Quản lý tài chính cá nhân là gì? 6 bước lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân

25/05/2023

Với những người mới bắt đầu quản lý tài chính cá nhân sẽ còn khá bỡ ngỡ. Bạn sẽ phải làm quen với nhiều khoản, mục liên quan đến việc này. Tuy nhiên, với thông tin được chia sẻ trong bài viết này của F88 sẽ cùng bạn lập kế hoạch quản lý tài chính hiệu quả nhanh chóng. 

Kế hoạch quản lý tài chính cá nhân là gì? 

Kế hoạch tài chính cá nhân là kế hoạch sử dụng nguồn tiền của bản thân cho từng giai đoạn thời gian. Thông qua việc lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân bạn sẽ biết được đầy đủ các hoạt động: thu, chi, tiết kiệm và đầu tư của chính mình. 

Thông thường, lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân sẽ được tạo theo bảng, có sử dụng các công thức tính toán để đảm bảo độ chính xác cũng như mang tính trực quan sinh động cho người sử dụng. 

Lợi ích của việc lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân

Kế hoạch quản lý tài chính cá nhân được tạo ra nhằm giúp chính bản thân bạn quản lý tài chính hiệu quả. Cụ thể: 

  • Đảm bảo tài chính cho bản thân và gia đình.  

  • Chủ động nguồn tài chính cho những trường hợp khẩn cấp. 

  • Giảm bớt gánh nặng và áp lực tài chính trong cuộc sống hàng ngày. 

  • Nhanh chóng đạt được những mục tiêu tài chính, mục tiêu tiết kiệm của bản thân và tự do tài chính.  

4 lợi ích của việc lập kế hoạch tài chính cá nhân 4 lợi ích của việc lập kế hoạch tài chính cá nhân  

6 Bước lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân đơn giản mà hiệu quả nhất 

Bạn hãy bắt đầu lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân theo các bước như sau để đạt hiệu quả nhanh nhất: 

1/ Đánh giá tình hình tài chính trước khi bắt đầu quản lý tài chính cá nhân 

Trung thực đưa ra nhận định về tình hình tài chính của bản thân. Càng chi tiết càng tốt bạn nhé! Ở bước này thông tin sẽ bao gồm toàn bộ những gì liên quan đến tài chính cá nhân như: thu nhập, các khoản nợ, các khoản cho vay, chi phí sinh hoạt Thông tin chi tiết sẽ là cơ sở để bạn lập được kế hoạch quản lý tài chính cá nhân hiệu quả cho bản thân. Để thuận tiện hơn cho việc đánh giá tình hình tài chính, bạn có thể sử dụng các app quản lý chi tiêu cá nhân. 

2/ Đặt ra các mục tiêu tài chính cần đạt được 

Bất cứ mục tiêu tài chính nào bạn muốn thì đều nên ghi ra. Cụ thể bằng tên và giá trị tương ứng cùng thời cần đạt được. Ví dụ: Bạn cần tiết kiệm tiền mua nhà trong 5 năm. Vậy cụ thể là bao nhiêu tiền? Hoặc cần bao nhiêu tiền để nghỉ hưu sớm? Mục tiêu tài chính có thể là mục tiêu chi tiêu, nhưng cũng có thể là mục tiêu tiết kiệm.  

Các mục cần có trong bảng kế hoạch tài chính 3/ Cân nhắc loại bỏ những chi tiêu không cần thiết 

Tiếp tục ghi chép lại những chi tiêu của bạn. Bạn có thấy có bất ổn gì không? Có phải tất cả chi tiêu này là cần thiết? Rà soát và điều chỉnh lại danh sách chi tiêu của bạn để loại bỏ đi những chi tiêu không cần thiết. Chi tiêu không cần thiết là chi tiêu không mang lại hiệu quả, hoặc chỉ là chi tiêu mang tính nhất thời, cảm xúc. Ví dụ: Bạn thích mua thêm 1 thỏi son vì nó đang có giảm giá mặc dù thỏi son bạn đang dùng vẫn còn nhiều.  

4/ Lập kế hoạch chi tiêu chi tiết 

Có nhiều cách để bạn lập bảng kế hoạch chi tiêu. Từ bảng chi tiêu này bạn sẽ lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân của mình hiệu quả. Hãy tham khảo cách lập bảng chi tiêu bằng cách áp dụng: 

  • Quy tắc 50/20/30: Đây là quy tắc phân chia tỷ lệ sử dụng tài chính: 50% cho nhu cầu thiết yếu; 20% cho tiết kiệm hoặc trả nợ, 30% cho tiêu dùng cá nhân. 

  • Quy tắc 6 chiếc hũ: hũ 1 – 55% cho nhu cầu thiết yếu, hũ 2 – 10% cho các kênh đầu tư tiền nhàn rỗi, hũ 3 – 10% cho gửi tiết kiệm, hũ 4 – 10% cho hưởng thụ, hũ 5  – 10% cho giáo dục, hũ 6 – 5% cho từ thiện. 

phương pháp 50/30/20

Quy tắc 50 20 30  

5/ Xác định thời gian hoàn thành các mục tiêu 

Với các mục tiêu tài chính, sau khi xác định được con số cụ thể cùng nội dung liên quan thì việc xác định thời gian thực hiện là cần thiết. Nếu không có thời gian thực hiện thì sẽ không đảm bảo thời hạn đạt mục tiêu. Thời gian hoàn thành các mục tiêu được xây dựng dựa trên bản chất của mục tiêu, tình hình thực tế. Lưu ý, chia nhỏ thời gian hoàn thành để đạt được thời gian tổng của mục tiêu. Ví dụ như: bạn cần tiết kiệm 10 triệu để đi du lịch Nha Trang trong 3 tháng, thì mỗi tháng bạn cần tiết kiệm bao nhiêu, cần tiết kiệm tiền mỗi ngày là bao nhiêu? 

6/ Tuân thủ bảng kế hoạch tài chính 

Quy tắc để bất cứ bảng kế hoạch chi tiêu nào được áp dụng thành công là tính kỷ luật, tuân thủ và sự nghiêm túc khi thực hiện. Sẽ không có một mục tiêu hay kế hoạch chi tiêu nào sẽ thành công nếu chính bản thân bạn bỏ giữa chừng, hoặc không nghiêm túc thực hiện.  

Những điều cần lưu ý khi lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân 

Để việc lập kế hoạch tài chính cá nhân đảm bảo thành công thì bạn hãy tham khảo những lưu ý sau đây: 

  • Đừng lập kế hoạch quản lý tài chính quá xa rời so với thực tế của bạn.  

  • Chủ động theo dõi quá trình thực hiện kế hoạch quản lý tài chính để nhanh chóng có những điều chỉnh phù hợp. 

  • Sử dụng thêm những công cụ hỗ trợ để kế hoạch quản lý tài chính có độ trực quan, chính xác cao như công cụ tính toán, ứng dụng điện thoại… 

Những điều cần lưu ý khi lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân Những điều cần lưu ý khi lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân 

Nguồn: Internet

Tìm phòng giao dịch gần nhất

Tỉnh/thành

Quận/huyện

cat-img
scroll-top