Trích lập dự phòng là gì? Trích lập dự phòng rủi ro, nợ khó đòi

13/04/2023

Trích lập dự phòng chiếm vai trò quan trọng giúp các công ty đánh giá tình hình kinh doanh của doanh nghiệp mình và đưa ra các phương hướng dự phòng cho những khoản thất thu từ giá trị tài sản và nợ xấu.

Việc trích lập cần được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và của Bộ tài chính, Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Nhiều công ty chưa nắm rõ nguyên tắc trích lập dự phòng nợ xấu cũng như các loại tài sản khác dẫn tới những sai phạm khi thực hiện gây ảnh hưởng tới hoạt động công ty.

Vậy, trích lập dự phòng là gì? Cùng nhau đi tìm hiểu nội dung trong bài viết này bạn nhé! 

Hiểu về trích lập dự phòng
Hiểu về trích lập dự phòng

Trích lập dự phòng là gì?

Trích lập dự phòng là việc một công ty lập khoản dự phòng nhằm bù đắp sự chênh lệch giá trị tài sản của công ty tại thời điểm lập báo cáo tài chính và thời điểm mua. Hoặc khoản dự phòng này tương ứng với các khoản nợ khó đòi, nợ phải trả.

Doanh nghiệp sẽ cần phân ra từng nhóm đối tượng cụ thể để có thể đánh giá hiệu quả chính xác từ hoạt động kinh doanh của mình, cũng như từ đó đưa ra được các biện pháp để thu hồi nợ.

Trích lập dự phòng ngân hàng là gì? 

Hoạt động ngân hàng bao gồm nhiều phạm trù và rất nhiều hoạt động khác nhau. Về cơ bản, trích lập dự phòng ngân hàng được hiểu là hành động trích lập dự phòng cho các khoản nợ phải thu khó đòi. Hoặc các rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải từ hoạt động tài chính của mình. Việc trích lập dự phòng nợ khó đòi sẽ giúp ngân hàng hạn chế rủi ro về tài chính.

Các loại trích lập dự phòng

Trích lập dự phòng đầu tư tài chính 

Trích lập dự phòng đầu tư tài chính được hiểu là việc thiết lập dự phòng những tổn thất có thể xảy ra do các các loại đầu tư như: đầu tư chứng khoán và các khoản mục đầu tư khác của công ty có dấu hiệu bị giảm giá trị. 

Mức trích lập dự phòng đầu tư tài chính được tính như sau:

Mức trích lập dự phòng đầu tư tài chính = Giá trị khoản đầu tư chứng khoán đang hạch toán - số lượng chứng khoán mà công ty đang sở hữu tại thời điểm lập báo cáo * giá trị thực của chứng khoán trên thị trường. 

Đối với loại chứng khoán đã niêm yết, giá trị thực tế sẽ được tính dựa trên giá đóng cửa tại ngày có giao dịch. Đối với chứng khoán đã đăng ký giao dịch nhưng chưa được niêm yết thì giá thực tế sẽ bằng trung bình cộng của giá tham chiếu trong vòng 30 ngày gần nhất. 

Đối với các khoản đầu tư khác, mức trích lập dự phòng = Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ thực của công ty tại tổ chức nhận vốn * vốn đầu tư thực tế của các chủ sở hữu tại đơn vị nhận vốn - vốn chủ sở hữu của tổ chức kinh tế nhận góp vốn. 

Trong đó, vốn đầu tư thực tế của các chủ sở hữu và vốn chủ sở hữu của đơn vị nhận vốn được xác định dựa trên Bảng cân đối kế toán của đơn vị nhận góp vốn. 

Trích lập dự phòng hàng tồn kho

Trích lập dự phòng hàng tồn kho là thiết lập dự phòng cho phần giá trị thật của hàng tồn kho và nó có thể thấp hơn so với giá trị được ghi trên sổ sách. Từ đó, đối tượng trích lập là công cụ, hàng hóa, dụng cụ mà thuộc quyền sở hữu của công ty tại thời điểm lập bản báo cáo, có giá gốc ghi tại sổ sách cao hơn giá trị hiện tại và có giấy chứng minh về giá vốn nhập kho. 

Mức trích lập dự phòng hàng tồn kho = Số lượng hàng tồn kho vào thời điểm lập báo cáo * giá gốc hàng tồn kho được ghi trong sổ sách - giá trị thuần của các loại hàng hóa. 

Trong đó, giá gốc hàng tồn kho phải được xác định theo Chuẩn mực kế toán của Bộ tài chính. Giá thuần của hàng hóa sẽ do công ty tự quyết định = Giá bán ước tính hàng tồn kho trong kỳ sản xuất - chi phí cần có để tiêu thụ hàng hóa. 

