Chỉ số CIR là gì? Cách tính chỉ số CIR trong đầu tư

07/12/2022

CIR là chỉ số quan trọng trên thị trường chứng khoán và được nhiều nhà đầu tư sử dụng để phân tích, đánh giá ngành ngân hàng. Từ đó có thể đưa ra quyết định đầu tư phù hợp. Vậy CIR là gì? Chỉ số CIR trong ngân hàng là gì? Tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Chỉ số CIR trong ngân hàng là gì?

CIR (tên tiếng anh là Cost to Income Ratio), còn được gọi là chỉ số thu nhập. Được hiểu là chỉ số chi phí trên thu nhập của ngân hàng. Chỉ số CIR trong ngân hàng thể hiện tổng chi phí hoạt động chiếm bao nhiêu phần trăm (%) tổng doanh thu của ngân hàng đó. Từ điều này sẽ cho thấy mức độ hiệu quả trong cách vận hành của ngân hàng.

Chỉ số CIR trong ngân hàng là gì

Chỉ số CIR trong ngân hàng làm thước đo đánh giá hiệu quả hoạt động

Ý nghĩa của chỉ số CIR với ngân hàng

Dựa vào chỉ số CIR, bạn có thể hiểu và phân tích được chính xác hiệu quả hoạt động kinh doanh của đơn vị/tổ chức đó. Tiếp đây, chúng ta cùng tìm hiểu về các ý nghĩa quan trọng cần biết về chỉ số CIR:

1/ CIR được dùng làm mục tiêu cho chiến lược phát triển

Các nhà hoạch định coi chỉ số CIR là cột mốc mục tiêu đặt ra cho các hoạt động phát triển ngân hàng mình. Từ đó xây dựng một chiến lược phù hợp trong ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn phù hợp với đơn vị. Đồng thời, chính người đứng đầu tổ chức sẽ trực tiếp đề ra mục tiêu phân về từng bộ phân, phòng ban và cùng kết hợp để từng bước thực hiện kế hoạch.

==> Nếu bạn đang cần vay vốn đề đầu tư chứng khoán thì có thể vay nhanh chóng tại công cty F88 bằng cách click vào nút sau đây:

2/ CIR được dùng làm thước đo đánh giá hiệu quả hoạt động

Nhờ chỉ số CIR mà chúng ta có thể đánh giá một cách tổng quát và đa diện về kết quả kinh doanh của tổ chức. Theo đó, chỉ số CIR càng thấp càng tốt. Tức là với từng đó chi phí, đánh giá được ngân hàng đã làm được gì, lợi nhuận ra sao? Trường hợp thêm chi phí thì liệu thu nhập có tăng hay không?

Không phải ngân hàng nào cũng có thể giảm chi phí đầu tư để giảm chỉ số CIR. Vì điều này, họ sẽ tìm cách tăng thu nhập cũng với mức chi phí đó, do vậy hành động này được coi là sử dụng CIR thành công. 

Bạn cũng không nên nhầm lẫn rằng chỉ số CIR trong ngân hàng phản ánh mức độ tiết kiệm chi phí của ngân hàng. Nhiều nguyên nhân mà đôi khi cắt giảm chi phí sẽ không mang lại trải nghiệm tốt cho khách hàng và cả với những nhà đầu tư. Trong một khoảng thời gian nhất định, nếu sự việc này cứ tiếp diễn sẽ gây ra hiệu quả nghiêm trọng. 

Trong những trường hợp như vậy, các ngân hàng có xu hướng giữ nguyên chi phí, đồng thời tăng hiệu suất nhằm cải thiện thu nhập. Điều này đồng nghĩa với việc họ chấp nhận bỏ ra chi phí nhiều hơn và khoản đầu tư lớn hơn miễn sao thu được lợi nhuận cao, từ đó giúp cải thiện tốt hơn chỉ số CIR.

3/ CIR được dùng để so sánh hiệu quả hoạt động giữa các ngân hàng

Để đánh giá CIR của một ngân hàng là thấp hay là cao chúng ta phải so sánh với các ngân hàng khác trong cùng ngành.

Để cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh, thời gian gần đây các ngân hàng đã có xu hướng đầu tư nhiều hơn vào công nghệ, phát triển nền tảng số để giành được nhiều hơn lợi thế trong việc tiếp cận nhiều khách hàng và với nguồn vốn bỏ ra chi phí thấp hơn.

Về phía nhà đầu tư CIR giúp cho bạn có cái nhìn tổng quan về hiệu quả hoạt động của các ngân hàng từ đó đưa ra sự lựa chọn về cổ phiếu tốt hơn trong danh mục đầu tư.

