Bảo lãnh đối ứng là gì? Dịch vụ bảo lãnh đối ứng có phức tạp không?

15/08/2022

Bảo lãnh đối ứng là một trong những dịch vụ nổi bật trong tín dụng ngân hàng. Nếu bạn chưa hiểu rõ bảo lãnh đối ứng là gì, những trường hợp bảo lãnh đối ứng và dịch vụ này tại ngân hàng như thế nào, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Bảo lãnh đối ứng là gì?

Theo quy định về Bảo lãnh Ngân hàng tại thông tư số 07/2015/TT-NHNN, bảo lãnh đối ứng (tiếng Anh là Reciprocal Guarantee) được hiểu như sau:

“Bảo lãnh đối ứng là một hình thức bảo lãnh ngân hàng, theo đó bên bảo lãnh đối ứng cam kết với bên bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với bên bảo lãnh trong trường hợp bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh là khách hàng của bên bảo lãnh đối ứng; bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh đối ứng”.

bảo lãnh đối ứng là gì

Bảo lãnh đối ứng là dịch vụ nổi bật của các ngân hàng hiện nay

Hiểu một cách đơn giản, bảo lãnh đối ứng là một cam kết giữa ngân hàng trung gian thanh toán với ngân hàng phát hành bảo lãnh (gọi là người thụ hưởng của bảo lãnh đối ứng) khi ngân hàng phát hành thực hiện đúng những điều khoản được quy định trong bảo lãnh đối ứng.

Ví dụ về bảo lãnh đối ứng: Nếu doanh nghiệp A không tin tưởng vào tiềm lực tài chính của ngân hàng doanh nghiệp X hoặc muốn ngân hàng phát hành bảo lãnh phải là một ngân hàng trong nước mình thì doanh nghiệp A sẽ chỉ định ngân hàng phát hành bảo lãnh. Nếu X không có quan hệ với ngân hàng phát hành bảo lãnh do A chỉ định thì chỉ thị cho ngân hàng của mình (ngân hàng trung gian) yêu cầu phát hành mở bảo lãnh.

Có nghĩa là:

  • Bên bảo lãnh đối ứng là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng ở nước ngoài thực hiện bảo lãnh đối ứng cho bên được bảo lãnh.
  • Trong bảo lãnh đối ứng, bên bảo lãnh đối ứng là khách hàng của bên bảo lãnh. Bên được bảo lãnh là khách hàng của bên bảo lãnh đối ứng.

Bảo lãnh đối ứng được triển khai để làm gì?

Bảo lãnh đối ứng là một dịch vụ bảo lãnh ngân hàng được sử dụng khá phổ biến. Bảo lãnh đối ứng nhằm đáp ứng hai mục đích sau:

  • Bảo lãnh đối ứng nhằm bảo đảm nghĩa vụ tham gia tài chính của các bên liên quan.
  • Đảm bảo cho việc thực hiện các hợp đồng tài chính quốc tế đã cam kết cụ thể bằng văn bản do quỹ hỗ trợ phát triển cấp cho bên nhận bảo lãnh. Nhằm bảo đảm nghĩa vụ thực hiện của bên được bảo lãnh đối với bên tài chính cho vay. Hai mục đích này cũng là lý do giải đáp cho câu hỏi bảo lãnh đối ứng để làm gì.

Bảo lãnh đối ứng giúp bạn bảo vệ quyền lợi của mình tốt hơn

Bảo lãnh đối ứng giúp bạn bảo vệ quyền lợi của mình tốt hơn

Nghĩa vụ thực hiện bảo lãnh đối ứng

Trong bài viết này, F88 xin phép gọi tắt bên bảo lãnh đối ứng là (A), bên bảo lãnh là (B) và bên được bảo lãnh là (C) để tránh nhầm lẫn khi đọc.

Theo Điểm b, Khoản 2, Điều 21 Thông tư số 07/2015/TT-NHNN Quy định về Bảo lãnh Ngân hàng, nghĩa vụ thực hiện bảo lãnh được quy định rõ đối với trường hợp bảo lãnh đối ứng như sau:

Thời gian chậm tối đa sau 5 ngày làm việc kể từ ngày bên bảo lãnh (B) nhận được văn bản yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh hợp lệ theo quy định. Bên (B) phải thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ bảo lãnh như cam kết với bên nhận bảo lãnh (C).

Sau khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, bên (B) gửi văn bản yêu cầu bên bảo lãnh đối ứng (A) thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết kèm theo hồ sơ theo thỏa thuận tại cam kết bảo lãnh đối ứng. Yêu cầu này được coi là hợp lệ khi bên (A) nhận được trong thời gian làm việc của bên bảo lãnh đối ứng và trong thời hạn hiệu lực của cam kết bảo lãnh đối ứng. Nếu yêu cầu thực hiện nghĩa vụ được gửi dưới hình thức thư bảo đảm qua mạng bưu chính công cộng thì ngày bên (A) nhận được yêu cầu là ngày ký nhận thư bảo đảm.

