ROE là gì? Ý nghĩa của chỉ số ROE trong tài chính

12/07/2022

Chỉ số ROE dùng để đánh giá hiệu suất hoạt động của một doanh nghiệp, đây được coi là một chỉ số quan trọng trong tài chính. Thường được các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp sử dụng nhằm làm tài liệu tham khảo khi quyết định đầu tư vào một mã cổ phiếu nào đó. Vậy ROE là gì? Pollock ROE là gì? Ý nghĩa của chỉ số này giúp ích được gì cho bạn? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nha! 

ROE là gì? ROE là viết tắt của từ gì? 

ROE là viết tắt của từ gì? -  ROE viết tắt của từ tiếng anh - Return On Equity. Được hiểu là lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là chỉ số đo lường mức độ hiệu quả của việc sử dụng vốn chủ sở hữu trong doanh nghiệp.

Nói cách khác, trong đầu tư khi một nhà đầu tư bỏ ra số vốn đang có (không tính vốn huy động, vay mượn) để thành lập doanh nghiệp, công ty hoặc cơ sở kinh doanh và sau một thời gian thu được lãi thì ROE là tỷ số của số tiền lời thu được/ tiền vốn bỏ ra.

ROE là chỉ số quan trọng trong việc đánh giá cổ phiếu

ROE là chỉ số quan trọng trong việc đánh giá cổ phiếu

Đối với các nhà đầu tư chuyên nghiệp, ROE là một chỉ số rất quan trọng. Nhà đầu tư muốn xem doanh nghiệp mà họ có ý định đầu tư sẽ sử dụng số tiền đầu tư của mình để tạo ra lợi nhuận như thế nào và có thực sự đem lại hiệu quả không. ROE cũng là tỷ lệ để thể hiện một công ty/doanh nghiệp có đang khỏe hay đang yếu so với các doanh nghiệp khác cùng ngành và trên thị trường.

Ý nghĩa ROE là gì và cách tính chỉ số ROE là gì?

ROE là gì sẽ cho bạn thông tin một đồng vốn của chủ sở hữu công ty tạo ra bao nhiêu đồng lãi. Nếu như chỉ số này là dương thì doanh nghiệp làm ăn có lãi và ngược lại nếu chỉ số này âm tức là công ty đó đang làm ăn thua lỗ. Tỷ số này cũng phụ thuộc vào quy mô, mức độ rủi ro và thời vụ kinh doanh của doanh nghiệp.

Chỉ số ROE mang những ý nghĩa sau:

  • Đối với doanh nghiệp/cơ sở kinh doanh: Nếu ROE mang giá trị cao, ban lãnh đạo của doanh nghiệp có thể tiếp tục duy trì chiến lược kinh doanh hiện tại. Ngược lại, trường hợp chỉ số ROE thấp thì công ty sẽ tiến hành xem xét và điều chỉnh lại chiến lược sao cho phù hợp và đạt hiệu quả tốt hơn. 
  • Đối với các cá nhân nhà đầu tư: Nhà đầu tư thường sử dụng ROE như một trong những chỉ số để đánh giá khả năng đầu tư vào một doanh nghiệp. Vì nó có thể tính toán và đo lường hiệu quả, lợi nhuận của một đơn vị. Một doanh nghiệp có ROE càng cao thì khả năng nhận được vốn đầu tư sẽ càng dễ dàng hơn và cổ phiếu cũng sẽ có xu hướng tăng tương ứng.

Cách tính chỉ số ROE theo công thức sau:

ROE = 100% x (Lợi nhuận ròng sau thuế/Tổng vốn chủ sở hữu)

Trong đó:

  • Lợi nhuận sau thuế: Được hiểu là phần lợi nhuận sau khi đã trừ đi thuế hay chính là lãi ròng sau khi lấy tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí trong quá trình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp
  • Vốn chủ sở hữu: Là nguồn vốn của chủ sở hữu công ty/doanh nghiệp/đơn vị kinh doanh

Cả 2 thông tin trên đều dễ dàng tìm thấy ở báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp. Lợi nhuận sau thuế thường được đặt ở bảng kết quả hoạt động kinh doanh, Vốn chủ sở hữu sẽ nằm ở bảng cân đối kế toán của công ty.

