DAR trong chứng khoán là gì? Cách áp dụng chỉ số DAR

10/10/2022

Chỉ số DAR được các nhà đầu tư quan tâm khi tham gia thị trường, đặc biệt đối với những người đầu tư trái phiếu. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều nhà đầu tư chưa hiểu rõ về loại chỉ số này và cách tính của nó ra sao. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài viết này nhé. 

Chỉ số DAR trong chứng khoán là gì?

Như chúng ta đã biết, chứng khoán được biết đến chính là một bằng chứng xác nhận sự sở hữu hợp pháp của chủ thể là người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của doanh nghiệp hay công ty phát hành. Chứng khoán có các hình thức như: Chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử.

chỉ số DAR trong chứng khoán là gì

Chỉ số DAR được sử dụng khá phổ biến trong chứng khoán

Chứng khoán bao gồm các loại: Trái phiếu, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ,... Chứng khoán cũng được coi là một phương tiện hàng hóa trừu tượng có thể thay thế và thỏa thuận được. Nó sẽ đại diện cho một giá trị tài chính.

Theo đó, chỉ số DAR trong chứng khoán được hiểu là tỷ số nợ D/A hoặc tỷ số nợ/ tổng tài sản. Thực chất chỉ số DAR được hiểu là một tỷ số tài chính đo khả năng sử dụng nợ và thể hiện năng lực quản lý của một doanh nghiệp.

Ý nghĩa của chỉ số DAR

Thông qua chỉ số DAR có thể cho chúng ta biết được công ty đó có bao nhiêu % tài sản là từ đi vay. Điều này có ý nghĩa thể hiện cho khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Lúc này, có 2 trường hợp xảy ra như sau:

  • Nếu chỉ số DAR quá nhỏ: Chứng tỏ khoản vay của doanh nghiệp vay ít. Có thể là do doanh nghiệp này có khả năng tự chủ tài chính cao. Tuy vậy, cũng có thể doanh nghiệp này chưa khai thác tốt đòn bẩy tài chính, có nghĩa là chưa biết cách huy động vốn hoặc kêu gọi vốn bằng hình thức vay. Các chủ nợ, nhà đầu tư thường sẽ thích những doanh nghiệp có tỷ số DAR nhỏ hơn bởi thể hiện rằng, doanh nghiệp có khả năng trả nợ cao.
  • Ngược lại, nếu tỷ số DAR cao đồng nghĩa với việc doanh nghiệp này chủ yếu sử dụng nguồn vay để có vốn kinh doanh mà không phải do thực lực tài chính tự chủ, do đó mức độ rủi ro khi đầu tư cũng sẽ cao hơn doanh nghiệp có chỉ số DAR nhỏ. Tuy vậy, vì có thể gia tăng lợi nhuận nên các cổ đông, nhà đầu tư sẽ thích tỷ số DAR cao hơn. Việc này còn tùy vào khẩu vị rủi ro của mỗi người.

Cần phải so sánh với tỷ số nợ của bình quân ngành nếu như muốn biết chính xác tỷ số DAR cao hay thấp. Trong trường hợp công ty rơi vào tình trạng phải thanh lý tài sản hoặc xấu nhất là tuyên bố phá sản thì các chủ nợ càng được bảo vệ nếu DAR càng thấp.

Đối với những ai đầu tư trái phiếu thì tỷ số DAR rất quan trọng. Vì thông qua tỷ số DAR có thể đánh giá được doanh nghiệp phát hành đó có đủ khả năng trả lãi trái phiếu khi tới hạn không. Do vậy, bạn sẽ cần theo dõi sát sao chỉ số DAR ở hiện tại và trong quá khứ của doanh nghiệp đó để có những tính toán và quyết định đầu tư trái phiếu chính xác nhất ở bất cứ một doanh nghiệp nào.

Chỉ số DAR bao nhiêu là tốt?

Trên thực tế, chỉ số DAR phụ thuộc vào nhiều yếu tốt như loại hình doanh nghiệp, quy mô và lĩnh vực hoạt động hoặc mục đích vay. Tuy vậy, thông thường chỉ số DAR ở mức độ vào khoảng 60/40 là có thể chấp nhận được. Nghĩa là chỉ số này đạt 60%, với tổng tài sản là 100 thì số vốn vay là 60.

