Quản trị rủi ro là gì? Phương pháp quản trị rủi ro doanh nghiệp

29/09/2022

Quản trị rủi ro là việc làm rất cần thiết cho mỗi doanh nghiệp trong thời đại thị trường có tính cạnh tranh, khó khăn và ngày càng khốc liệt như hiện nay. Việc này cũng đồng nghĩa là rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào, thực hiện tốt quản trị rủi ro có thể giúp doanh nghiệp bạn trong việc nắm bắt và xác định các mối nguy tiềm ẩn nhằm kịp thời đưa ra phương hướng giải quyết nhằm giảm thiểu thiệt hại. Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ đi tìm hiểu quản trị rủi ro là gì? Và 6 phương pháp quản trị rủi ro doanh nghiệp nhé!

Quản trị rủi ro là gì?

Quản trị rủi ro được hiểu là quá trình cải tiến liên tục nhằm tìm kiếm, xác định, đánh giá và giảm thiểu tất cả các rủi ro có thể liên quan ảnh hưởng tới hoạt động, sự vận hành của một doanh nghiệp. Quản trị rủi ro thường được thực hiện bởi những vị trí cấp cao trong một công ty, họ có thể là cố vấn nhân sự, chuyên gia tài chính, giám đốc điều hành,..

Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp là gì?

Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp là gì? 

Các loại quản trị rủi ro thường gặp hiện nay

Chúng ta cùng đi tìm hiểu những rủi ro mà doanh nghiệp rất dễ gặp phải trong quá trình vận hành và hoạt động kinh doanh nhé:

1. Rủi ro hoạt động

Được định nghĩa là những rủi ro tiềm ẩn liên quan đến hoạt động hàng ngày của một doanh nghiệp. Ví dụ như quy trình chăm sóc khách hàng. Một số ý kiến cho rằng rủi ro vận hành chỉ xảy ra với những quy trình kém hiệu quả hoặc không phù hợp, tuy vậy vẫn xảy ra quy trình được xây dựng có vẻ hoàn hảo và đang được vận hành tốt những vẫn xảy ra trường hợp rủi ro.

2. Rủi ro danh tiếng

Rủi ro danh tiếng là những rủi ro gây ra khiến cho danh tiếng doanh nghiệp xấu đi vì những hành vi và hoạt động trước đó. Ví dụ như các hành vi thiếu trung thực, gian lận, thiếu tôn trọng hoặc thể hiện năng lực kém cỏi trong quá khứ. Việc sụt giảm danh tiếng có thể khiến cho một doanh nghiệp đang ở top đầu có thể phá sản bất cứ lúc nào. Việc này có tính nghiêm trọng rất lớn, nên bạn phải hết sức cẩn thận trong các hoạt động để xây dựng hình ảnh và bảo vệ danh tiếp của mình.

3. Rủi ro tín dụng

Rủi ro mà các khách hàng nợ tiền của công ty không có khả năng thanh toán. Với đa số doanh nghiệp, rủi ro này thường liên quan đến rủi ro khoản phải thu.

4. Rủi ro cạnh tranh

Đây là rủi ro mà công ty đối thủ sẽ có lợi thế hơn so với công ty mình và có nguy cơ làm chậm quá trình tăng trưởng của doanh nghiệp. Ví dụ đối thủ có chi phí sản xuất rẻ hơn nên giá thành bán ra rẻ hơn hoặc chất lượng sản phẩm tốt hơn, khiến khách hàng lựa chọn nhiều hơn.

5. Rủi ro tỷ giá

Rủi ro trong những đợt biến động trong tỷ giá hối đoái có thể ảnh hưởng đến giá trị tài sản và giá trị của những giao dịch trong doanh nghiệp. Thông thường tỷ giá hối đoái sẽ biến động nhưng không quá bất ổn vì chúng chịu ảnh hưởng bởi một loạt các sự kiện kinh tế, chính trị trong và ngoài nước.

6. Rủi ro từ nền kinh tế

Những điều kiện của nền kinh tế làm gia tăng chi phí hoặc giảm doanh số bán hàng của doanh nghiệp.

