Định phí là gì? Cách tính định phí và biến phí trong kinh doanh

07/12/2022

F88 giải ngân ngay 30 triệu trong 15 phút, không giữ tài sản, lãi suất 1.1%, điền đơn ngay!

NHẬP THÔNG TIN ĐĂNG KÝ VAY:

Vừa có tiền vừa có xe đi. Duyệt vay nhanh chóng trong 15 phút.

Lĩnh vực tài chính có nhiều những khái niệm khác nhau mà chúng ta cần biết. Trong đó, định phí chắc hẳn còn là một khái niệm mà nhiều người chưa rõ. Định phí là gì? Các tính định phí và biến phí ra sao? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu tất tần tật trong bài viết này nhé.

Định phí là gì? Biến phí là gì?
Định phí là gì? Biến phí là gì? 

I, Định phí

1, Định phí là gì? 

Định phí hay còn gọi theo tên tiếng anh là fixed cost. Đây được coi là chi phí cố định trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hiểu đơn giản là những khoản chi phí mà khi có sự thay đổi mức độ hoạt động nhưng tổng sẽ không thay đổi.

2, Đặc điểm của định phí

Đặc điểm của định phí đó là khi mức độ hoạt động thay đổi thì tổng định phí sẽ không thay đổi trong một khoảng thời gian cụ thể. Tuy vậy, định phí trên một đơn vị sản phẩm sẽ thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi.

Ví dụ: Tổng định phí trong một giai đoạn sản xuất sẽ được cố định một giá trị là X. Trong trường hợp thời kỳ đó công ty sản xuất được 300 sản phẩm thì định phí trên 1 đơn vị sản phẩm sẽ là A/300, còn nếu mức độ hoạt động tăng lên sản xuất 500 sản phẩm trong khoảng thời gian tương ứng thì định phí trên 1 đơn vị sản phẩm trong trường hợp này là A/500.

==> Nếu bạn đang cần vay vốn để kinh doanh thì có thể vay cầm cố nhanh chóng tại công ty F88 bằng cách click vào nút sau đây:

Định phí là chi phí có thể tồn tại ngay cả khi doanh nghiệp ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh trong một khoảng thời gian. Cùng với biến phí thì định phí cũng là chi phí tạo nên tổng chi phí sản xuất kinh doanh của một công ty.

3, Phân loại định phí 

Định phí thông thường có thể được chia thành 2 loại đó là định phí chung (còn gọi là định phí bắt buộc) và định phí tùy ý (còn gọi là định phí bộ phận) như sau:

  • Định phí chung: Là loại định phí bao gồm những chi phí khó thay đổi vì việc sử dụng lâu dài. Những định phí này có thể là tài sản cố định được sử dụng lâu dài và có giá trị lớn hoặc tiền thuê mặt bằng với thời hạn lâu dài.

  • Định phí tùy ý: Đây là loại định phí định phí có thể thay đổi được theo các quyết định trong việc quản trị của một doanh nghiệp. Ví dụ như các loại chi phí về đào tạo, marketing, chi phí nghiên cứu phát triển sản phẩm mới hoặc phát sinh các chi phí thay đổi thiết bị. Định phí tùy ý như cái tên của nó, có thể được cắt giảm hoặc mất đi khi mức độ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được thu nhỏ lại.

II, Biến phí 

1, Biến phí là gì? 

Biến phí còn gọi với tên tiếng anh là variable cost, được hiểu là chi phí biến đổi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các khoản phí này thường tỷ lệ với mức độ hoạt động với hoạt động kinh doanh càng nhiều thì chi phí càng lớn.

2, Phân loại biến phí

Khi thu hẹp lại trong các tính chất hoạt động của một công ty. Ta có thể phân các loại biến phí thành các loại như sau:

Biến phí tỷ lệ

Được hiểu là các loại biến phí thể hiện biến động của mức độ hoạt động tỷ lệ thuận với sự biến động của doanh nghiệp. 

Những biến phí tỷ lệ có thể kể đến như như các chi phí về: Sản xuất trực tiếp, nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, tiền hoa hồng, chiết khấu bán hàng.

Thường thì biến phí tỷ lệ thay đổi kéo theo tổng biến phí thay đổi. Các đơn vị kinh doanh có thể xác định biến phí tỷ lệ với công thức Y= b.X

Trong đó,

  • Biến Y: Thể hiện cho tổng biến phí

  • Biến X: Thể hiện cho mức độ hoạt động của công ty

  • b: Thể hiện cho chỉ số biến phí trên một đơn vị hoạt động và thường thì chỉ số b sẽ là cố định.

Chính vì vậy, để một đơn vị kinh doanh có thể kiểm soát tốt được biến phí. Người đứng đầu công ty không chỉ cần phải kiểm soát tổng số biến phí mà còn cần phải kiểm tra, rà soát thật tốt các biến phí trên một đơn vị hoạt động.

Biến phí và định phí rất phổ biến trong kế toán doanh nghiệp
Biến phí và định phí rất phổ biến trong kế toán doanh nghiệp

Loại biến phí cấp bậc

Trong kế toán quản trị biến phí cấp bậc được hiểu là các chi phí thay đổi khi mà một công có mức độ hoạt động thay đổi rõ rệt đáng kể. Nó sẽ đạt đến giới hạn nhất định làm cho chi phí đó biến đổi.