Khi tìm hiểu cổ phiếu tiềm năng của ngành ngân hàng, bên cạnh chỉ số CIR, bạn sẽ cần sử dụng thêm các chỉ số khác nhằm phân tích được tình hình tài chính ngân hàng như chỉ số CASA, chỉ số NIM,…

Chỉ số CIR hay còn được gọi là chỉ số thu nhập

Chỉ số CIR hay còn được gọi là chỉ số thu nhập

Cách tính chỉ số CIR trong ngân hàng

Ta tính chỉ số CIR theo công thức sau:

CIR = Tổng chi phí hoạt động/Tổng thu nhập

Trong đó:

  • Tổng chi phí hoạt động: Là chi phí hoạt động không bao gồm các khoản chi phí dự phòng rủi ro. 
  • Tổng thu nhập: Được tính từ tất cả mọi nguồn hoạt động mang lại lợi ích cho công ty như các hoạt động về dịch vụ, tín dụng, đầu tư chứng khoán, ngoại hối,…

Kết quả của phép tính giúp nhà đầu tư cá nhân hoặc bản thân đơn vị đó sẽ đo lường được nguồn lực hiện có được sử dụng tốt chưa và tính toán lại để có được khối lượng đầu ra đạt hiệu quả cao hơn. 

Quy tắc để tính chỉ số CIR hiệu quả

Sau khi đã hiểu chỉ số CIR là gì, chúng ta cần phải biết cách tính được chỉ số CIR trong ngân hàng một cách hiệu quả. Theo đó, có 5 quy tắc cơ bản sau để bạn có thể xác định được chỉ số CIR chính xác cụ thể như sau: 

Quy tắc 1: Xác định tất cả các chi phí hoạt động của doanh nghiệp 

Có rất nhiều chi phí bạn có thể phải tính đến như: Trả lương nhân viên, sữa chữa máy móc/thiết bị, phí quản lý, phí bảo trì, chi phí đi lại,... Hãy tập hợp đống chi phí này một cách chính xác và tính tổng tất cả chúng.  

Quy tắc 2: Xác định tổng chi phí tài chính

Về cơ bản, đôi khi các nhà đầu tư mới sẽ thường dễ dàng bỏ mất phần này. Bởi vì nó không thuộc danh mục chi phí hoạt động cơ bản. 

Tuy vậy, chi phí tài chính là bất kỳ khoản thanh toán nào liên quan đến tài sản. Đây là dịch vụ nợ của ngân hàng (giống như một khoản cho thuê mặt bằng văn phòng hoặc một khoản thế chấp vậy). Đối với những loại chi phí này, doanh nghiệp hoặc ngân hàng thường sẽ phải thanh toán hàng tháng hoặc hàng quý trong khoảng thời hạn nhất định.

Quy tắc 3: Xác định tổng thu nhập tài chính của đơn vị

Tổng thu nhập thể hiện số tiền mà doanh nghiệp đã kiếm được trước các khoản khấu trừ thuế, chi phí. Nếu ngân hàng hoặc doanh nghiệp có nhiều nguồn thu nhập và dòng tiền thì trước hết cần đảm bảo tính chính xác của tất cả các dòng thu nhập. Sau khi đó, ta đem cộng tất cả dòng thu nhập lại với nhau để tính tổng thu nhập tài chính một cách hợp lý nhất.

Quy tắc 4: Tính toán chỉ số thu nhập của hoạt động kinh doanh

Sau khi đã tính được tổng thu nhập tài chính và tổng chi phí tài chính. Đây là số tiền mà đơn vị kiếm được sau khi trừ đi chi phí tài chính nhưng trước khi tính vào chi phí hoạt động. Kết quả này thể hiện thu nhập từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Ví dụ: Nếu thu nhập tài chính của ngân hàng trong quý là 10 tỷ. Và chi phí tài chính chiếm 2 tỷ, thì thu nhập hoạt động kinh doanh của ngân hàng đó là vào 8 tỷ.

Quy tắc 5: Sử dụng đúng công thức tỷ lệ chi phí trên thu nhập

Để tính tỷ lệ chi phí trên thu nhập, hãy đảm bảo bạn sử dụng đúng công thức. Ví dụ như chi phí hoạt động của ngân hàng trong quý đó là 3 tỷ. Và thu nhập hoạt động của ngân hàng là 8 tỷ.

Áp dụng công thức như trên sẽ có chỉ số CIR như sau:

CIR = (3 / 8) x 100 = 37.5 %

Đây là con số có thể chấp nhận được vì nó cho thấy hoạt động của ngân hàng vẫn đang có lợi nhuận.

