Thị trường tài chính là gì? Cấu trúc của thị trường tài chính

17/02/2023

Thị trường tài chính hình thành nhờ tổng hợp nhiều yếu tố khác nhau, mỗi yếu tố lại mang những đặc trưng riêng. Do đó, nghiên cứu và hiểu rõ về thị trường tài chính là việc hết sức cần thiết, giúp nhà đầu tư có chiến lược phù hợp trong tương lai. Bài viết dưới đây sẽ phân tích thị trường tài chính là gì, cấu trúc thị trường tài chính có gì đặc biệt để có thể hiểu rõ hơn về khái niệm này nhé!

Thị trường tài chính là gì?

Thực tế, thị trường tài chính cũng sẽ giống như bất kỳ hình thức thị trường nào khác thôi. Bạn có thể hiểu đơn giản đây chính là nơi diễn ra các hoạt động tài chính phổ biến, chẳng hạn như giao dịch, mua bán tài sản. Thông qua thị trường này, sự luân chuyển vốn hay dòng tiền sẽ được thực hiện bằng cách chuyển từ chủ thể cung (bên A) sang chủ thể cầu (bên B) và ngược lại. Do đó, chúng ta cũng có thể hiểu rằng bản chất của thị trường tài chính là sự luân chuyển hoặc giao lưu vốn trong xã hội.

thị trường tài chính là gì

Đến nay, một số người vẫn chưa thực sự nắm được thị trường tài chính là gì

Tài sản sử dụng khi tham gia thị trường tài chính có thể là những công cụ tài chính hay tài sản vô hình. Trong đó, các công cụ tài chính có thể bao gồm: (1) Vốn tài chính, (2) Cổ phiếu, (3) Trái phiếu, (4) Chứng chỉ quỹ, (5) Kỳ phiếu, (6) Thương phiếu, (7) Công cụ tài chính phái sinh… Giá trị của các tài sản này hoàn toàn không phụ thuộc vào bản chất của nó, mà sẽ phụ thuộc vào các mối quan hệ tài chính khác nhau.

Cấu trúc thị trường tài chính là hệ thống bao gồm các chủ thể, các công cụ tài chính cấu thành nên thị trường tài chính đó. Trong đó, bạn hoàn toàn có thể phân loại cấu trúc thị trường tài chính theo các tiêu chí bao gồm: công cụ tài chính, thời gian luân chuyển hay hình thức phát hành.

Mỗi cấu trúc thị trường tài chính khác nhau sẽ mang đặc trưng riêng, dựa trên những công cụ khác nhau. Tuy vậy, bản chất chung của thị trường tài chính vẫn sẽ là nơi giao dịch, luân chuyển vốn từ chủ thể này sang chủ thể khác mà thôi. 

NHẬP THÔNG TIN ĐĂNG KÝ VAY:

Vừa có tiền vừa có xe đi. Duyệt vay nhanh chóng trong 15 phút.

Điều kiện hình thành thị trường tài chính là gì?

Một thị trường tài chính có thể hình thành và hoạt động ổn định khi và chỉ khi đáp ứng đủ các yếu tố sau: 

  • Kinh tế hàng hóa phát triển. Tiền tệ cân đối ổn định, kiểm soát được lạm phát.
  • Các công cụ tài chính được phát triển phong phú, đa dạng.
  • Hệ thống các tổ chức tài chính trung gian cũng hình thành và phát triển mở rộng.
  • Hệ thống pháp luật được xây dựng, thống nhất để có thể giám sát thị trường.
  • Đảm bảo cơ sở vật chất cũng như hệ thống thông tin kinh tế được tạo ra, phục vụ tốt cho các hoạt động tài chính.
  • Sở hữu đội ngũ nhà đầu tư có kiến thức, có những người kinh doanh, quản lý am hiểu về thị trường tài chính.

Một khi đảm bảo được những điều kiện nêu trên thì một thị trường tài chính mới có thể tồn tại và phát triển.

Đặc điểm cơ bản của thị trường tài chính

Hiểu và nắm được đặc điểm cơ bản của thị trường tài chính rất quan trọng. Điều này sẽ giúp ích việc kinh doanh, đầu tư của bạn trở nên hiệu quả hơn. Bạn cũng dễ dàng nhận định và nắm bắt các biến động đang gây ảnh hưởng đến nền kinh tế, dòng tiền hơn. 

