25/12/2023
Quy tắc 10/20 giúp bản xác định khi nào thì khoản nợ tiêu dùng là “quá nhiều”.
Nếu có vẻ như bạn không kiểm soát được tài chính của mình và đang phải vật lộn để đảm bảo mọi thứ không vượt khỏi tầm kiểm soát, quy tắc 20/10 là một trong những điều cần lưu ý. Quy tắc này được sử dụng để giới hạn số nợ bạn có thể trả một cách thoải mái với thu nhập hàng tháng và hàng năm của mình.
Quy tắc 20/10 đặt ra các giới hạn về số tiền bạn phải trả hàng năm và hàng tháng để thanh toán nợ tiêu dùng. Quy tắc này có thể giúp bạn cân nhắc xem bản thân có đang chi tiêu quá nhiều cho các khoản thanh toán nợ hay không. Đồng thời, nó hỗ trợ hạn chế khoản vay bổ sung giúp cân bằng tài chính.
Có 2 phần trong quy tắc 20/10:
20% thu nhập hàng năm: Mô tả phần thu nhập hàng năm nên được chi cho nợ. Khi bạn tính toán nợ tiêu dùng, tổng khoản vay không được vượt quá 20% thu nhập hàng năm sau thuế.
10% thu nhập hàng tháng: Mô tả số tiền thu nhập hàng tháng sẽ được dùng để trả nợ. Các khoản thanh toán nợ tiêu dùng hàng tháng không được vượt quá 10% thu nhập ròng.
Quy tắc 20/10 rất dễ sử dụng vì nó chỉ yêu cầu 2 phép tính đơn giản để đảm bảo bạn đang đi đúng hướng.
Bắt đầu với thu nhập hàng tháng sau thuế của bạn, nhân khoản tiền đó với 10%. Theo quy tắc 20/10, đây là số tiền bạn nên dùng để trả nợ mỗi tháng. Ví dụ, nếu bạn kiếm được 20 triệu đồng mỗi tháng, tổng số tiền thanh toán nợ tiêu dùng mỗi tháng không được nhiều hơn 2 triệu đồng (20 x 10% = 2 triệu đồng)
Tiếp theo, hãy xem số tiền có thể vay nợ hàng năm của bạn. Nhân thu nhập hàng tháng sau thuế với 12 để biết được thu nhập thu nhập hàng năm sau thuế. Sau đó, nhân số tiền đó với 20%. Tổng số nợ tiêu dùng không được cao hơn con số đó.
Ví dụ, nếu kiếm được 20 triệu đồng mỗi tháng, tức là 240 triệu đồng/năm, tổng số nợ hàng năm không được vượt quá 48 triệu đồng (240 x 20% = 48 triệu đồng). Nếu bạn không dự tính trước số nợ mà bản thân có thể gánh vác hàng năm, đến khi vay nợ quá nhiều bạn sẽ dễ dàng rơi vào cảnh cạn kiệt tiền bác. Điều này không chỉ gây áp lực lên tài chính mà còn là cảm xúc cá nhân.
Quy tắc 20/10 có thể giúp bạn theo 2 cách. Nó cung cấp một hướng dẫn quản lý tiền bằng cách đưa ra con số tối đa mà bạn có thể mắc nợ tiêu dùng. Đồng thời, nó cũng hướng dẫn bạn lập ngân sách hàng tháng để trả nợ, cho bạn một khuôn khổ để kiểm soát tài chính cá nhân.
Bằng cách tính toán số tiền tối đa mà bạn nên dành để trả nợ, quy tắc 20/10 giúp bạn đặt ra các mục tiêu tài chính. Điều này hỗ trợ bạn quyết định nơi bạn cần thay đổi thói quen liên quan đến tiền bạc, chẳng hạn như hạn chế vay mượn và bắt đầu trả hết nợ tiêu dùng.
Lợi ích chính của quy tắc 20/10 là nó hạn chế khoản vay cá nhân và số tiền bạn nợ. Có một hướng dẫn cụ thể sẽ tạo ra cấu trúc rõ ràng giúp bạn quản lý tài chính dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, quy tắc 20/10 cũng có nhược điểm. Việc bạn chọn tuân theo nó hay không có thể phụ thuộc vào tình hình tài chính cá nhân. Bên cạnh đó, quy tắc 20/10 sẽ không tính đến những khoản nợ lớn chẳng hạn như thanh toán thế chấp, trả góp mua nhà. Nó chỉ áp dụng cho khoản nợ tiêu dùng của bạn, bao gồm các khoản thanh toán cho: thẻ tín dụng, vay mượn bạn bè người thân để chi tiêu hàng ngày,…
Quy tắc 20/10 không đề cập đến số tiền bạn nên chi tiêu cho các hạng mục khác, chẳng hạn như chi phí sinh hoạt hoặc tiết kiệm cho hưu trí. Thay vào đó, nó chỉ nhìn vào số nợ mà bạn đang phải gồng gánh.
Ngược lại, quy tắc 70/20/10 xem xét một bức tranh tài chính đầy đủ hơn bằng cách đặt giới hạn cho các khoản chi tiêu khác của bạn. Theo quy tắc 70/20/10, bạn nên chi tiêu:
70% thu nhập sau thuế dành cho chi phí sinh hoạt, chẳng hạn như thực phẩm, chăm sóc trẻ em, bảo hiểm, chi phí tùy ý và tiền thuê nhà hoặc thế chấp của bạn
20% cho khoản tiết kiệm, chẳng hạn như quỹ khẩn cấp, tài khoản hưu trí, quỹ đại học hoặc các mục tiêu tiết kiệm khác.
10% đối với nợ tiêu dùng, chẳng hạn như thanh toán bằng thẻ tín dụng hoặc khoản vay mua ô tô.
Cả quy tắc 20/10 và quy tắc 70/20/10 đều cung cấp một khuôn khổ để quản lý tài chính hiệu quả, hạn chế chi tiêu và đánh giá bất kỳ khoản nợ nào mà bạn dự định nhận. Bạn sử dụng hệ thống nào tùy thuộc vào thói quen chi tiêu cá nhân.
F88.vn
Xem thêm
MỤC LỤC
Tỉnh/thành
Quận/huyện