07/12/2022
Chính sách tài khóa (fiscal policy) được hiểu là một công cụ của chính sách kinh tế vĩ mô. Chính sách nhằm tác động vào quy mô hoạt động kinh tế thông qua biện pháp thay đổi chi tiêu, thuế của chính phủ. Để hiểu chi tiết chính sách tài khóa là gì, đừng bỏ qua những chia sẻ dưới đây nhé!
Chính sách tài khóa tiếng Anh là Fiscal Policy. Đây là công cụ của chính sách kinh tế vĩ mô để tác động vào quy mô hoạt động kinh tế thông qua những biện pháp thay đổi về chi tiêu, thuế của chính phủ.
Vào những năm 1930, Keynes đã lập luận rằng chính phủ cần phải tăng chi tiêu và sẵn sàng chấp nhận thâm hụt ngân sách để nền kinh tế từ trạng thái thất nghiệp tràn lan chuyển sang trạng thái gần với mức toàn dụng.
Chính sách tài khóa (fiscal policy) là thuật ngữ mà các nhà đầu tư phải tìm hiểu
Về mặt lý thuyết, chính sách tăng chi tiêu hay cắt giảm thuế sẽ làm tăng tổng cầu thông qua hiệu ứng nhãn tử. Từ đó tạo thêm việc làm đáp ứng mức tổng cầu tăng thêm kéo theo tăng thu nhập quốc dân từ Y* lên Y1. Nếu mức hoạt động kinh tế quá cao hoặc nền kinh tế quá nóng, chính phủ có thể cắt giảm chi tiêu hoặc tăng thuế để cắt giảm tổng cầu.
Mục tiêu chủ yếu của chính sách tài khóa là hướng tới giảm quy mô biến động của sản lượng trong chu kỳ kinh doanh. Dẫn tới quan điểm chính phủ cần vi chỉnh hoạt động của nền kinh tế.
Nhiều nhà kinh tế cho rằng chính sách tài khóa không phải một loại thần dược cho phép chạy chữa “mọi căn bệnh” của nền kinh tế. Nó chỉ thích hợp với tình trạng suy thoái tồn tại khi Keynes viết cuốn Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ vào năm 1936. Không dành cho với nền kinh tế lạm phát. Do đó vào cuối những năm 1970, tình trạng lạm phát kèm suy thoái xuất hiện thì chính sách tài khóa cũng không còn được ưa chuộng như trước. Mọi người bắt đầu tin tưởng vào tác dụng của chính sách tiền tệ trong việc đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô.
Hiện nay, nhiều nhà kinh tế tranh luận về việc chính sách nào có hiệu quả hơn trong việc vi chỉnh nền kinh tế.
Mục tiêu chủ yếu của chính sách tài khóa là giảm biến động trong kinh doanh
Chính sách tài khóa được chia thành 2 loại là chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tài khóa thu hẹp. Mỗi loại đều có tác động theo 2 hướng ngược nhau tới nền kinh tế vĩ mô.
Chính sách tài khóa mở rộng còn gọi là chính sách tài khóa thâm hụt. Chính sách thể hiện việc Chính phủ thực hiện tăng chi tiêu chính phủ, giảm nguồn thu từ thuế hoặc kết hợp cả hai. Điều này giúp sản lượng nền kinh tế, tổng cầu tăng. Kéo theo số lượng việc làm cho người dân cũng tăng giúp kích thích nền kinh tế phát triển.
Chính sách tài khóa mở rộng thường được áp dụng khi nền kinh tế suy thoái, kém phát triển, tăng trưởng chậm, tỷ lệ thất nghiệp tăng. Chính sách này sẽ không áp dụng một mình mà kết hợp với chính sách tiền tệ với mục đích ổn định, tăng trưởng, phát triển kinh tế hiệu quả nhất.
Chính sách tài khóa thắt chặt nghĩa là Chính phủ thực hiện giảm chi tiêu chính phủ, tăng nguồn thu từ thuế hoặc kết hợp cả hai cùng một lúc. Từ đó sản lượng của nền kinh tế, tổng cầu giảm giúp nền kinh tế không bị phát triển quá nóng. Chính sách này được sử dụng khi nền kinh tế đang phát triển quá nhanh, thiếu ổn định và có nguy cơ lạm phát cao. Chính sách tài khoá thắt chặt như giữ chân nền kinh tế để trở về trạng thái cân bằng, ổn định.