Ngoài thực hiện đầy đủ và đúng nghĩa vụ, bên (B) cần hạch toán ghi nợ vào tài khoản cho vay bắt buộc số tiền đã trả thay cho bên (C) và thông báo cho bên (C) biết. Bên (C) có trách nhiệm hoàn trả đầy đủ số tiền bên (A) đã trả thay và số tiền lãi theo quy định tại khoản 3 Điều này.

Trường hợp bên (A) không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên (B) thì bên (B) hạch toán ghi nợ vào tài khoản cho vay bắt buộc số tiền đã trả thay và thông báo cho bên (A) biết. Bên (A) có trách nhiệm hoàn trả đầy đủ số tiền bên (B) đã trả thay và số tiền lãi theo quy định tại khoản 3 Điều này.

Bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi quyết định tham gia bảo lãnh đối ứng

Bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi quyết định tham gia bảo lãnh đối ứng

NHẬP THÔNG TIN ĐĂNG KÝ VAY:

Vừa có tiền vừa có xe đi. Duyệt vay nhanh chóng trong 15 phút.

Những ngân hàng triển khai dịch vụ bảo lãnh tại Việt Nam

Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều cung cấp dịch vụ bảo lãnh, đáp ứng nhu cầu của phần đông đối tượng khách hàng.

Lợi ích của dịch vụ bảo lãnh đối ứng

  • Giúp doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu của đối tác nếu đối tác yêu cầu phải có bảo lãnh của ngân hàng;
  • Gia tăng độ tin cậy cho doanh nghiệp đối với đối tác của mình bằng bảo lãnh từ một ngân hàng có uy tín;
  • Cơ hội vay vốn cho doanh nghiệp gia tăng để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Các ngân hàng cung cấp dịch vụ bảo lãnh đối ứng

Bạn có thể tham khảo tại một số ngân hàng sau:

Bảo lãnh đối ứng BIDV

Đây là sản phẩm do ngân hàng BIDV triển khai hướng tới đối tượng khách hàng là doanh nghiệp. Theo yêu cầu của doanh nghiệp, BIDV sẽ phát hành cam kết bằng văn bản với một bên thứ ba do doanh nghiệp chỉ định (bên nhận bảo lãnh). Ngân hàng BIDV sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh nếu bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.

Bên được bảo lãnh có thể là chính doanh nghiệp hay những tổ chức/ cá nhân khác mà doanh nghiệp muốn BIDV bảo lãnh. Những điểm nổi bật trong dịch vụ bảo lãnh đối ứng tại BIDV là:

  • Đối tượng bảo lãnh: Doanh nghiệp/ tổ chức/ cá nhân trong nước và nước ngoài.
  • Hình thức phát hành bảo lãnh: Giấy bảo lãnh.
  • Mức phí bảo lãnh cạnh tranh: Bạn có thể tham khảo biểu phí bảo lãnh BIDV chi tiết tại website hoặc liên hệ với ngân hàng để nắm rõ hơn.

Bảo lãnh đối ứng Vietcombank

Vietcombank cung cấp dịch vụ bảo lãnh tới các doanh nghiệp. Việc bảo lãnh tại Vietcombank tương tự như quy trình bảo lãnh khác. Nếu doanh nghiệp vi phạm các cam kết với bên nhận bảo lãnh và bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, Vietcombank sẽ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối ứng đối với bên phát hành bảo lãnh.

Bảo lãnh đối ứng Agribank

Ngân hàng Agribank triển khai dịch vụ bảo lãnh đối ứng dành cho đối tượng khách hàng là tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Loại tiền bảo lãnh hợp lệ có thể là VND hoặc ngoại tệ.

Khách hàng được lựa chọn thời gian bảo lãnh linh hoạt: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn tùy theo mục đích sử dụng và theo thỏa thuận. Khách hàng thực hiện bảo lãnh đối ứng tại Agribank sẽ được lựa chọn trả phí 1 hoặc nhiều (tùy theo quy định từng thời kỳ).

Bảo lãnh đối ứng VPBank

Bảo lãnh đối ứng tại VPBank được cam kết thực hiện nghĩa vụ tài chính cho bên bảo lãnh trong trường hợp bên bảo lãnh phải trả thay cho doanh nghiệp. Dịch vụ tại VPBank áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp lớn trong nước và nước ngoài.

Ngoài ra, nếu bạn đang cần vay vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, có thể tham khảo dịch vụ vay tiền nhanh lãi suất thấp tại F88 qua website f88.vn hoặc số hotline 1800 6388.

 F88 giúp bạn khắc phục mọi khó khăn về tài chính

F88 giúp bạn khắc phục mọi khó khăn về tài chính

Trên đây là một số thông tin liên quan tới bảo lãnh đối ứng, hi vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về dịch vụ này.

Tìm phòng giao dịch gần nhất

Tỉnh/thành

Quận/huyện

cat-img
scroll-top