đặc điểm của thị trường tài chính

Nắm được các đặc điểm của thị trường tài chính là gì giúp bạn dự đoán các biến động dễ dàng hơn

Dưới đây là những đặc điểm cơ bản mà bất kỳ ai cũng nên biết khi nghiên cứu về thị trường tài chính:

  • Về đối tượng: Đối tượng hướng đến của thị trường tài chính chính là nguồn cung, nguồn cầu về vốn hoặc dòng tiền. Lấy ví dụ nếu người A muốn giao dịch cổ phiếu của công ty B thì cá nhân A, công ty B là đối tượng của thị trường tài chính.
  • Công cụ tham gia: Công cụ để tham gia thị trường tài chính sẽ là các chứng từ có giá trị, được phát hành khi phát sinh các giao dịch. Ví dụ: Hóa đơn VAT được phát hành khi thực hiện giao dịch bán hàng hóa.
  • Chủ thể thị trường tài chính: Cả pháp nhân (cơ quan, tổ chức) và thể nhân (cá nhân) đều có thể tham gia thị trường tài chính. Họ được hưởng quyền lợi và có nghĩa vụ gần như tương đương. Chẳng hạn, Công ty tài chính A, công ty bảo hiểm B, ngân hàng C và giám đốc công ty, phó giám đốc ngân hàng đều có thể tham gia thị trường tài chính.
  • Hàng hóa của thị trường tài chính: Nếu xem thị trường tài chính là một cái chợ thì hàng hóa mua bán có thể sẽ là các loại cổ phiếu, trái phiếu hoặc hợp đồng kỳ hạn… Tùy vào từng loại thị trường, nhu cầu của mỗi khách hàng (chủ thể) mà hàng hóa sẽ khác nhau.

Bất kỳ thị trường tài chính nào cũng phải thỏa mãn 4 đặc điểm cơ bản nêu trên.

Chức năng và vai trò của thị trường tài chính

Thị trường tài chính sau khi được hình thành sẽ có những vai trò cũng như chức năng riêng biệt. Cụ thể, thị trường tài chính sẽ có vai trò chủ yếu với các chủ thể tham gia bên trọng, được xác định gồm:

  • Vai trò huy động vốn: Một thị trường tài chính nào cũng không thể đi vào hoạt động nếu thiếu nguồn vốn. Do đó, vai trò lớn nhất và quan trọng nhất của thị trường tài chính là huy động vốn, huy động dòng tiền trong và ngoài nước.
  • Vai trò vận chuyển dòng tiền: Thị trường tài chính sẽ là yếu tố thúc đẩy, nâng cao hiệu quả việc sử dụng dòng tiền hoặc các công cụ tài chính.
  • Vai trò thực hiện chính sách nhà nước: Ít ai biết rằng ngoài những chức năng cơ bản, thị trường tài chính còn thực hiện một vai trò khác nữa. Đó là thực thi các chính sách về tài chính tiền tệ do nhà nước ban hành.

cấu trúc của thị trường tài chính

Thị trường tài chính kích thích dòng tiền lưu thông bằng cách thu hút người dùng tham gia, sử dụng các công cụ tài chính

=> Nếu bạn đang cần tiền để đầu tư thì có thể vay tiền nhanh chóng tại công ty F88 bằng cách click vào nút sau đây:

Bên cạnh đó, thị trường tài chính cũng sẽ thực hiện các chức năng riêng, giúp vận hành hệ thống hiệu quả hơn, bao gồm các chức năng như:

  • Chức năng là kênh dẫn vốn của những đối tượng có dòng tiền nhàn rỗi đến với người kinh doanh. Điều này sẽ giúp luân chuyển vốn từ người có tiền (nhưng không có cơ hội kinh doanh) đến người kinh doanh nhưng thiếu tiền, chưa đủ vốn.
  • Chức năng thúc đẩy việc tiết kiệm, tập trung nguồn vốn, tạo tiền đề phát triển cơ sở vật chất cho quá trình sản xuất kinh doanh.
  • Giúp thị trường tài chính mở cửa, đồng thời thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, hỗ trợ thực hiện các chính sách cải cách nền kinh tế.
  • Ngoài ra, thị trường tài chính cũng thực hiện các chức năng thanh khoản cho hàng hóa như chứng khoán. Nó cung cấp thông tin kinh tế, đánh giá giá trị của từng doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường.

