Cổ phiếu OTC là gì? Những đặc điểm cần biết khi giao dịch

14/11/2022

Cổ phiếu OTC là một thuật ngữ đã xuất hiện từ lâu. Những nhà đầu tư lâu năm có lẽ không quá xa lạ với loại cổ phiếu này. Tuy vậy, đối với những nhà đầu tư mới sẽ còn khá mông lung, không rõ cổ phiếu OTC là gì? Có nên đầu tư cổ phiếu OTC không? Ưu điểm và nhược điểm của ra sao? Nội dung bên dưới sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc và đem tới những thông tin hữu ích nhất cho bạn.

Sàn chứng khoán OTC là gì?

Sàn chứng khoán OTC cho phép các giao dịch mang tính phi tập trung. Trong đó, OTC là từ viết tắt của từ gốc tiếng anh “Over The Counter”, hiểu đơn giản là “giao dịch thực hiện tại quầy”.

Các hoạt động giao dịch của thị trường chứng khoán OTC diễn ra không phụ thuộc vào địa điểm cố định. Tùy vào các bên giao dịch mà chúng dựa vào hệ thống vận hành đi với cơ chế chào giá mang tính cạnh tranh và thỏa thuận. 

Cổ phiếu OTC là gì

Cổ phiếu OTC quen thuộc với những nhà đầu tư lâu năm trên thị trường chứng khoán

Sàn chứng khoán OTC còn có các tên gọi như: Thị trường chứng khoán tự do, thị trường mạng, thị trường báo giá điện tử.

Các công ty chứng khoán sẽ cùng nhau phối hợp để duy trì hoạt động của thị trường chứng khoán OTC.

Các hoạt động giao dịch trên thị trường được thực hiện thông qua các công cụ online là mạng Internet, máy tính, điện thoại di động. Bên cạnh đó là sự hỗ trợ của các thiết bị đầu và thiết bị cuối.

Cổ phiếu OTC là gì? 

Cổ phiếu OTC còn được biết đến với cái tên cổ phiếu phi tập trung - Được hiểu là những cổ phiếu chưa được niêm yết tập trung trên sàn chứng khoán. Chúng được giao dịch trên sàn không chính thức của các công ty phát hành cổ phiếu, các ngân hàng và những công ty chứng khoán.

Thị trường chứng khoán thường có hai dạng cổ phiếu:

  • Cổ phiếu có mã lưu ký - Được quản lý bởi Trung tâm Lưu ký chứng khoán (VSD).
  • Cổ phiếu chưa có mã lưu ký - Được quản lý bởi công ty chứng khoán hoặc phòng Quản lý cổ đông của chính công ty phát hành.

Cổ phiếu OTC được giao dịch phi tập trung, không qua các sàn như HNX, HOSE. Thị trường OTC hoạt động dựa trên sự thỏa thuận đôi bên giữa người bán và người mua về số lượng, giá cả. Mọi giao dịch không có địa điểm giao dịch thực tế, tất cả được thực hiện trên nền tảng điện tử trung gian (như diễn đàn, website) do các công ty môi giới chứng khoán cùng nhau duy trì. Đồng thời, những công ty môi giới này đóng vai trò như nhà tạo lập thị trường bằng cách báo giá, sau đó thực hiện giao dịch mua - bán cổ phiếu.

Phương thức giao dịch chủ yếu của cổ phiếu OTC là thông qua mua bán trực tiếp, theo nguyên tắc thỏa thuận, hay còn gọi là “thuận mua vừa bán“. Theo đó cả hai bên sẽ gặp nhau trực tiếp để trao đổi về giá cả và đi tới thỏa thuận hợp lý nhất cho đôi bên.

Mệnh giá quy định được thể hiện trên giấy tờ là 10.000 đồng. Tuy vậy, giá thực tế có thể chênh lệch nhiều so với giá giao dịch quy định. Giá cổ phiếu OTC sẽ không được công khai và niêm yết cố định trên sàn. Thị trường cổ phiếu này có thể mang lại lợi nhuận rất lớn cho nhà đầu tư và tuy vậy, nó cũng đi kèm với rủi ro cao.

Các loại cổ phiếu OTC trên thị trường

Cổ phiếu trực tiếp

Cổ phiếu trực tiếp được mọi người biết đến với cái tên cổ phiếu tự do. Trái ngược với loại hình cổ phiếu ủy thác, nhà đầu tư sẽ tự mình phát hành chứng khoán. Vì vậy giá cổ phiếu trực tiếp thường cao hơn so với cổ phiếu ủy thác. Nó có tính thanh khoản cao hơn và đồng thời hạn chế được các khoản phí phát sinh do quá trình ủy thác gây ra.

