Phi Lợi Nhuận Là Gì? 8 Hình Thức Của Tổ Chức Phi Lợi Nhuận

26/09/2022

Bạn đã từng nghe nói tới tổ chức phi lợi nhuận chưa? Rất nhiều người nhầm lẫn tổ chức phi lợi nhuận là hoạt động không vì lợi nhuận, nhưng điều này là không đúng. Tổ chức phi lợi nhuận thành lập với mục tiêu tạo ra những lợi ích cho cộng đồng, nhưng không phải không tạo lợi nhuận. Vậy tổ chức phi lợi nhuận là gì? Đầu tư phi lợi nhuận là gì? Nếu bạn đang muốn tìm hiểu nhiều hơn về các thông tin này thì tham khảo ngay bài viết nhé!

Phi lợi nhuận là gì?

Phi lợi nhuận là hoạt động không phân phối các quỹ thặng dư cho các cổ đông hay cá thể mà sẽ dụng các quỹ này để tài trợ cho các mục đích đã đặt ra từ đầu của tổ chức là hướng tới điều tốt đẹp cho xã hội.

Đầu tư phi lợi nhuận là gì?

Đầu tư phi lợi nhuận là gì?

Tổ chức phi lợi nhuận là gì?

Tổ chức phi lợi nhuận ( tên tiếng Anh là: Nonprofit Organization, viết tắt là NPO) là tổ chức hoạt động không vì lợi ích của các thành viên trong tổ chức mà tạo ra lợi ích của cộng đồng hay một cá nhân cần được hỗ trợ, làm từ thiện.

  • Tổ chức phi lợi nhuận (tên tiếng anh là Nonprofit Organization, và được viết tắt là NPO) được định nghĩa là tổ chức hoạt động không vì lợi ích của các thành viên trong tổ chức mà vì lợi ích của cộng đồng hay một cá nhân cần được hỗ trợ hoặc vì mục đích từ thiện. Không giống các doanh nghiệp thông thường, lợi nhuận không phải là mục tiêu cuối cùng của tổ chức phi lợi nhuận. Bên cạnh đó, các tổ chức phi lợi nhuận đã được Sở Thuế vụ Hoa Kỳ (IRS) miễn thuế vì giá trị tổ chức mang lại lợi ích nhất định cho cộng đồng, xã hội.
  • Các tổ chức phi lợi nhuận có thể là hiệp hội thương mại, quỹ từ thiện, tổ chức nghệ thuật cộng đồng,... Đa số các cơ quan thuộc chính phủ hoặc chính phủ phù hợp với loại hình này nhưng với các quốc gia thì phần lớn chúng không được coi là tổ chức phi lợi nhuận mà được xếp vào loại tổ chức khác.
  • Tổ chức phi lợi nhuận có thể là một tổ chức phi chính phủ nhưng tổ chức phi chính phủ không nhất thiết là tổ chức phi lợi nhuận vì nó có ý nghĩa rộng lớn hơn. Nó có thể là tổ chức toàn cầu nhưng hoạt động độc lập và không có liên quan đến chính phủ của bất cứ quốc gia nào.
  • Tuy vậy, việc được công nhận là tổ chức phi chính phủ thì không hẳn là dễ. Tại nhiều quốc gia, bạn sẽ cần tuân thủ theo một quy trình rõ ràng, thông lệ quốc tế và được luật pháp nước sở tại công nhận.

NHẬP THÔNG TIN ĐĂNG KÝ VAY:

Vừa có tiền vừa có xe đi. Duyệt vay nhanh chóng trong 15 phút.

Các hình thức tổ chức phi lợi nhuận

Theo giáo sư khoa Chính sách công và Luật thuộc Đại học Duke Hoa Kỳ - Joel L. Fleishman thì tổ chức phi lợi nhuận tồn tại dưới nhiều hình thức và được phân loại khu vực các tổ chức phi lợi nhuận như sau:

Hình thức Hợp tác xã

Hợp tác xã do cá nhân tập hợp thành. Các thành viên có thể được hưởng lợi từ lợi nhuận của hợp tác xã, có chung những quy định, một văn hóa rõ ràng khi theo đuổi các mục tiêu chung về văn hóa, xã hội, kinh tế. Điều đặc biệt là mỗi thành viên đều có một phiếu bầu.

Tổ chức từ thiện

Để hoạt động dưới dạng tổ chức từ thiện, bạn sẽ cần phải đăng ký dưới hình thức ngay từ đầu của công ty là từ thiện.

Tổ chức từ thiện được miễn thuế hoàn toàn và tất cả nguồn lực, lợi nhuận kiếm được đều phải phục vụ cho các hoạt động từ thiện đã đề ra từ trước của tổ chức, có thể được tổ chức như quỹ ủy thác, công ty hoặc hiệp hội.

Tổ chức phi chính phủ (NGO)

Được nhà nước hoặc các tổ chức quốc tế như WHO - Tổ chức y tế Thế Giới tài trợ. Hoạt động dưới dạng độc lập và không có liên quan đến chính phủ của bất cứ quốc gia nào.

Tổ chức cá nhân

Hình thức này cũng giống như tổ chức từ thiện khác. Điểm khác biệt là tổ chức cá nhân có một nguồn cung cấp tài chính. Doanh thu kiếm được từ hình thức này đến từ các khoản đầu tư, tài trợ cho các tổ chức từ thiện khác.

Tổ chức hữu nghị anh em

Dựa trên niềm tin, sở thích chung, mục tiêu của các thành viên như sở thích về văn hóa, xã hội hoặc mục tiêu từ thiện.