Phân loại thị trường tài chính

Sau khi tìm hiểu thị trường tài chính là gì, một nội dung quan trọng mà các bạn cũng không nên bỏ qua đó chính là phân loại thị trường tài chính. Nhờ đó, bạn mới có thể dễ dàng tiếp cận và tìm hiểu từng loại hình khác nhau.

Thực tế, khái niệm về thị trường tài chính là một khái niệm khá rộng. Nó do nhiều chủ thể cấu thành nên cũng mang nhiều đặc trưng khác nhau. Song, bạn hoàn toàn có thể phân loại thị trường tài chính dựa trên các tiêu chí sau:

1/ Phân loại dựa trên sự luân chuyển vốn

Dựa trên thời gian luân chuyển vốn hoặc các nguồn tài chính, có thể phân loại thành 2 loại:

  • Thị trường tài chính sơ cấp: Hoạt động chủ yếu của thị trường này là mua bán chứng khoán mới, chứng khoán đang phát hành thông qua chủ thể là ngân hàng.
  • Thị trường tài chính thứ cấp: Hoạt động của thị trường này là mua bán lại chứng khoán đã phát hành từ thị trường sơ cấp. Thị trường thứ cấp cũng được chia thành 2 loại nhỏ hơn là: (a) Thị trường phi tập trung và (b) sở giao dịch.

2/ Phân loại dựa trên phương thức huy động nguồn tài chính

Nếu dựa trên phương thức huy động vốn và nguồn tài chính, thì ta có thể phân thị trường thành 2 loại sau:

  • Thị trường nợ: Đây sẽ là nơi diễn ra các hoạt động mua bán những công cụ nợ. Trong đó, công cụ nợ sẽ bao gồm 3 loại là nợ ngắn hạn (có thời gian đáo hạn dưới 1 năm), nợ trung hạn (từ 1 đến 10 năm), nợ dài hạn (từ 10 năm trở lên).
  • Thị trường vốn cổ phần: Đây là nơi diễn ra các hoạt động huy động vốn dựa trên việc phát hành cổ phiếu. Cụ thể thì cổ phiếu là quyền được chia phần dựa trên tài sản, lãi dòng của công ty. Đồng thời người nắm giữ cổ phiếu cũng sẽ nắm giữ một phần tài sản doanh nghiệp.

có bao nhiêu loại thị trường tài chính

Có nhiều cách phân loại thị trường tài chính dựa trên những tiêu chí khác nhau

3/ Phân loại dựa trên thời gian sử dụng nguồn tài chính huy động

Dựa trên đặc điểm thời gian sử dụng nguồn tài chính huy động cũng có thể chia thị trường thành 2 loại:

  • Thị trường tiền tệ: Đây là nơi phát hành và mua lại các công cụ tài chính ngắn hạn (thời gian đáo hạn dưới 1 năm). Thị trường này sẽ bao gồm các công cụ như chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu kho bạc, khoản vay ngắn hạn ngân hàng, thương phiếu…
  • Thị trường vốn: Đây là nơi thực hiện giao dịch các công cụ tài chính có thời gian đáo hạn dài hơn (từ 1 năm trở lên). Thị trường này là nơi giải quyết quan hệ cung – cầu vốn dài hạn, đồng thời được chia thành 3 bộ phận: (1) Cổ phiếu, (2) khoản cho vay thế chấp, (3) trái phiếu.

4/ Phân loại căn cứ tính chất pháp lý

Dựa trên tính chất pháp lý, ta sẽ chia thị trường tài chính thành 2 loại là:

  • Thị trường tài chính chính thức: Tại đây các hoạt động giao dịch, mua bán, chuyển đổi tài chính đều được thực hiện theo những nguyên tắc và thể chế do nhà nước quy định cụ thể trong luật. Các chủ thể tham gia sẽ được bảo vệ quyền lợi một cách hợp pháp theo pháp luật.
  • Thị trường tài chính không chính thức: Hoạt động giao dịch sẽ không theo quy định hay thể chế do pháp luật quy định. Đo dó, quyền lợi chủ thể tham gia thị trường cũng sẽ không được bảo vệ và thừa nhận.

Nhìn chung có nhiều cách phân loại thị trường tài chính khác nhau. Nếu nắm rõ các tiêu chí phân loại thị trường tài chính là gì thì bạn cũng sẽ dễ dàng nhận ra điểm giống và khác nhau của từng loại hình, từ đó hiểu rõ hơn về bản chất của chúng.