Như vậy, khi mức độ hoạt động thay đổi chưa đạt đến một ngưỡng cụ thể thì biến phí cấp bậc cũng sẽ không thay đổi. Có thể thấy rằng biến phí cấp bậc có quan hệ tỷ lệ với mức độ hoạt động nhưng không phải dạng tỷ lệ tuyến tính thông thường. 

Chi phí này có thể là chi phí về: Bảo hành, sửa chữa, điện thoại, điện nước,... Chỉ có thể xem xét biến phí này khi mức độ hoạt động đổi mới hoặc thay đổi rất lớn thì mới có thể xác định biến phí cấp bậc của doanh nghiệp. 

III, Ý nghĩa của định phí và biến phí trong hoạt động kinh doanh

Biến phí và định phí là 2 chi phí cơ bản để duy trì hoạt động kinh doanh của đơn vị bất kỳ. Nhờ xác định được các chi phí này mà công ty có thể đưa ra được chiến lược kinh doanh tốt hơn. Cùng tìm hiểu ý nghĩa của hai loại định phí và biến phí nhé:

  • Giúp một công ty đánh giá chính xác hơn các chi phí hoạt động cốt yếu. 

  • Giúp hạch toán chi phí thay đổi và chi phí cố định trong từng thời gian khác nhau. Từ đó có thể đưa ra chiến lược về các chi phí này một cách phù hợp.

  • Cân bằng giữa việc gia tăng hoạt động tối đa lợi nhuận của định phí cùng biến phí. Từ đó doanh nghiệp có thể tìm ra mức năng suất lao động phù hợp.

  • Xác định những phương án khác nhau về thời gian nhằm tạo ra sự phù hợp với các mức biến phí và định phí trong hoạt động kinh doanh sản xuất.

IV, Phân biệt biến phí và định phí

Đọc đến đây, có lẽ một số người vẫn sẽ bị nhầm lẫn giữa định phí và biến phí. Đây là 2 khoản chi phí có đặc điểm không giống nhau. Chúng ta cùng đi làm rõ hơn nhé. 

Trước hết, biến phí và định phí đều là những chi phí có trong hoạt động của một công ty. Trong kế toán quản trị thì hai chi phí này đều được đưa ra xem xét và đánh giá giúp công ty có được các chiến lược sản xuất kinh doanh nhằm giảm thiểu các loại chi phí này nhưng vẫn mang lại hiệu quả cao.

Như nội dung định nghĩa về định phí và biến phí ở trên, bạn có thể nhận ra được sự khác nhau giữa hai loại chi phí này thông qua những tính chất và đặc trưng riêng của chúng.

  • Về đặc điểm: Định phí là những loại chi phí không thay đổi trong thời gian xác định biến phí tương ứng. Còn biến phí là chi phí có tỷ lệ biến đổi khi mức hoạt động biến đổi.

  • Về tính chất: Định phí không tỷ lệ thuận với doanh số và sản lượng còn biến phí thì có thể. 

  • Các chi phí điển hình: Định phí bao gồm những chi phí cụ thể như chi phí thuê mặt bằng, tiền lương quản lý, chi phí đào tạo, chi phí tài sản cố định, chi phí dụng cụ/công cụ. Còn biến phí là những chi phí như chi phí nhân công trực tiếp, điện nước, nguyên vật liệu trực tiếp trong suốt quá trình sản xuất.

Biến phí và định phí khác nhau về cả tính chất và đặc điểm
Biến phí và định phí khác nhau về cả tính chất và đặc điểm

V, Cách tính định phí và biến phí

Để xác định được chi phí thay đổi và chi phí cố định, ta có công thức tính định phí và biến phí được xác định như sau: 

Định phí sẽ được tính theo công thức: y = a

Biến phí sẽ được tính theo công thức: y = b.x

Trong đó: b là biến phí đơn vị và x là mức độ hoạt động

Ví dụ, biến phí và định phí với công ty mới khởi nghiệp như sau:

Một công ty Z sản xuất và bán hàng với mô hình take away. Với các mặt hàng về thức ăn, cà phê, nước uống. Giao hàng tận nơi với và có 3 nhân viên bán hàng. Lương mỗi nhân viên là 5 triệu/tháng. Chi phí cố định cho việc vận hành cửa hàng vào khoảng 20 triệu/ tháng. Nếu đơn vị Z muốn mở thêm chi nhánh 2 với quy mô như vậy cần tổng 6 nhân viên. 

Biến phí sẽ là: y = 5 x 6 = 30 triệu đồng.

Bài viết đã khái quát về định phí là gì, và cách tính định phí và biến phí. Hy vọng nội dung bên trên sẽ hữu ích với bạn. Trong trường hợp cần được hỗ trợ tài chính, có thể tham khảo đơn vị F88 - Cho vay bằng hình thức vay tiền gấp bằng cầm cố tài sản (chỉ cần cà vẹt/đăng ký xe máy, cà vẹt/đăng ký ô tô,...) - Giải ngân nhanh trong 15 phút. Gần 1000 phòng giao dịch của F88 hoạt động trên khắp cả nước chắc chắn sẽ là nơi đáng tin cậy dành cho bạn. 

Tìm phòng giao dịch gần nhất

Tỉnh/thành

Quận/huyện

cat-img
scroll-top