31/05/2024
NIM là chỉ số phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận của các ngân hàng thương mại. Đây là một chỉ số rất quan trọng mà nhà đầu tư cần cân nhắc khi rót vốn vào cổ phiếu ngân hàng. Để hiểu rõ hơn NIM là gì, hãy tham khảo ngay những chia sẻ dưới đây nhé!
Hệ số NIM là viết tắt của cụm tiếng Anh: Net Interest Margin. Còn được gọi là biên lãi ròng. Đây là chỉ số thể hiện sự chênh lệch phần trăm giữa thu nhập từ lãi và chi phí lãi phải trả của ngân hàng. NIM thể hiện các ngân hàng có đang thực sự hưởng chênh lệch lãi suất giữa hoạt động huy động vốn và hoạt động tín dụng, đầu tư hay không, cụ thể là bao nhiêu.
Bên cạnh NIM còn có rất nhiều thuật ngữ chuyên ngành liên quan tới chỉ số này. Hãy cùng tìm hiểu và phân biệt nhé!
Master là chủ, NIM là tỷ số lợi nhuận ròng của ngân hàng. Do đó, master NIM có thể hiểu là người nắm giữ tỷ số lợi nhuận của ngân hàng, bao gồm chủ ngân hàng và các cổ đông.
Khái niệm tỷ lệ NIM còn gọi là tỷ lệ thu nhập lãi ròng của ngân hàng. Tỷ lệ NIM phản ánh tốc độ tăng trưởng thu được từ lãi so với tốc độ tăng trưởng của chi phí một cách chính xác.
Tương tự khái niệm NIM, NIM cho vay là lợi nhuận ròng giữa số tiền cho vay và chi phí cho vay của ngân hàng.
=> Nếu bạn đang có nhu cầu vay tiền nhanh chóng thì có thể vay tại công ty F88 bằng cách click vào nút sau đây nhé:
Thuật ngữ này là chênh lệch giữa chỉ số “thu nhập lãi và thu nhập tương tự” với “chi phí lãi và chi phí tương tự”. Các chỉ số được lấy từ bảng kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Công thức tính chỉ số nim:
NIM = Thu nhập lãi thuần / Tài sản sinh lãi
Trong đó:
Thu nhập lãi thuần = Thu nhập lãi và thu nhập tương tự – Chi phí lãi và chi phí tương tự
Tài sản sinh lãi = Tiền gửi tại NHNN + Tiền gửi tại các Tổ chức tín dụng khác + Chứng khoán đầu tư + Cho vay khách hàng + Chứng khoán đầu tư
Lưu ý:
Khi tính theo năm thì thu nhập lãi thuần theo năm, tài sản sinh lãi là trung bình cộng của số liệu đầu năm và cuối năm.
Ví dụ về nim:
Ngân hàng Techcombank năm 2020
+ Phần thu nhập lãi thuần lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh năm 2020 của Techcombank, là 18,751.21 tỷ đồng.
+ Tổng phần tài sản sinh lãi được lấy từ bảng cân đối kế toán năm 2020 của Techcombank: 10,253.32 + 28,994.95 + 8,347.58 + 275,310.37 + 84,447.24 = 407,353.46 tỷ đồng;
+ Sau đó tính tương tự với số tổng tài sản sinh lãi của năm 2019: 3,192.26 + 47,990.24 + 10,041.57 + 227,885.28 + 66,054.6 = 355,163.92 tỷ đồng;
+ Cuối cùng tính trung bình cộng phần tài sản sinh lãi 2020 và tài sản sinh lãi 2019: (407.353,46 + 355.163,92) / 2 = 381.258,69 tỷ đồng.
Như vậy, hệ số NIM của ngân hàng Techcombank năm 2020 = (18,751.21 / 381,258.69) = 4.9%