Có nhiều loại trích lập dự phòng mà bạn cần quan tâm
Có nhiều loại trích lập dự phòng mà bạn cần quan tâm

Một số loại trích lập dự phòng khác 

Trích lập dự phòng trợ cấp nghỉ việc

Đối với người lao động nghỉ việc hoặc mất việc làm, số tiền chi trả tại mục này sẽ được lấy từ trích lập dự phòng trợ cấp thôi việc. Điển hình là tỷ lệ từ 1% đến 3% quỹ lương trích đóng bảo hiểm xã hội của công ty. Trường hợp nếu quỹ lương trợ cấp này chưa được sử dụng hết thì sẽ được cộng dồn vào các năm sau.

Trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi 

Trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi là việc doanh nghiệp có một quỹ dự phòng tổn thất cho các khoản nợ thu đã quá hạn thanh toán hoặc các khoản nợ chưa đến hạn thanh toán nhưng được xét vào diện khó thu hồi.

Theo đó, khoản nợ được coi là khó có khả năng thu hồi khi đối tượng vay nợ rơi vào tình thế khó khăn mà dẫn tới việc giải thể, phá sản hoặc bị truy tố, đang bị xét xử, giam giữ. 

Đối với việc nợ thu quá hạn, công ty sẽ cần cung cấp đầy đủ giấy tờ chứng minh số tiền mà đối tượng vay nợ chưa trả như: Hợp đồng vay tiền, bản thanh lý hợp đồng, bản cam kết nợ,... Việc trích lập dự phòng nợ quá hạn được quy định là:

  • 30% giá trị đối với khoản nợ từ 6 tháng đến dưới 1 năm

  • 50% giá trị đối với khoản nợ từ 1 năm đến dưới 2 năm 

  • 70% giá trị đối với khoản nợ từ 2 năm đến dưới 3 năm

  • 100% giá trị đối với khoản nợ trên 3 năm

Đối với các khoản nợ phải thu nhưng lại khó đòi lại, lúc này công ty sẽ dùng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi để bù đắp, phần còn thiếu sẽ được hạch toán vào chi phí của công ty. 

Sau đó, công ty sẽ phải cập nhật vào báo cáo tài chính (khi quyết định xử lý theo quy định trên) trong thời hạn ít nhất là 10 năm để tiếp tục theo dõi và đưa ra các biện pháp nhằm mục đích thu hồi nợ. 

Mục đích trích lập dự phòng 

Một số nguyên nhân lớn giải thích cho việc vì sao doanh nghiệp cần trích lập dự phòng đó là:

  • Ở thế chủ động trong việc sẵn sàng nguồn tài chính để chi trả, bù đắp cho những khoản mục rủi ro và những tổn thất có thể xảy ra trong tương lai.

  • Đảm bảo tính cân đối cho các mục: Hàng tồn kho, phải thu khách hàng, đầu tư tài chính,… được ghi trong báo cáo tài chính.

  • Trích lập dự phòng là biện pháp an toàn để bảo toàn vốn kinh doanh. Trường hợp có tổn thất xảy ra, khoản dự phòng này được đưa ra sử dụng nhằm mục đích bù đắp tổn thất thay vì đến lúc đó doanh nghiệp mới vội vàng cắt giảm vốn kinh doanh sẵn có. Nhờ vậy mà doanh nghiệp có thể giữ nguyên được nguồn vốn ban đầu.

Việc trích lập dự phòng rất quan trọng trong mỗi doanh nghiệp
Việc trích lập dự phòng rất quan trọng trong mỗi doanh nghiệp

Nguyên tắc chung khi trích lập dự phòng

  • Công ty cần xem xét và đưa ra quyết định về việc xây dựng bộ quy chế về quản lý nguồn vật tư, công nợ, danh mục danh mục đầu tư nhằm hạn chế các rủi ro có thể xảy ra trong kinh doanh. Đồng thời, phân chia rõ ràng trách nhiệm cho từng bộ phận.  từng cá nhân tại các khoản mục này.

  • Những khoản dự phòng được tính vào chi phí sẽ được trừ đi khi xác định khoản thu nhập chịu thuế thu nhập công ty nhằm bù đắp cho các tổn thất có thể xảy ra trong kỳ báo cáo năm tiếp theo.

  • Đảm bảo phản ánh đúng giá trị hàng tồn kho, các khoản đầu tư không cao hơn giá trên thị trường. Đồng thời, giá trị các khoản nợ phải thu không cao hơn giá trị có thể thu hồi được tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm.

  • Công ty thực hiện trích lập dự phòng và hoàn nhập các khoản dự phòng vào thời điểm lập báo cáo tài chính năm.

Nội dung bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin về trích lập dự phòng, tỷ lệ trích lập dự phòng. Trong trường hợp cần được hỗ trợ về tài chính, bạn có thể tìm tới F88 - Chuỗi cửa hàng tài chính tiện ích hàng đầu Việt Nam, trong đó có cung cấp sản phẩm cho vay bằng hình thức cầm cố tài sản nhé. Truy cập website để biết thêm chi tiết: https://f88.vn/

 

Xem thêm

Tìm phòng giao dịch gần nhất

Tỉnh/thành

Quận/huyện

cat-img
icon-action
zalomessenger
scroll-top