Chỉ số DAR được hiểu là tỷ lệ nợ trên tài sản

Chỉ số DAR được hiểu là tỷ lệ nợ trên tài sản

Cách tính chỉ số DAR

Chỉ số DAR được tính bằng %. Ta lấy tổng nợ (bao gồm cả nợ dài hạn và nợ ngắn hạn) của doanh nghiệp trong cùng thời kỳ chia cho tổng giá trị tổng tài sản của doanh nghiệp trong cùng kỳ. Số liệu này có thể lấy từ bảng cân đối kế toán của công ty. Ta có công thức tính hệ số DAR như sau:

Hệ số nợ = Tổng nợ/Tổng của cải/tài sản x 100

Tỷ số nợ trên tổng tài sản là gì?

Hiểu một cách đơn giản, hệ số nợ trên tổng tài sản là một loại tỷ lệ đòn bẩy tài chính. Mục đích nhằm xác định và đo lường năng lực của một công ty.

Tỷ số nợ trên tổng tài sản (TD/TA) chính là một loại tỷ lệ đòn bẩy xác định tổng số nợ liên quan đến tài sản. Nó cho phép so sánh mức đòn bẩy được sử dụng giữa các doanh nghiệp khác nhau.

Hệ số TD/TA càng cao thì doanh nghiệp có mức độ đòn bẩy (DoL) càng cao. Do đó, rủi ro tài chính được đánh giá là càng lớn. Hệ số nợ trên tài sản được dùng để phân tích bảng cân đối kế toán của một doanh nghiệp. Tỷ số này nhằm mục đích có thể thực hiện phân tích bảng cân đối kế toán khi mà sử dụng cả nợ: Ngắn hạn, dài hạn, tài sản vô hình, tài sản hữu hình.

Công thức tính tỷ số TD/TA:

Tất cả mọi thông tin bạn cần đều có sẵn trên bảng báo cáo tài chính của công ty. Còn đây là công thức tính TD/TA -  Hệ số nợ trên tổng tài sản:

TD/TA = (Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn)/ Tổng tài sản

Phần lớn tài sản của doanh nghiệp được hoạt động nhờ các khoản nợ nếu như TD/TA lớn hơn 1. Còn nếu như TD/TA nhỏ hơn 1 có nghĩa đa phần tài sản của công ty được tài trợ bởi vốn của chủ sở hữu.

Khi tỷ số này được làm rõ cho thấy phần trăm tài sản được tài trợ bằng vốn vay thay vì vốn chủ sở hữu. Có thể lấy ví dụ để cho dễ hiểu như sau: Một Công ty có số nợ lớn hơn tổng tài sản là 0,4 tức là 40% tài sản của doanh nghiệp được tài trợ bởi các chủ nợ. Chỉ có 60% còn lại mới bằng vốn của chủ sở hữu mà thôi.

Nếu đối tượng chủ thể là nhà đầu tư thì sẽ dùng tỷ lệ này để: Đánh giá công ty có đủ tiền để trả các nghĩa vụ nợ hiện tại, cũng như nhằm mục đích để xem xét liệu doanh nghiệp này có trả lại được số tiền mà họ đã đầu tư ban đầu không?

Nếu như hệ số TD/TA được đánh giá cao, có nghĩa tình trạng được đánh giá là khá ổn. Còn nếu hệ số này thấp chứng tỏ một điều là doanh nghiệp chưa tận dụng được kênh huy động vốn bằng khoản nợ. Mặc dù khả năng tự chủ của đơn vị cao nhưng điều đó cũng có nghĩa là doanh nghiệp này vẫn chưa khai thác đòn bẩy tài chính tốt

Đặc điểm của hệ số TD/TA:

Hệ số nợ trên tổng tài sản phụ thuộc vào những yếu tố như:

  • Hệ số nợ trên tổng tài sản phụ thuộc vào loại hình.
  • Hệ số nợ trên tổng tài sản phụ thuộc vào quy mô công ty.
  • Hệ số nợ trên tổng tài sản phụ thuộc vào mục đích vay. 
  • Hệ số nợ trên tổng tài sản phụ thuộc vào lĩnh vực hoạt động.

Vậy nên, trường hợp các chủ nợ, nhà đầu tư này muốn biết được hệ số nợ là thấp hay cao hay thì cần phải so sánh thêm với hệ số trung bình ngành. Ngoài ra, bạn cần kết hợp với những tỷ số khác nhằm biết thêm số liệu chính xác hơn.