7. Rủi ro tuân thủ

Rủi ro khi doanh nghiệp vi phạm các quy định của pháp luật. Nhiều khi doanh nghiệp hoàn toàn có ý thức tuân thủ pháp luật, nhưng vẫn xảy ra vi phạm ngoài mong muốn do không cẩn thận và mắc lỗi

8. Rủi ro pháp lý

Rủi ro này xảy ra trong trường hợp các quy định pháp luật mới của đất nước nơi doanh nghiệp hoạt động được ban hành gây khó khăn cho việc kinh doanh. Việc này có thể dẫn tới việc doanh nghiệp phải đối mặt với thiệt hại về chi phí hoặc các tranh chấp pháp lý phát sinh.

9. Rủi ro chiến lược

Rủi ro xảy ra trong quá trình doanh nghiệp lên kế hoạch hay thực thi chiến lược sai dẫn tới thiệt hại. 

10. Rủi ro lãi suất

Rủi ro thay đổi lãi suất có thể làm gián đoạn hoạt động kinh doanh. Ví dụ, lãi suất có thể làm tăng chi phí vốn doanh nghiệp và vì vậy ảnh hưởng ít nhiều đến mô hình kinh doanh và lợi nhuận.

11. Rủi ro chính trị

Rủi ro chính trị là xác suất mà các sự kiện, quyết định chính trị ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp dẫn đến thua lỗ. Trong trường hợp xảy ra chính trị hoặc các sự kiện mang tầm đất nước, nó sẽ ảnh hưởng lên mọi mặt nền kinh tế và của chính các doanh nghiệp. Từ thuế đến lãi suất, chi phí kinh doanh,... 

các loại hình rủi ro doanh nghiệp thường gặp

Hiểu được các rủi ro thường gặp giúp doanh nghiệp phòng tránh và có những biện pháp xử lý kịp thời

12. Rủi ro tài chính 

Quản lý rủi ro tài chính là việc làm không thể thiếu đối với sự vận hành và phát triển với bất kì doanh nghiệp nào. Quản trị rủi ro hợp lý sẽ giúp chúng ta giảm thiểu được những thiệt hại về tài chính, tối ưu hóa lợi nhuận, đảm bảo cho hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp được thuận lợi.

Tác động của rủi ro tài chính đối với doanh nghiệp

a, Tác động đến chi phí

Nó được thể hiện ở 3 khía cạnh sau:

  • Chi phí kinh doanh. Các khoản chi phí kinh doanh phát sinh do rủi ro tài chính có thể kể đến như:  Tăng chi phí do chi phí thiệt hại về tài sản, giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng hay ảnh hưởng của lãi vay, chênh lệch tỷ giá hối đoái, chi phí khắc phục, bồi thường hoặc xử lý tổn thất liên quan đến các vấn đề vận hành.
  • Chi phí huy động vốn. Trường hợp doanh nghiệp có rủi ro tài chính cao thì sẽ phải tính toán thêm phần bù đắp rủi ro cho nhà tài trợ và nhà đầu tư. Điều này làm tăng chi phí sử dụng vốn của công ty.
  • Chi phí khó khăn tài chính. Trường hợp doanh nghiệp rơi vào giai đoạn suy thoái, phá sản. Bao gồm: Các chi phí trực tiếp liên quan đến thực hiện hoạt động phá sản và các chi phí gián tiếp như đánh mất thương hiệu, thị trường, khách hàng,… Điều này dẫn đến giá trị doanh nghiệp bị giảm sút.

b, Tác động đến lợi nhuận

Thông thường, những dự án có lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn. Cũng vì thế, trước khi quyết định đầu tư thì bạn sẽ cần xem xét mặt lợi hại và lợi nhuận mang lại liệu đã tương xứng với những rủi ro có thể gặp phải hay chưa. Đặc biệt là rủi ro tài chính có thể dẫn đến tình trạng gia tăng chi phí và ảnh hưởng tới lợi nhuận, mà nếu không có biện pháp kịp thời sẽ rất khó để khắc phục.

Vì sao doanh nghiệp cần quản trị rủi ro?

