SPAC Là Gì? 2 Rủi Ro Khi Niêm Yết Cổ Phiếu Thông Qua SPAC

15/09/2023

F88 giải ngân ngay 30 triệu trong 15 phút, không giữ tài sản, lãi suất 1.1%, điền đơn ngay!

NHẬP THÔNG TIN ĐĂNG KÝ VAY:

Vừa có tiền vừa có xe đi. Duyệt vay nhanh chóng trong 15 phút.

SPAC là một khái niệm phổ biến trong lĩnh vực tài chính. Nó là viết tắt của Special Purpose Acquisition Company trong tiếng Anh, tức là một Công ty Mua lại Đặc biệt. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về quá trình niêm yết sau khi mua lại, hãy cân nhắc nghiên cứu về SPACs và quy trình họ thường thực hiện sau khi mua lại mục tiêu của họ.

SPAC là gì?
SPAC là gì?

1. SPAC là gì?

Công ty mua lại có mục đích đặc biệt (SPAC), còn được gọi là “công ty séc trống”, là một công ty vỏ bọc được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán với mục đích mua lại một công ty tư nhân, do đó công khai nó mà không cần thông qua truyền thống, quy trình chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng.

Theo Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC), “SPAC được tạo ra đặc biệt để tập hợp các quỹ nhằm tài trợ cho một cơ hội mua lại hoặc sáp nhập trong một khung thời gian nhất định. Cơ hội thường vẫn chưa được xác định”. SPACs đã huy động được mức kỷ lục 82 tỷ đô la vào năm 2020, [4] một giai đoạn đôi khi được gọi là “bùng nổ séc trống”.

Vì SPAC đã được đăng ký với SEC và là một công ty được giao dịch công khai, nên công chúng có thể mua cổ phiếu của nó trước khi việc sáp nhập hoặc mua lại diễn ra. Vì lý do này, chúng được gọi là ‘quỹ đầu tư tư nhân của người nghèo.’

Phân tích học thuật cho thấy lợi nhuận của nhà đầu tư đối với SPAC sau khi sáp nhập hầu như đều âm nặng (tuy nhiên, các nhà tài trợ khi SPAC nổi lên có thể kiếm được lợi nhuận vượt mức), và sự gia tăng của họ thường tăng nhanh trong các giai đoạn bong bóng kinh tế, chẳng hạn như mọi thứ bong bóng vào năm 2020–2021, khi khối lượng và số lượng vốn huy động của các SPAC lập kỷ lục mới mọi thời đại.

Công ty mua lại có mục đích đặc biệt (SPAC) là công ty không có hoạt động thương mại và được hình thành để huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) nhằm mục đích mua lại hoặc sáp nhập với một công ty hiện có.

Quy trình thông thường của một thương vụ SPAC

Một thương vụ SPAC sẽ diễn ra như thế nào?

SPAC là gì?
SPAC là gì?
  • Bước 1: Thành lập một công ty SPAC. Một SPAC được thành lập bởi các nhà tài trợ (sponsors). Họ thường là các nhà đầu tư nổi tiếng; các công ty đầu tư cổ phần tư nhân hay có thể là các nhà đầu tư mạo hiểm.

  • Bước 2: SPAC bắt đầu tiến hành IPO nhằm kêu gọi vốn. Khi đó công ty sẽ chỉ có duy nhất tài sản là số tiền thu được từ IPO. Ở bước  2 này, SPAC tuân thủ quy trình IPO như bất kỳ doanh nghiệp nào. Giá cổ phiếu của các SPAC khi IPO thường trung bình là 10 USD/cổ phiếu. Nếu lên sàn thì SPAC sẽ có mã cổ phiếu; đặc biệt hầu hết số tiền mà các cổ đông đầu tư sẽ được giữ trong tài khoản ủy thác.

  • Bước 3: Tiếp theo SPAC cần tìm kiếm công ty khác để mua lại hoặc sáp nhập. Như vậy công ty đó sẽ trở thành công ty đại chúng (được niêm yết trên sàn); vì nó đã trở thành một phần của SPAC – công ty đã lên sàn từ trước. 

Trong trường hợp một SPAC không thực hiện việc sáp nhập hoặc mua lại bất kỳ công ty nào trong vòng 2 năm đầu sau khi niêm yết trên thị trường, tiền sẽ được hoàn trả lại cho cổ đông. Điều này dẫn đến sự minh bạch và sự đảm bảo cho nhà đầu tư, làm giảm rủi ro đối với việc đầu tư vào các SPAC so với việc mua cổ phiếu trong các IPO truyền thống. Trong trường hợp của các IPO truyền thống, không có sự đảm bảo nào rằng cổ phiếu mà nhà đầu tư mua sẽ không gặp lỗ.

