa đánh, giết. Hầu hết các nạn nhân đều nói đó là giai đoạn “sống không bằng chết”. Những vấn đề này đã được cơ quan công an mạnh tay trấn áp nhưng không ai đếm nổi có bao nhiêu số điện thoại “ngân hàng cột điện”, bao nhiêu ứng dụng cho vay tiền online được giới thiệu mỗi ngày.
Nhu cầu vay tiền của người lao động luôn là rất cao nhưng cái khó là vay thế chấp thì không có tài sản, vay tín chấp thì không đủ điều kiện, vay “ngân hàng cột điện” thì hậu quả khôn lường. Từ phía quản lý nhà nước, cũng cần phải có những chính sách mới, sửa đổi điều kiện vay cho phù hợp với hoàn cảnh của người lao động nói chung. Về phía người lao động, cần nghiên cứu các hình thức vay vốn phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của mình. Một trong số đó là vay cầm cố tài sản, nôm na là cầm đồ. Cầm đồ không cần chứng minh thu nhập, không xét nợ xấu nhưng yêu cầu tài sản chính chủ. Gần đây, hình thức vay cầm đồ bằng cà vẹt xe máy trở nên phổ biến và thích hợp với điều kiện, hoàn cảnh người lao động. Tuy nhiên, khi cầm đồ, người vay cần lựa chọn những cửa hàng uy tín mà một trong số đó là chuỗi cửa hàng cầm đồ F88. Lưu ý, lãi suất vay cầm đồ thường cao hơn lãi suất của các ngân hàng và tương đương, thậm chí là nhỉnh hơn, lãi suất của các công ty tài chính nhưng dễ vay hơn.
Theo Diễn Đàn Doanh Nhân Việt Nam
Xem thêm
MỤC LỤC
Tỉnh/thành
Quận/huyện