Quản trị rủi ro sẽ giúp Ban Giám đốc công ty đưa ra các quyết định hiệu quả. Đồng thời giảm thiểu thiệt hại trong trường hợp xuất hiện rủi ro trong quá trình điều hành, quản lý.

Quản trị rủi ro còn hỗ trợ công ty hoàn thành mục tiêu chiến lược đã đặt ra nhờ vào việc đánh giá mức độ ảnh hưởng và khả năng xảy ra các trường hợp xấu nhất. Truy tìm đến tận cùng nguồn gốc gây ra thiệt hại và giúp công ty ứng phó linh hoạt trước sự thay đổi của thị trường.

Quản trị rủi ro giúp bạn kêu gọi vốn đầu tư tốt hơn, tạo thêm nhiều lợi thế do tạo dựng được lòng tin mạnh mẽ trước nhà đầu tư. Hiện nay, tổ chức đánh giá tín dụng hoàn toàn có thể yêu cầu doanh nghiệp công bố khả năng quản lý rủi ro để có cơ sở đánh giá mức độ quản lý và sự tương quan giữa trường hợp rủi ro xảy ra với lợi nhuận thu được. Trường hợp doanh nghiệp quản lý rủi ro tốt sẽ có khả năng ứng biến linh hoạt và xử lý được các vấn đề hiệu quả hơn đối với những doanh nghiệp không có sự chuẩn bị rủi ro kỹ lưỡng. 

Nhờ vào việc phát hiện rủi ro, doanh nghiệp sẽ có sẵn biện pháp ứng biến. Tiết kiệm được nhiều nguồn lực, chi phí và thời gian. Từ đó tối ưu tương quan giữa rủi ro và lợi nhuận.

Yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro

  • Quy mô của doanh nghiệp
  • Năng lực của tổ chức
  • Cơ cấu hoạt động của doanh nghiệp đơn giản hay phức tạp, tiềm ẩn nhiều hay ít rủi ro + Trình độ của cấp quản lý, cấp lãnh đạo.

Quá trình quản trị rủi ro diễn ra liên tục, từ nhận diện, phân tích, đánh giá rủi ro và tác động của chúng đến doanh nghiệp để có chính sách, biện pháp tối ưu nhất. Hiện nay, có một công cụ hỗ trợ chống lại tổn thất của rủi ro, bảo vệ doanh nghiệp đó là bảo hiểm. Việc mua bảo hiểm sẽ hạn chế tổn thất của rủi ro có trong hợp đồng bảo hiểm.

Cách quản lý rủi ro trong doanh nghiệp

Thông thường, quy trình quản lý rủi ro doanh nghiệp sẽ gồm 6 bước:

Bước 1. Xác định giới hạn xử lý rủi ro

Ở bước này, bạn sẽ cần xây dựng được bối cảnh và môi trường kinh doanh trong việc thực thi chiến lược và mục tiêu của công ty để từ đó có thể xác định được hạn định xử lý rủi ro, mức độ quản lý rủi ro. Và cũng là để gắn kết các hoạt động với các bước công việc chính trong quản lý rủi ro.

Bước 2: Nhận diện rủi ro

Công việc tiếp theo là nhận diện rủi ro bằng cách phát hiện được các sự kiện có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu doanh nghiệp. Sau khi đã liệt kê sự kiện có thể ảnh hưởng thì bạn sẽ cần phân chia thành rủi ro cấp nhóm, cấp đơn vị, cấp công ty, để dễ dàng quản lý.

Bước 3: Đánh giá rủi ro

Sau khi đã nhận diện được rủi ro, chúng ta sẽ cần đi tiếp đánh giá các rủi ro có khả năng xảy ra hay không, xảy ra trong tương lai xa hay tương lai gần và mức độ ảnh hưởng tới tình hình sản xuất, kinh doanh, để có thể xem xét các biện pháp kiểm soát rủi ro.

Dựa vào bảng phân cấp phía trên, công ty sẽ xác định được mức độ ưu tiên quản lý dựa trên bộ tiêu chí đo lường được lượng hóa gắn với giá trị cụ thể cho các khả năng xảy ra và mức độ ảnh hưởng của rủi ro. Từ đó xác định mức độ chấp nhận rủi ro của công ty cho từng loại và mức độ rủi ro.