Giá của loại hình cổ phiếu OTC dựa trên sự thỏa thuận giữa hai bên người mua và người bán. Chúng không được thể hiện và niêm yết cố định trên bảng điện tử như những loại cổ phiếu tập trung trên sàn giao dịch chứng khoán.

Tùy vào từng thời điểm mà giá cổ phiếu OTC sẽ thay đổi liên tục, biến động giá của nó giao động khá lớn.

Về phương thức giao dịch cũng có sự khác biệt giữa cổ phiếu niêm yết và cổ phiếu OTC. Với cổ phiếu niêm yết thường được giao dịch mua bán qua các sàn giao dịch tập trung như là HNX hoặc HOSE. Ngược lại, cổ phiếu OTC không giao dịch qua các sàn giao dịch này, mà sẽ chủ yếu trao đổi mua - bán thông qua nền tảng online như website, các diễn đàn…

Lợi nhuận và mức độ rủi ro khi đầu tư của cổ phiếu niêm yết khác với cổ phiếu OTC. Trong khi OTC có thể đạt mức lợi nhuận cao, nhưng rủi ro cũng lớn thì cổ phiếu niêm yết có lợi nhuận thấp hơn nhưng độ rủi ro cũng thấp.

Cổ phiếu ủy thác

Đối với doanh nghiệp lần đầu tiên phát hành cổ phiếu có thể không am hiểu các vấn đề về phát hành. Khi đó họ sẽ tìm tới một công ty chứng khoán là nơi đại diện cho họ thực hiện việc phát hành chứng khoán.

Việc thuê bên thứ ba giúp các doanh nghiệp này không cần phải trực tiếp tham gia đấu giá. Nhờ đó mà doanh nghiệp có thể tránh được các rủi ro không đáng có trong quá trình đấu giá. Ví dụ việc đấu giá quá thấp hoặc quá cao khi không am hiểu dẫn tới việc đấu giá không hiệu quả. Sau khi đấu giá xong, phần chứng khoán được chia lại theo tỷ lệ đã quy định trước đó. Chi phí ủy thác thường là từ 1-2%.

Cổ phiếu ưu đãi

Cổ phiếu ưu đãi là loại cổ phiếu thường được phát hành thường dành riêng cho các nhân viên trong nội bộ công ty có quyền mua trước khi công ty chính thức đưa lên sàn. Tính chất đặc trưng của loại này là hạn chế quyền chuyển nhượng.

Do vậy mà giá cổ phiếu ưu đãi thường rẻ hơn 40% so với giá bán thực tế khi lên sàn. Tuy nhiên, người sở hữu loại cổ phiếu này có thể chuyển nhượng cho người khác hoặc được doanh nghiệp mua lại trong vòng thời hạn 3 năm sau.

Có ba loại cổ phiếu OTC trên thị trường

Có ba loại cổ phiếu OTC trên thị trường 

Đặc điểm cổ phiếu OTC

Tiếp theo đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm về những ưu và nhược điểm của cổ phiếu OTC.

Ưu điểm

Một số ưu điểm nổi bật mà cổ phiếu OTC có thể mang lại cho bạn phải kể đến như: 

  • Giá cổ phiếu OTC không phải niêm yết cụ thể trên sàn, vì vậy nó không cần phải phụ thuộc vào những biến động cung cầu của thị trường. Khả năng đem lại lợi nhuận vô cùng lớn khi bạn đầu tư. Các nhà đầu tư có khả năng mua được những loại cổ phiếu tiềm năng nhưng với giá rất thấp.
  • Thị trường OTC hoạt động không phụ thuộc vào thời gian được phép giao dịch của thị trường chứng khoán. Nó giao dịch liên tục cả tuần, kể cả những ngày nghỉ lễ. Nếu như vào cuối tuần là thời điểm mà các sàn giao dịch tập trung ngừng giao dịch. Thì đây lại được coi là thời gian mà OTC hoạt động sôi nổi nhất.
  • Thị trường cổ phiếu OTC cho phép bạn giao dịch mua cổ phiếu của các doanh nghiệp đã và thậm chí chưa niêm yết trên sàn chứng khoán. Cũng có nghĩa là bạn hoàn toàn có khả năng sở hữu những cổ phiếu tiềm năng trước khi chúng được đưa lên sàn. Trong khi điều này là không được cho phép ở thị trường giao dịch tập trung.
  • Quy trình, thủ tục mua - bán cổ phiếu OTC vô cùng dễ dàng. Nhờ chính sách tự thỏa thuận giá mà các giao dịch được tiến hành một cách nhanh chóng.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm kể trên, cổ phiếu OTC cũng tồn tại những nhược điểm nhất định mà bạn sẽ cần cân nhắc kỹ lưỡng để xem có phù hợp với khẩu vị rủi ro của bản thân không. 