Cấu trúc và thực trạng thị trường tài chính Việt Nam

1/ Cấu trúc thị trường tài chính Việt Nam hiện nay

So với thời kỳ trước, thị trường tài chính Việt Nam hiện nay có sự phát triển mạnh mẽ hơn hẳn. Không chỉ khắc phục được nhiều mặt hạn chế, thị trường tài chính nước ta còn có những bước tiến sâu rộng, đa chiều.

Tại Việt Nam hiện nay, cấu trúc thị trường tài chính được phân loại dựa trên thời gian sử dụng nguồn tài chính huy động được, đồng thời chia làm hai mảng: (a) Thị trường tiền tệ và (b) thị trường vốn. Cụ thể, nước ta đã tạo nên các thị trường kinh tế đặc trưng bao gồm:

  • Các tổ chức tài chính.
  • Thị trường trái phiếu và cổ phiếu.
  • Thị trường bảo hiểm.
  • Hệ thống ngân hàng thương mại.

Trong danh sách trên, hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính tại Việt Nam đang được xem là nguồn cung cấp vốn chủ yếu cho các doanh nghiệp. Chính vì vậy, tốc độ tăng trưởng tín dụng cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tốc độ phát triển của nền kinh tế.

thị trường thương mại Việt Nam

Thị trường tài chính Việt Nam có những biến chuyển rõ rệt trong thời gian 5 năm gần đây

Đối với hệ thống ngân hàng thương mại tại nước ta thì rất đa dạng. Các ngân hàng được hoạt động với nhiều loại hình khác nhau như:

  • Ngân hàng thương mại nhà nước
  • Ngân hàng thương mại Cổ phần
  • Ngân hàng thương mại Cổ phần nhà nước
  • Ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
  • Ngân hàng 100% vốn nước ngoài
  • Quỹ tín dụng nhân dân trung ương
  • Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở

Cơ chế tác động động của các ngân hàng nói chung đều chịu sự quản lý tập trung của ngân hàng nhà nước. Phần lớn các công cụ quản lý tiền tệ, quản lý nghiệp vụ đều do Ngân hàng Nhà nước quản lý, giám sát.

Nhìn chung, chúng ta cũng nên chú ý rằng mỗi nền kinh tế sẽ có đặc trưng huy động vốn, công cụ tài chính khác nhau. Do đó, nếu hiểu rõ về cấu trúc thị trường tài chính Việt Nam thì nhà đầu tư sẽ đánh giá được bản chất, đặc trưng các biến động cụ thể trong nước.

Tình hình thị trường tài chính Việt Nam trong năm 2023

Thị trường tiền gửi và huy động vốn tại Việt Nam luôn được đánh giá là có mức hoạt động cao và sôi động. Ở nước ta, các ngân hàng luôn có nhiều chính sách hấp dẫn để thu hút dòng tiền nhàn rỗi từ người dân. Đây là một yếu tố rất quan trọng, tác động đến sự phát triển của nền kinh tế và thị trường tiền tệ.

Thông thường, các tổ chức ngân hàng tại Việt Nam thường đưa ra hình thức để thu hút nguồn vốn từ người dân bao gồm như:

  • Khuyến khích khách hàng cá nhân gửi tài khoản tín dụng.
  • Cạnh tranh thu hút tiền gửi không kỳ hạn từ cá nhân và các tổ chức kinh tế.
  • Cạnh tranh phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu… để huy động vốn từ tiền gửi với thời hạn trên 6 tháng.

toàn cảnh thị trường tại Việt Nam

Bức tranh thị trường tài chính Việt Nam cũng sinh động không kém các nước trên thế giới

Hiểu về cấu trúc thị trường tài chính Việt Nam rất quan trọng. Nó giúp bạn nắm rõ cách vận hành cũng như cơ chế hoạt động của toàn bộ thị trường kinh tế, từ đó có thể nắm bắt xu hướng biến động, sự lên xuống giá của hoạt động cổ phiếu, trái phiếu hay đơn giản là lựa chọn lĩnh vực phù hợp để đầu tư sinh lời.

Hy vọng qua bài viết này các bạn đã nắm được thị trường tài chính là gì, cấu trúc thị trường tài chính ra sao. Khi có nhu cầu vay vốn nhanh, bạn hoàn toàn có thể liên hệ F88 để được hỗ trợ vay tiền nóng tốt nhất!

Xem thêm

Tìm phòng giao dịch gần nhất

Tỉnh/thành

Quận/huyện

cat-img
icon-action
zalomessenger
scroll-top