Chính sách tài khoá thắt chặt như giúp nền kinh tế cân bằng
Chính sách tài khoá sử dụng 2 công cụ chủ yếu là chi tiêu chính phủ và thuế (thu ngân sách).
Chi tiêu của chính phủ bao gồm chi mua hàng hóa dịch vụ và chi chuyển nhượng, bao gồm:
Cả 2 khoản chi trên đều có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới tổng cầu của nền kinh tế. Cụ thể, khi Chính phủ chi mua hàng hóa dịch vụ, cầu hàng hóa sẽ tăng, làm tăng tổng cầu nền kinh tế một cách trực tiếp. Khi chi ngân sách trợ cấp xã hội, thu nhập của người dân tăng, nhu cầu mua sắm nhiều hơn làm tăng tổng cầu một cách gián tiếp.
Nếu chi tiêu chính phủ tăng, tổng cầu của nền kinh tế tăng, cầu tăng kích thích cung tăng khiến nền kinh tế từng bước phục hồi, tăng trưởng và hướng tới mục tiêu phát triển ổn định. Ngược lại, chi tiêu chính phủ giảm sẽ làm tổng cầu giảm, hướng tới sự ổn định lại khi xảy ra tình trạng nền kinh tế phát triển quá nhanh.
Công cụ tiếp theo của chính sách tài khóa là thuế. Đây là khoản thu bắt buộc của Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức vào ngân sách nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước hướng tới lợi ích chung. Thuế gồm 2 loại là thuế trực thu và thuế gián thu. Cụ thể:
Trái ngược với chi tiêu chính phủ là chi ra, thuế lại là khoản thu vào nên có tác động ngược lại với chi tiêu chính phủ. Nếu thuế tăng, thu nhập của mọi người giảm thì sẽ dẫn tới giảm tiêu dùng, kéo theo tổng cầu giảm và GDP giảm. Nếu thuế được điều chỉnh giảm, giá cả hàng hóa dịch vụ cũng giảm thì người dân sẽ chi tiêu nhiều hơn, dẫn tới tổng cầu tăng và GDP tăng.
Chính sách tài khoá sử dụng 2 công cụ chủ yếu là chi tiêu chính phủ và thuế
Chính sách tài khoá là công cụ để Chính phủ tác động đến toàn bộ nền kinh tế trong mọi trường hợp một cách toàn diện. Từ đó giúp ổn định lại nền kinh tế đang có nhiều biến động.
Chính phủ thực hiện phân bổ hiệu quả các nguồn lực của nền kinh tế thông qua hai công cụ của chính sách tài khoá. Từ đó Nhà nước có thể tập trung phát triển một lĩnh vực trọng tâm của đất nước.
Đây cũng là công cụ hiệu quả để phân phối và tái phân phối tổng sản phẩm quốc dân. Tạo môi trường an toàn, ổn định cho kế hoạch đầu tư và tăng trưởng.
Tóm lại, mục tiêu chính yếu nhất của chính sách tài khóa chính là tăng trưởng và phát triển nền kinh tế.
Chính sách tài khoá có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia. Tại Việt Nam, chính sách tài khoá luôn luôn thể hiện được tầm thiết yếu của mình. Đơn cử như trong thời gian dịch bệnh suốt 3 năm vừa qua, nền kinh tế toàn cầu khó khăn nhưng Nhà nước vẫn cố gắng ổn định kinh tế và cuộc sống cho người dân. Tất nhiên, không thể vắng mặt sự đóng góp của chính sách tài khoá.
Trên đây là một số thông tin liên quan tới chính sách tài khoá. Nếu bạn đang quan tâm tới các sản phẩm tài chính tiện ích, muốn có những cơ hội đầu tư hoặc hỗ trợ tài chính, có thể tham khảo tại F88. Chuỗi cửa hàng tài chính tiện ích hàng đầu F88 với hơn 10 năm kinh nghiệm và vị thế trên thị trường, luôn sẵn sàng hỗ trợ khi khách hàng cần. Tham khảo các sản phẩm F88 trên website https://f88.vn/.
Xem thêm
MỤC LỤC
Tỉnh/thành
Quận/huyện