Lý do chỉ số CIR quan trọng với doanh nghiệp?

CIR thể hiện mức độ việc hoạt động kinh doanh của ngân hàng có đang hiệu quả hay chưa. Ý nghĩa của chỉ số này được dùng để đánh giá hoạt động của ngân hàng hoặc của một đơn vị tín dụng trên thị trường. Bên cạnh đó lý do đó, còn có những lý do quan trọng khác như sau: 

1/ Tính đơn giản

Tỷ lệ chi phí trên thu nhập là một số liệu rất đơn giản. Dùng để xác định xem tổ chức tín dụng hoặc ngân hàng đang hoạt động như thế nào, có hiệu quả hay không hiệu quả. Có nghĩa là bất kỳ ai cũng có thể sử dụng nó làm phương tiện tính toán cho mục đích kinh doanh của bản thân.

Bởi vì công thức này rất dễ hiểu và dễ tính toán nên các nhà đầu tư đều có thể sử dụng nó thường xuyên nhằm tìm ra được thông tin quan trọng.

2/ Sức khỏe tài chính của tổ chức ngân hàng

CIR là gì? - Nó đánh giá sức khỏe tài chính hiện tại của ngân hàng hoặc doanh nghiệp mà bạn đang tìm hiểu. Hoặc CIR được sử dụng để đưa ra dự đoán ước tính về tình hình tài chính trong tương lai của các đơn vị tổ chức đó với những điều kiện không đổi.

3/ Giúp nhà đầu tư dựa vào đó đưa ra quyết định đầu tư tốt hơn

Khi đã hiểu tình hình tài chính của chính doanh nghiệp hoặc ngân hàng, bạn có thể thông qua chỉ số CIR về doanh nghiệp muốn đầu tư mà đưa ra các quyết định đầu tư sáng suốt hơn.

Không những vậy, thông qua chỉ số thu nhập - CIR. Các ngân hàng có khả năng xác định những cách tốt nhất để làm sao cải thiện được lợi nhuận cho tổ chức. Bên cạnh đó, tìm ra sự cân bằng hoàn hảo giữa thu nhập và chi phí hoạt động.

Chỉ số CIR trong ngân hàng rất quan trọng

Chỉ số CIR trong ngân hàng rất quan trọng và được nhà đầu tư sử dụng để đưa đến các quyết định đầu tư hợp lý

Cách cải thiện chỉ số CIR là gì?

Có rất nhiều phương pháp nhằm cải thiện chỉ số CIR, bản thân các ngân hàng và tổ chức tài chính luôn mong muốn tìm cách để cải thiện điều này.

Việc liên tục cải thiện tốt hơn nhằm thỏa mãn nhu cầu giúp khách hàng dễ dàng chấp nhận, sẵn sàng bỏ ra nhiều chi phí để có được sự hài lòng trong quá trình sử dụng.

Tiếp đó là ngân hàng nên tận dụng nguồn lực có sẵn như công nghệ, con người để có thể bắt kịp với xu hướng thời buổi hiện đại hóa và tiên phong dẫn đầu trong việc thử nghiệm và thực hành cái mới. Từ đó giải quyết nhu cầu khách hàng một cách nhanh chóng hơn, mang lại giá trị cao trong quá trình trải nghiệm người dùng.

Nếu thị trường suy thoái ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thì các nhà đầu tư cũng trở nên e ngại với hình thức gửi tiền tiết kiệm do thu nhập từ lãi không còn hấp dẫn như trước.

Chính vì điều này, các ngân hàng đã và đang tìm cách để tạo ra nhiều giá trị hơn, xây dựng chiến lược kinh doanh đúng đắn, đón đầu xu thế, đáp ứng nhu cầu khách hàng hiệu quả nhất.

=> Nếu bạn đang cần vay tiền gấp để đầu tư thì có thể vay cầm cố tại công ty F88 bằng cách click vào nút sau đây:

Nội dung trên đã cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về CIR là gì, chỉ số CIR trong ngân hàng. Hãy sử dụng nó một cách hợp lý và thực hành dần dần để có kết quả tốt nhất nhé. Trong trường hợp đang cần được hỗ trợ về tài chính, bạn có thể tham khảo F88 - Chuỗi cửa hàng tiện ích tài chính hàng đầu với hơn 10 năm kinh nghiệm trên thị trường, sở hữu gần 1000 Phòng giao dịch trên khắp cả nước dễ dàng đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của bạn. 

Tìm phòng giao dịch gần nhất

Tỉnh/thành

Quận/huyện

cat-img
scroll-top