22/08/2022
Xác định mục tiêu dài hạn; xem xét hiệu quả các khoản chi tiêu; bình tĩnh để đưa ra quyết định chính xác và xác định nguồn “cứu hộ tài chính” là bốn giải pháp giúp người lao động đứng vững, thậm chí là “sống khoẻ” trước những biến cố cuộc đời
Anh Hải là thợ chính trong một xưởng chế biến gỗ tại huyện Hóc Môn. Xa nhà từ năm 18 tuổi, làm việc chăm chỉ, mức lương trung bình khá nhưng đã hơn 15 năm nay, vợ chồng anh cùng hai cháu vẫn ở trong căn phòng trọ có gác rộng chừng 20m2. Đầu tắt mặt tối nhưng anh chị luôn căng thẳng vì lỡ có tai nạn hay biến cố gì thì không biết xoay sở làm sao. Cùng xóm trọ có chị Thảo, mẹ đơn thân, thu nhập chỉ trông vào sạp tạp hóa ở một chợ tạm. Chị luôn lo lắng bởi lẽ dù hiện vẫn tạm đủ ăn nhưng chẳng biết sắp xếp cho tương lai đứa con 4 tuổi thế nào.
Anh Hải, chị Thảo đều là người lao động phổ thông với điểm chung là làm việc đơn lẻ, thiếu ổn định, dễ bị tổn thương khi gặp rủi ro, bất chắc liên quan đến sức khỏe; hư hao tài sản, giảm thu nhập do chưa biết quản lý tài chính đúng cách. Bốn mẹo quản lý tài chính sau sẽ giúp họ ứng phó một cách hiệu quả trước những bất chắc và ổn định cuộc sống:
Xác định mục tiêu dài hạn và xem xét hiệu quả các khoản chi thường xuyên:
Hầu hết người lao động phổ thông có tâm lý “sống nay biết nay” và thường không nghĩ tới mục tiêu tài chính dài hạn. Tuy nhiên, những mục tiêu dài hạn mà họ nên ưu tiên là sở hữu nhà đất, bảo hiểm sức khỏe, y tế và đầu tư giáo dục. Các mục tiêu này nên chia theo kế hoạch 5 năm, 10 năm, 15 năm và tùy theo từng mốc thời gian sẽ đề ra mức tích lũy phù hợp thu nhập. Khoản tích lũy này cũng chính là chi phí dự phòng trong các trường hợp khẩn cấp và tốt nhất nên chiếm 10% tổng thu nhập hàng tháng.
Ngoài tiền ăn, tiền học, tiền trọ… là khoản chi bắt buộc thì có một số khoản chi không cần thiết như tụ tập, vui chơi quá đà, mua sắm vượt quá nhu cầu sử dụng như điện thoại thông minh thời thượng, hàng công nghệ đắt tiền, xe đời mới. Việc cần làm là liệt kê tất cả các khoản chi tiêu thực tế, sắp xếp theo thứ tự quan trọng giảm dần và cắt giảm các khoản chi không thiết yếu. Cân đối các khoản chi với thu nhập bình quân một cách khéo léo sẽ tạo được khoản dự phòng và tích lũy. Tỷ lệ vàng trong việc cân đối các khoản chi là: 55% dành cho các khoản chi thiết yếu, 10% cho các mục tiêu dài hạn, 10% cho hoạt động giáo dục và bồi dưỡng kiến thức, 10% cho tái đầu tư công cụ lao động, sản xuất, 10% cho giải trí và hưởng thụ và 5% dành cho các hoạt động phúc lợi xã hội. Tuy nhiên, tùy từng hoàn cảnh, tỉ lệ này có thể thay đổi.
Bình tĩnh và đưa ra quyết định chính xác
Khi đối diện với bất chắc, không phải ai cũng đưa ra quyết định chính xác. Người lao động phổ thông lại càng khó do họ không nắm được nhiều thông tin, kỹ năng xã hội. Cộng với việc không có nền tảng tài chính thì tổn thương, khủng hoảng dễ xảy ra. Khi gặp bất chắc, quan trọng nhất là phải bình tĩnh tìm giải pháp. Đầu tiên là giải pháp tài chính, cần xác định rõ nguồn tài chính dự phòng, nếu không có thì sẽ vay mượn ở đâu, các yêu cầu để vay và khả năng trả nợ. Tiếp đến là sử dụng số tiền đi vay được một cách hiệu quả. Nếu là bất chắc liên quan đến sức khỏe hoặc pháp luật, cần tham vấn trực tiếp từ các y bác sĩ hoặc các cơ quan chức năng tại chính các bệnh viện, trụ sở cơ quan. Tránh nghe lời của những người môi giới. Cuối cùng, cân nhắc kỹ chi phí và khả năng chi trả cũng như tính thiết yếu của vấn đề nhằm tránh bị lừa gạt hoặc chi tiêu không hiệu quả.
Xác định nguồn “cứu hộ tài chính”
“Cứu hộ tài chính” là việc có được các khoản tiền một cách nhanh chóng, minh bạch và không ảnh hưởng đến hoạt động mưu sinh. Trên lý thuyết, có thể vay từ nhiều nguồn như các ngân hàng, công ty tài chính hay các công ty cho vay cầm cố tài sản. Tuy nhiên, vay từ ngân hàng, công ty tài chính sẽ mất nhiều thời gian và đôi khi người lao động không đáp ứng được yêu cầu về lịch sử tín dụng hoặc tài sản thế chấp. Với hình thức vay cầm cố tài sản thì dễ dàng hơn. Ưu điểm của hình thức vay này là thủ tục vay nhanh gọn, có thể vay bằng giấy đăng ký xe máy, ô tô giúp khách hàng giữ lại phương tiện để đi lại, mưu sinh. Đây được kỳ vọng là giải pháp “cứu hộ tài chính” của cho người lao động khi đối diện với những rủi ro, bất chắc trong cuộc sống. Hiện tại, F88 với hơn 750 phòng giao dịch trên toàn quốc, được xem là đơn vị uy tín nhất trong việc cho vay cầm cố tài sản.
Tham gia các gói bảo hiểm sức khoẻ và tai nạn phù hợp với thu nhập
Ngoài việc chuẩn bị các nguồn “cứu hộ”, người lao động cũng có thể lựa chọn các gói bảo hiểm sức khoẻ và tai nạn có mức phí vừa phải nhưng thủ tục thanh toán nhanh gọn, đơn giản, mức độ bồi thường phù hợp. Ngoài mức phí thường niên thấp, các gói bảo hiểm này phải đảm bảo một số tiêu chí cơ bản như dễ hiểu, thuận tiện trong việc làm thủ tục bồi thường, không có các điều khoản ràng buộc rắc rối, nhanh chóng nhận đền bù ở nhiều điểm giao dịch khác nhau. Một trong những sản phẩm bảo hiểm như thế là gói Bảo hiểm Tiền lẻ - Sống chủ động của F88.
Năm 2022, ảnh hưởng của dịch Covid-19 vẫn còn rất nặng nề và dự đoán đời sống của người lao động sẽ gặp nhiều khó khăn. Do đó, việc quản lý tài chính một cách hiệu quả là điều rất cần thiết, góp phần giúp người lao động vượt qua khó khăn trong cuộc sống.
Xem thêm
MỤC LỤC
Tỉnh/thành
Quận/huyện