ROE là gì trong đầu tư chứng khoán?

ROE là chỉ số tài chính và nó phản ánh thông tin về hiệu quả sử dụng dòng vốn của doanh nghiệp. Chính vì thế, ROE được rất nhiều nhà đầu tư coi là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá trước khi đầu tư chứng khoán. 

Để sử dụng ROE trong đầu tư cổ phiếu, cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Khi lựa chọn cổ phiếu của những doanh nghiệp có ROE cao, thì theo các chuyên gia bạn nên chọn cổ phiếu của những doanh nghiệp có ROE từ 15% trở lên sẽ đạt mức tiềm năng để đầu tư. 
  • Tiêu chuẩn ROE áp dụng cho từng ngành nghề là khác nhau. Vì vậy, không nên so sánh ROE của các doanh nghiệp khác ngành so sánh ROE các doanh nghiệp cùng ngành để so sánh các cổ phiếu. Đặc biệt, bạn nên theo dõi và xem xét ROE toàn ngành để có được quyết định đầu tư tốt nhất. Ví dụ, nếu quan tâm tới ngành kinh doanh đồ gia dụng, thì nên ưu tiên những cổ phiếu có ROE cao hơn trung bình toàn ngành. 
  • Và đừng quên xem xét cẩn thận các yếu tố tác động tới ROE của doanh nghiệp theo mô hình Dupont bởi vì không phải trong trường hợp nào ROE cao cũng là tốt. Trước khi đầu tư bạn nên nắm rõ những yếu tố ảnh hưởng tới sự giảm, tăng của ROE và đánh giá những ảnh hưởng đó thuộc vào tiêu cực hay tích cực, ngắn hạn hay dài hạn.

ROE phản ánh thông tin về hiệu quả sử dụng dòng vốn của doanh nghiệp

ROE phản ánh thông tin về hiệu quả sử dụng dòng vốn của doanh nghiệp

Chỉ số ROE bao nhiêu là tốt?

Thông thường, chỉ số ROE được coi là tốt sẽ là cao hơn mức lãi suất của ngân hàng ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, với một doanh nghiệp có đủ năng lực cạnh tranh theo tiêu chuẩn quốc tế cần sẽ đảm bảo được chỉ số ROE ở mức tối thiểu là 15%.

Song chỉ số ROE tốt hay xấu còn phụ thuộc vào ROE trung bình ngành của doanh nghiệp. Một số ngành đặc thù xu hướng có thể ROE cao hơn những ngành khác. Do đó, nếu so sánh ROE giữa các công ty trong cùng ngành sẽ mang lại ý nghĩa cao nhất nhằm giúp đánh giá xem cổ phiếu đó có đáng đầu tư cổ phiếu hay không.

Một lưu ý khi đánh giá ROE là bạn nên theo dõi doanh nghiệp đó khoảng thời gian ít nhất là 3 năm. Vì vậy mà các chuyên gia cũng thường hay khuyên các nhà đầu tư nên đầu tư cổ phiếu trong dài hạn dài hạn ít nhất là 3 năm. 

Những lưu ý khi chỉ số ROE quá cao?

Khi bạn chưa hiểu rõ về ROE thì sẽ cho rằng chỉ số ROE càng cao càng tốt mà bỏ qua các yếu tố khác. Tuy nhiên nó chỉ thực sự tốt nếu thu nhập ròng cực kỳ lớn so với vốn chủ sở hữu bởi khi là đó hoạt động của doanh nghiệp đó là rất tốt. 

Tuy nhiên, chỉ số ROE quá cao thường do tài khoản vốn chủ sở hữu nhỏ hơn mức thu nhập ròng, điều này cũng lại chỉ ra những rủi ro. 