Nếu như hệ số tổng nợ cao hơn tổng tài sản chứng tỏ công ty đó có tương lai sẽ rất khó huy động được khoản vay. Dù là mục đích vay để tiến hành sản xuất kinh doanh cũng không sẽ được chấp thuận.

cách áp dụng chỉ số DAR trong chứng khoán

Kết hợp nhiều công thức và chỉ số sẽ giúp bạn có được kết quả chính xác hơn, từ đó ra quyết định đầu tư được tốt nhất

Hạn chế của hệ số nợ trên tổng tài sản:

  • Chất lượng tài sản không được biết bởi hệ số TD/TA là gộp của những tài sản hữu hình và vô hình. Đây chính là hạn chế cơ bản của tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản mà trên thực tế vốn có rất ít người biết đến.
  • Tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản - TD/TA cũng giống với những tỷ số khác, nó cần được xác định theo thời gian để đánh giá về rủi ro tài chính. Quan sát xem công ty này có thể được cải thiện hay chuyển biến khác đi không.
  • Khi xu hướng của tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản ngày càng tăng sẽ biểu hiện cho thấy doanh nghiệp không thể trả được nợ hoặc không có sẵn tiền. Điều này báo hiệu trong tương lai doanh nghiệp này có khả năng sẽ vỡ nợ và buộc phải phá sản.

Hiện nay, trên thực tiễn vẫn có không ít nhà đầu tư băn khoăn về hệ số nợ trên tổng tài sản là gì, có đặc điểm ra sao? Trên thực tế, đây là một trong những chỉ số đòn bẩy tài chính. Nó nhằm mục đích đo lường khả năng sử dụng khoản vay của công ty để tài trợ cho tổng tài sản đó.

Hiểu đơn giản là hiện tại tổng số tài sản của công ty, trong đó có bao nhiêu phần trăm là khoản vay được tài trợ. Nếu như hệ số này cao sẽ khiến cho các nhà đầu tư, chủ nợ gặp bất lợi. Tuy vậy, nó lại có lợi cho chủ sở hữu nếu như số vốn được dùng có khả năng sinh sôi ra nhiều lợi nhuận.

6 Nhóm chỉ số tài chính quan trọng khác cần biết trong chứng khoán

Có 6 nhóm chỉ số tài chính chủ yếu:

  • Nhóm chỉ số phản ánh khả năng thanh toán. Nhằm kiểm tra khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty. Một công ty chỉ có thể có khả năng tồn tại nếu đáp ứng được các nghĩa vụ thanh toán khi đến hạn.
  • Nhóm chỉ số giá thị trường. Phản ánh giá trị thị trường của từng loại cổ phiếu.
  • Nhóm chỉ số phản ánh cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn. Nhằm kiểm tra tính cân đối trong cơ cấu nguồn vốn (hay mức độ tự chủ tài chính), tính cân đối trong đầu tư của một công ty,...
  • Nhóm chỉ số hiệu suất hoạt động. Được dùng để đo lường hiệu quả sử dụng tài sản của một công ty
  • Nhóm chỉ số hiệu quả hoạt động. Nhằm đo lường khả năng sinh lời của nguồn vốn.
  • Nhóm chỉ số phân phối lợi nhuận. Được sử dụng để đánh giá mức độ phân phối lợi nhuận so với thu nhập mà công ty tạo ra cho các cổ đông của mình.

Hiểu rõ ý nghĩa cũng như cách áp dụng các nhóm chỉ số tài chính sẽ giúp bạn rất nhiều trong quá trình đầu tư. 

Qua bài viết bạn đã hiểu được chỉ số DAR trong chứng khoán là gì, cũng như cách tính chỉ số DAR. Trong trường hợp bạn cần hỗ trợ tài chính, có thể tham khảo đơn vị F88 - Chuỗi cửa hàng tài chính tiện ích hàng đầu Việt Nam, trong đó có dịch vụ vay trả góp cầm cố bằng tài sản. Bạn có thể tiền hành vay tiền nhanh chóng tại F88 bằng các click vào nút sau đây.

Với hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động trên thị trường tài chính và sở hữu gần 1000 phòng giao dịch trên toàn quốc. Đồng thời, thủ tục vay vô cùng đơn giản, giải ngân nhanh chóng chỉ trong vòng 15 phút chắc chắn sẽ là nơi đáng tin cậy dành cho bạn. Xem thêm thông tin tại website f88.vn bạn nhé. 

Tìm phòng giao dịch gần nhất

Tỉnh/thành

Quận/huyện

cat-img
scroll-top