  • Bước 4: Khi thương vụ hoàn tất, công ty được mua sẽ niêm yết trên sàn chứng khoán. Các nhà tài trợ thường nắm cổ phần 20% trong công ty cuối cùng sau khi sáp nhập.

Lợi thế và rủi ro của niêm yết cổ phiếu thông qua sáp nhập SPAC

Tính chất của SPAC

SPAC được biết đến là một giải pháp khá tiện lợi thay cho quá trình IPO truyền thống và tiết kiệm thời gian. 

Thông thường, một thương vụ SPAC tại Mỹ sẽ diễn ra khoảng 3 tháng đến 6 tháng. Còn IPO sẽ mất của doanh nghiệp khoảng 12 đến 18 tháng. Việc tiếp thị trong khi thực hiện SPAC cũng sẽ tiết kiệm chi phí hơn do không cần tạo roadshow để thu hút các nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, giá IPO sẽ phụ thuộc vào thị trường và thời điểm. Trong khi đó, SPAC có thể thương lượng giá trước khi hoàn tất giao dịch. Đây chắc chắn là một lợi thế không hề nhỏ đối với doanh nghiệp.

Các nhà tài trợ SPAC thường sẽ là các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính. Những người này sẽ có thể cung cấp kiến thức chuyên môn về quản lý. Đồng thời họ cũng có thể nắm giữ một vai trò nào đó trong hội đồng quản trị từ đó giúp công ty có được hướng đi đúng đắn nhất.

Lợi thế khi niêm yết cổ phiếu thông qua SPAC

Có thể thấy SPAC được hiểu là một hình thức gọi vốn và niêm yết cho các công ty muốn được niêm yết trên sàn. Một số lợi thế của việc sáp nhập với SPAC đó là:

  • Tiết kiệm chi phí và có được mức giá tốt hơn IPO truyền thống

  • Hạn chế được việc công bố thông tin cũng như không cần những quy định phức tạp.

  • Việc sáp nhập với SPAC sẽ cho phép một công ty vừa trở thành doanh nghiệp đại chúng. Nó vừa có thể huy động được tiền vốn nhanh chóng hơn so với một cuộc IPO thông thường. Do thông thường một vụ SPAC thâu tóm công ty có thể hoàn tất trong vòng chỉ vài tháng, thay vì một quy trình có thể kéo dài lên tới 6 tháng để đăng ký IPO với uỷ ban chứng khoán.

  • Sáp nhập SPAC là một cách niêm yết cửa sau cho các công ty start-up.

  • Quy trình thẩm định của SPAC thường không nghiêm ngặt như của một vụ IPO được thực hiện theo cách truyền thống.

Rủi ro khi niêm yết cổ phiếu thông qua SPAC

Ngoài những lợi thế này thì quá trình sáp nhập SPAC cũng sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho nhà đầu tư; chẳng hạn như:

  • Những công ty muốn lên sàn thông qua một vụ sáp nhập với SPAC có thể bị chính các cổ đông của SPAC đó từ chối.

  • Do không cần trải qua những quy định về thẩm định; nên nhiều trường hợp mức lãi suất sẽ không cao. Chẳng hạn như: công ty tư vấn Renaissance Capital đã khẳng định rằng lợi nhuận bình quân từ các vụ sáp nhập SPAC trong thời gian 5 năm từ 2015-2020 thì thấp hơn so với mức lợi nhuận bình quân mà nhà đầu tư thu được từ các vụ IPO trong cùng khoảng thời gian.

SPAC là gì?
SPAC là gì?

Doanh nghiệp SPAC được định giá như thế nào?

Các ngân hàng cố gắng tìm cách định giá cổ phiếu khi thảo luận với các nhà đầu tư hoặc tổ chức trước khi công ty niêm yết (IPO). Họ cùng tham gia vào đấu thầu để xác định giá cổ phiếu và số lượng cổ phiếu mà tổ chức sẽ mua. Quá trình này giúp đầu tư gia xác định giá mỗi cổ phiếu mà công ty sẽ ra mắt trên thị trường công chúng.

Tuy nhiên, khi một SPAC mua lại một công ty mục tiêu sau khi đã IPO và cổ phiếu SPAC đã được niêm yết trên thị trường, không có cơ hội xây dựng sổ sách dựa trên tình hình tài chính của công ty mục tiêu. Trong tình huống mà thị trường đánh giá giá phải trả cho công ty mục tiêu là quá cao, thì giá cổ phiếu của SPAC có thể giảm xuống.

Xem thêm

Tìm phòng giao dịch gần nhất

Tỉnh/thành

Quận/huyện

cat-img
icon-action
zalomessenger
scroll-top