Bước 4: Xử lý rủi ro tiềm năng

Chúng ta sẽ ưu tiên các rủi ro có khả năng xảy ra cao hơn và mức độ thiệt hại lớn để giải quyết trước, chúng ta sẽ có một số biện pháp xử lý như:

  • Duy trì rủi ro hay chấp nhận rủi ro: Bạn sẽ xác định thiệt hại trong quá trình vận hành và kinh doanh. Nếu rủi ro không lớn và khả năng xảy ra thấp, bạn có thể cân nhắc chấp nhận rủi ro này và lợi nhuận trong kinh doanh vẫn được đảm bảo cao hơn mức rủi ro này. Một số rủi ro, công ty sẽ không có biện pháp nào khác ngoài việc chấp nhận để kế hoạch kinh doanh vẫn được diễn ra đúng dự định.
  • Chuyển giao rủi ro (tên tiếng anh là risk transfer): Tại phương pháp này rủi ro sẽ được chuyển giao một phần hoặc toàn bộ cho các tổ chức (thường là công cụ tài chính phái sinh hoặc các đơn vị bảo hiểm) hoặc cá nhân. Phương pháp này làm giảm thiểu thiệt hại cho doanh nghiệp. 
  • Kiểm soát, ngăn ngừa rủi ro và giảm bớt các thiệt hại: Tại đây, bộ phận quản trị rủi ro phải liên tục review, đánh giá và có biện pháp kịp thời trước khi rủi ro xảy ra.Hạn chế thiệt hại rủi ro gây ra. 
  • Né tránh rủi ro: Né tránh rủi ro là biện pháp mang đầy rủi ro và không được ưu tiên áp dụng. Biện pháp này được định nghĩa là bạn sẽ bỏ qua, dừng lại hẳn các vấn đề và dự án có tính chất rủi ro. Biện pháp này an toàn nhưng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp bạn sẽ phải bỏ qua những cơ hội và lợi nhuận của mình. Dự án kinh doanh nào cũng chứa nhiều rủi ro và nếu áp dụng phương pháp né tránh rủi ro, doanh nghiệp bạn sẽ mất đi cơ hội kinh doanh. Phương pháp này chỉ nên áp dụng với những rủi ro thiệt hại lớn. 

Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp là việc cực kỳ thiết thực

Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp là việc cực kỳ thiết thực

Bước 5: Kiểm soát rủi ro

Tại đây, bạn sẽ thực hiện các quy trình, biện pháp để kiểm soát và ứng phó với rủi ro gồm có:

  • Kiểm soát phòng ngừa: Các biện pháp xử lý để ngăn chặn sự cố, lỗi hay các giao dịch, hành động không mong muốn xảy ra. 
  • Kiểm soát phát hiện: Giám sát hoạt động, các quy trình nhằm tìm ra giải pháp kiểm soát phòng ngừa còn thiếu sót và lỗi sự cố xảy ra. 
  • Kiểm soát khắc phục: Có những biện pháp xử lý để nhằm khôi phục về trạng thái ban đầu. Hoặc bạn sẽ giảm được hậu quả, giảm thiệt hại của sự cố, lỗ trong các giao dịch hay hành động nào đó. .

Bước 6: Giám sát và báo cáo

Cuối cùng, doanh nghiệp bạn sẽ cần giám sát và ra được báo cáo hoạt động quản lý rủi ro và các thay đổi mà có thể ảnh hưởng đến hệ thống quản lý rủi ro của công ty.

Thường thì doanh nghiệp nào cũng phải đối mặt với các rủi ro khác nhau, bình tĩnh nhận định tình hình và quản trị rủi ro sẽ giúp công ty bạn luôn vững mạnh vượt qua, biến rủi ro thành cơ hội. Trong trường hợp cần vay tiền mặt đề đầu tư kinh doanh, bạn có thể tham khảo đơn vị F88 với hơn 10 năm kinh nghiệm phục vụ khách hàng trong lĩnh.

Tìm phòng giao dịch gần nhất

Tỉnh/thành

Quận/huyện

cat-img
scroll-top