  • Bạn cần có sự tham gia hỗ trợ của bên trung gian thứ ba để các giao dịch OTC được diễn ra. Mức phí phải trả cho bên trung gian này sẽ thường cao hơn nhiều so với việc tham gia trên sàn giao dịch tập trung.
  • Vì thị trường không đồng nhất giá cổ phiếu, nên nhiều trường hợp xảy ra có thể bạn sẽ bị mua “hớ”.
  • Các công ty vừa và nhỏ chưa niêm yết cổ phiếu trên sàn, thường sẽ không có báo cáo tài chính được bên kiểm toán kiểm toán hàng năm giống như những doanh nghiệp đã niêm yết. Vì vậy, có thể xảy ra trường hợp các công ty này cung cấp thông tin thiếu sự chính xác và minh bạch. Khi đó, nếu không xem xét kỹ lưỡng thì việc bạn mua cổ phiếu OTC sẽ gặp nhiều rủi ro.

Như vậy OTC là nơi dành riêng cho những người sẵn sàng chấp nhận mức độ rủi ro cao. Bởi sẽ tồn tại những trường hợp bị làm giá cổ phiếu hoặc thậm chí là lừa đảo. Do vậy, thị trường OTC thường được các nhà đầu tư có kinh nghiệm làm sân chơi cho mình, hơn là những nhà đầu tư mới. Bởi họ đã có kinh nghiệm thực chiến lâu năm và khả năng phân tích, nhận định thị trường tốt. 

Giao dịch cổ phiếu OTC 

Về phương thức, thực hiện giao dịch cổ phiếu trên sàn chứng khoán OTC các nhà đầu tư lớn thường có phương châm “thuận mua, vừa bán”. Tức là, các giao dịch sẽ không bị tác động bởi những yếu tố bên ngoài như số lượng cổ phiếu, giá cả,…

Về giá, giao dịch mua bán cổ phiếu không có sự ràng buộc về mức giá, giá cả sẽ không cố định. Giá trị cổ phiếu OTC phụ thuộc vào sự thoả thuận của các bên mua và các bên bán. Tuy nhiên, một số mã cổ phiếu OTC khi đã lên sàn chứng khoán một thời gian lâu dài thì sẽ có giá cụ thể cho người mua tham khảo và lựa chọn.

Để mua cổ phiếu trên sàn OTC bạn thường sẽ cần liên hệ với công ty phát hành và thương lượng về giá phù hợp với ngân sách của bản thân. 

Hướng dẫn giao dịch trên sàn OTC

  • Bước 1: Trước hết là đăng ký tài khoản giao dịch trực tiếp tại sàn giao dịch hoặc các trụ sở, chi nhánh của sàn giao dịch OTC.
  • Bước 2: Tìm kiếm và lựa chọn các mã chứng khoán OTC được đăng bán trên sàn thị trường OTC. Bạn nhớ hãy nghiên cứu và tìm hiểu kỹ về nguồn bán chứng khoán OTC để đưa ra quyết định đúng đắn và phù hợp với bản thân nhé!
  • Bước 3: Sau khi chọn được mã OTC thì tiến hành liên hệ và thoả thuận với các tổ chức phát hành để mua cổ phiếu OTC.

Có nên đầu tư cổ phiếu OTC không

Khi giao dịch cổ phiếu OTC, hãy chắc rằng bạn mua - bán thông qua đơn vị minh bạch, an toàn

Kinh nghiệm giao dịch trên sàn OTC

Muốn việc giao dịch trở nên thành công và đạt được lợi nhuận cao thì trước hết bạn nên chọn lựa nhà môi giới uy tín, có sự quản lý chặt chẽ của pháp luật,  có giấy chứng nhận cấp phép hoạt động minh bạch. Khi đó, đảm bảo được việc đầu tư cổ phiếu OTC được an toàn. 

Tuy vậy, cũng xảy ra trường hợp rủi ro không mong muốn, hãy tham khảo thêm những kinh nghiệm từ những nhà đầu tư lâu năm hoặc các chuyên gia trong lĩnh vực.

Trên đây là những nội dung về cổ phiếu OTC, hi vọng sẽ hữu ích với bạn. Trong trường hợp cần hỗ trợ tài chính, bạn có thể tham khảo chuỗi cửa hàng tài chính tiện ích F88 để được vay tiền nhanh chỉ với 15 phút. F88 có hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tài chính và sở hữu gần 1000 phòng giao dịch trên cả nước chắc chắn sẽ là điểm tựa vững chắc và an toàn dành cho bạn. 

Xem thêm

Tìm phòng giao dịch gần nhất

Tỉnh/thành

Quận/huyện

cat-img
icon-action
zalomessenger
scroll-top