15/09/2023
F88 giải ngân ngay 30 triệu trong 15 phút, không giữ tài sản, lãi suất 1.1%, điền đơn ngay!
NHẬP THÔNG TIN ĐĂNG KÝ VAY:
* Thông tin bắt buộc
Thời hạn khoản vay tối thiểu 3 tháng và tối đa 12 tháng.
Lãi suất vay trong hạn hàng năm tối đa 19,2%/năm
Ví dụ: Khách hàng vay bằng đăng ký xe máy 10.000.000đ trong 12 tháng với lãi suất vay là 1.6%/ tháng (chưa bao gồm các phí khác)
Trong những năm gần đây, ngành tài chính thế giới xuất hiện một thuật ngữ là Cryptocurrency hay còn gọi là tiền kỹ thuật số. Điều đó đã thúc đẩy sự phát triển ngành tài chính thế giới. Các quốc gia đã bắt đầu nghiên cứu, thử nghiệm đồng tiền kỹ thuật số cho mình, nó có tên là CBDC.
Vậy CBDC là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết này.
CBDC (Central Bank Digital Currency) là đồng tiền kỹ thuật số do ngân hàng trung ương của một quốc gia phát hành.
Đồng CBDC của từng quốc gia phát hành được gắn liền với giá trị của tiền tệ fiat, nó chịu sự quản lý của quốc gia này.
Khái niệm hiện tại về CBDC được lấy cảm hứng từ Bitcoin và các loại tiền điện tử dựa trên công nghệ blockchain. Khác biệt ở chỗ, nó phát hành bởi một nhà nước, và được công nhận là tiền tệ hợp pháp.
CBDC hiện nay mới đang trong giai đoạn giả thuyết, thử nghiệm của các quốc gia. Theo giám đốc Christine Lagarde của ECB, hơn 80 ngân hàng trung ương đang xem xét các loại tiền kỹ thuật số.
Một trong số đó là đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số của Trung Quốc. Đây là đồng tiền kỹ thuật số đầu tiên được phát hành bởi một nền kinh tế hàng đầu thế giới.
CBDC là tài sản được lưu trữ giá trị trên phương tiện điện tử. Loại tiền này nếu được thiết kế tốt có thể có chức năng là phương tiện trao đổi với mức chi phí bằng 0, lưu trữ giá trị an toàn và đơn vị tính toán ổn định. Chủ thể phát hành duy nhất của CBDC là NHTW. CBDC là loại tiền có chủ quyền, được quốc gia công nhận là hình thức tiền tệ mới đại diện cho tiền tệ quốc gia.
CBDC, một dạng đặc biệt của tiền gửi có thể chuyển nhượng (transferable deposits), có những khác biệt cơ bản so với tiền mặt vật chất (bao gồm tiền giấy và tiền xu) như sau:
1️⃣ Thứ nhất, tiền mặt có chi phí phát hành và có thể bị bạc màu, nhàu nát hoặc rách cần phải được in mới để thay thế.
2️⃣ Thứ hai, người sở hữu tiền mặt cũng có rủi ro bị mất mát, hao hụt tài sản do cướp giật, cháy nổ.
3️⃣ Thứ ba, tiền mặt có thể bị làm giả, đặc biệt là khi công nghệ in ấn lạc hậu không cài đặt được những hình ẩn hữu hiệu để chống làm giả.
4️⃣ Thứ tư, giao dịch bằng tiền mặt khiến khó truy vết các hoạt động rửa tiền, trốn thuế, tài trợ khủng bố hay các hoạt động bất hợp pháp khác.
Tuy nhiên, CBDC khác tiền gửi có thể chuyển nhượng ở chỗ là trong khi CBDC là nghĩa vụ nợ của NHTW, thể hiện quyền truy đòi đối với NHTW (có thể là trực tiếp hay gián tiếp phụ thuộc vào mô hình phát hành) thì tiền gửi có thể chuyển nhượng là nghĩa vụ nợ của các tổ chức trung gian tài chính (là các ngân hàng thương mại (NHTM)), thể hiện quyền truy đòi trực tiếp đối với các NHTM, không phải đối với NHTW (Nguyễn Trung Anh, 2021). Thêm vào đó, đối với CBDC, các đối tác có thể chuyển tiền trực tiếp cho nhau mà không cần thông qua hệ thống ngân hàng. Giao dịch bằng CBDC, tùy vào mô hình và công nghệ sử dụng, cũng có thể được thực hiện ngoại tuyến, không cần kết nối Internet đến thiết bị thực hiện giao dịch.
🔸 CBDC có thể được áp dụng trong các giao dịch tại cấp độ bán buôn hoặc bán lẻ.
🔸 Hình thức CBDC bán buôn có thể tạo ra một phương tiện thanh toán mới để thực hiện các giao dịch thanh toán giữa các ngân hàng, bao gồm cả các giao dịch xuyên biên giới, từ đó tăng cường tính liên kết của hệ thống thanh toán.
🔸 CBDC bán lẻ, tùy thuộc vào cách thiết kế công nghệ, có thể tạo ra một hệ thống thanh toán thay thế cho tiền mặt và tiền xu, dành cho những người dân chưa có khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng và chưa có truy cập vào Internet.
🔸 Ứng dụng CBDC hợp lý giúp các NHTW duy trì vai trò điều hành chính sách tiền tệ và kiểm soát hệ thống tài chính.
🔸 Bên cạnh những lợi ích mà CBDC có thể mang lại thì CBDC cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro và nhiều sự đánh đổi.
Xem thêm
MỤC LỤC
Tỉnh/thành
Quận/huyện