ROE quá cao vì các lý do:

  • Tồn tại dư nợ: Dư nợ là vấn đề có thể dẫn tới chỉ số ROE quá cao. Nếu công ty A vay nặng lãi, nó có thể làm tăng ROE vì vốn chủ sở hữu sẽ bằng tài sản trừ dư nợ. Một doanh nghiệp càng có nhiều nợ, vốn chủ sở hữu có thể giảm xuống.
  • Thu nhập ròng âm: Chỉ số ROE là gì có thể cố tình được tạo cao do thu nhập ròng của doanh nghiệp tại thời điểm đó đang âm. Đối với một doanh nghiệp có lỗ ròng hoặc âm vốn chủ sở hữu thì không nên tính ROE.
  • Lợi nhuận thiếu nhất quán: Giả sử doanh nghiệp A hoạt động không có lãi trong vòng vài năm. Các khoản lỗ hàng năm được ghi nhận trên bảng cân đối kế toán dưới dạng “lỗ giữ lại” ở phần vốn chủ sở hữu. Như vậy, các khoản lỗ mang giá trị âm và làm giảm vốn của cổ đông. Trường hợp doanh nghiệp A làm ăn thuận lợi trong năm gần nhất và có lãi trở lại thì mẫu số trong tính toán ROE hiện tại sẽ rất nhỏ do sau nhiều năm làm ăn thua lỗ và không có doanh thu. Điều này làm cho chỉ số ROE của công ty A cao không đúng hay còn gọi là cao giả. 

Thêm điều cần chú ý nữa là trong bất kì trường hợp nào ROE mang giá trị âm hoặc cao bất thường thì đều được coi là một trong những dấu hiệu cảnh báo đáng phải xem xét kỹ càng. 

Lợi ích của việc tính toán ROE

  • Tính toán được tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp = tỷ lệ tái đầu tư x ROE
  • Đánh giá khả năng tạo ra giá trị cho các cổ đông
  • Nhận diện lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp

Ngoài ROE là gì, bạn cần biết thêm những chỉ số khác để đánh giá doanh nghiệp được đúng nhất

Ngoài ROE là gì, bạn cần biết thêm những chỉ số khác để đánh giá doanh nghiệp được đúng nhất

Hạn chế của chỉ số ROE

  • ROE thường bị điều chỉnh bởi chính sách kế toán: Điều này xảy ra khi doanh nghiệp tăng hoặc giảm nguồn vốn quỹ dự phòng, làm ảnh hưởng tới lợi nhuận ròng. Cũng từ đó mà ROE thay đổi. Trong trường hợp mà doanh nghiệp tự thu mua lại cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường của mình cũng sẽ khiến lượng cổ phiếu giảm xuống, tỷ số ROE sẽ tăng lên theo mục đích
  • ROE là chỉ số không ổn định: Điều này xảy ra do sự bất thường trong lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong từng giai đoạn khác nhau doanh nghiệp sẽ có chính sách phát triển thay đổi hoặc do thị trường thay đổi, điều này khiến lợi nhuận hàng quý và hàng năm của doanh nghiệp không giống nhau. Vì vậy, nhà đầu tư cũng sẽ gặp khó khăn trong việc đánh giá chính xác tiềm năng, cũng như hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

ROE không bao gồm các yếu tố tài sản vô hình: Công thức tính ROE chỉ gồm 2 yếu tố là lợi nhuận sau thuế và vốn của chủ sở hữu mà không có các tài sản vô hình như bản quyền, phát minh, nhãn hiệu… nên sẽ làm cho phép tính bị sai lệch không phản ánh đúng lợi thế của từng công ty.

Bất kì chỉ số nào cũng có lợi thế phản ánh sức khỏe tài chính về một mặt nào đó của doanh nghiệp. Do đó, trong quá trình đầu tư bạn không nên đặt tỷ trọng một chỉ số quá cao mà nên tham khảo các chỉ số cơ bản khác. Tính toán phù hợp với khẩu vị đầu tư của mình trước khi đưa ra quyết định để đánh giá được đúng đắn nhất. 

Bài viết trên đã cung cấp các thông tin về ROE là gì, chỉ số ROE là gì,... Mong rằng bạn đã có cho mình kiến thức cần thiết để đầu tư trên thị trường chứng khoán.  Và nếu bạn đang cần vay tiền mặt nhanh để đầu tư vào chứng khoán thì hãy gọi ngay đến Hotline 1800 6388 của F88 nhé.

Tìm phòng giao dịch gần nhất

Tỉnh/thành

Quận/huyện

cat-img
scroll-top