Doanh nghiệp xã hội

Doanh nghiệp xã hội có thể bán sản phẩm là hàng hóa hoặc dịch vụ nhằm gây quỹ cho các dự án vì cộng đồng, bất kỳ khoản doanh thu thặng dư nào đều được tái đầu tư vào doanh nghiệp xã hội để thực hiện mục tiêu phục vụ cộng đồng.

Quỹ tương hỗ

Quỹ tương hỗ được gây quỹ từ chính các thành viên trong quỹ (thường là khách hàng). Đa phần là dạng tổ chức tài chính, lợi nhuận được tái đầu tư vào quỹ hoặc để phát triển hoặc duy trì tổ chức.

Phòng thương mại

Nhóm các doanh nhân tập hợp lại để thúc đẩy các hoạt động hợp tác và đầu tư, thương mại, thường gây quỹ từ phí thu được của thành viên của các doanh nghiệp địa phương.

Có nhiều hình thức hoạt động dưới dạng tổ chức phi lợi nhuận

Có nhiều hình thức hoạt động dưới dạng tổ chức phi lợi nhuận

Sự khác biệt giữa phi lợi nhuận và không vì lợi nhuận

Chúng ta thường biết nhiều hơn tới những doanh nghiệp truyền thống được thành lập với mục đích tạo ra lợi nhuận.

Ngoài ra, có những loại hình tổ chức khác được thành lập với các mục tiêu khác. Có những thuật ngữ được sử dụng để mô tả các tổ chức đó như "phi lợi nhuận" và "không vì lợi nhuận". Cả hai loại hình tổ chức có đặc điểm chung là đều vì một mục tiêu khác ngoài lợi nhuận (mục tiêu về cộng đồng, xã hội).

Do những điểm tương đồng gần giống nhau, các tổ chức này thường bị hiểu nhầm là giống nhau và họ dùng thuật ngữ thay thế cho nhau.

Sự khác biệt giữa tổ chức không vì lợi nhuận và tổ chức phi lợi nhuận như sau:

  • Một tổ chức phi lợi nhuận lớn hơn một tổ chức không vì lợi nhuận.
  • Tổ chức phi lợi nhuận có thể bao gồm ủy thác từ thiện hoặc xã hội hợp tác trong khi tổ chức không vì lợi nhuận chỉ bao gồm các hiệp hội hoặc câu lạc bộ tự thành lập mà ra.
  • Tổ chức phi lợi nhuận là một thực thể pháp lý riêng biệt. Còn tổ chức không vì lợi nhuận thì không.

Đặc thù của những tổ chức phi lợi nhuận

Tổ chức hoạt động vì lợi nhuận thường hoạt động theo cơ chế phân phối nguồn quỹ sau khi đã đóng thuế cho các cổ đông. Còn với tổ chức phi lợi nhuận, lợi nhuận chỉ để dùng những nguồn quỹ sẵn có hay xin được để thực hiện những chương trình, hoạt động phục vụ cho lợi ích cộng động.

Trên thực tế, những tổ chức này có thể tạo ra được lợi nhuận hay còn gọi một cách chính xác hơn đó chính là thặng dư. Thế nhưng, nguồn quỹ này sẽ được tổ chức giữ lại và tích lũy cho các chương trình khác theo kế hoạch đề ra từ trước của tổ chức phi lợi nhuận trong tương lai. Và tất nhiên, nguồn lợi này không đưa về cho các nhà đầu tư hoặc cổ đông công ty.

Tổ chức phi lợi nhuận phát triển để cung cấp các dịch vụ, sản phẩm phục vụ cho cộng đồng. Mục tiêu quan trọng nhất để đánh giá kết quả hoạt động của tổ chức phi lợi nhuận này không phải là lợi nhuận.

Ví dụ,

Mối quan tâm hàng đầu của viện bảo tàng mỹ thuật sẽ là số người đến xem những tác phẩm được trưng bày và khả năng bổ sung các tác phẩm mới cho bảo tàng. Còn một tổ chức từ thiện sẽ quan tâm đến số lượng và chất lượng người mà họ hỗ trợ.

tổ chức phi lợi nhuận là gì

Tóm lại tổ chức phi lợi nhuận nhằm mục tiêu cuối cùng là hoạt động vì cộng đồng

Mục đích hoạt động của những tổ chức phi lợi nhuận là gì?

  • Không giống với các loại hình doanh nghiệp khác. Các doanh nghiệp phi lợi nhuận đầu tư phi lợi nhuận và hướng mục tiêu hoạt động cung cấp giá trị nhất định có tính cộng đồng, vì xã hội. Bằng nhiều cách, tổ chức phi lợi nhuận thể chấp nhận những khoản chi phí lớn để đổi lại những giá trị khác mà họ cần. Khác với các doanh nghiệp hoạt động thuần vì lợi nhuận.  
  • Có một số tổ chức lại mong muốn tạo ra một môi trường bổ ích, lành mạnh tới cho cho các cá nhân, là cầu nối giữa các tầng lớp trong xã hội. Hầu hết mọi người mới chỉ biết đến những tổ chức phi lợi nhuận trong khi còn có đến sự tồn tại của những dự án phi lợi nhuận, là một bộ phận của các tổ chức, các doanh nghiệp hoạt động vì lợi nhuận.
  • Dự án phi lợi nhuận thuộc một công ty, một tổ chức, một doanh nghiệp thường là một dự án độc lập, có một bộ phận chuyên trách về dự án, hoạt động vì nhiều mục đích như truyền thông, hoạt động cộng đồng…

Sự tồn tại của tổ chức phi lợi nhuận có giá trị rất lớn cho xã hội và cộng đồng. Bài viết đã cung cấp cho bạn các thông tin liên quan đến tổ chức phi lợi nhuận. Trong trường hợp cần sử dụng các dịch vụ vay tiền thì bạn có thể tham khảo đơn vị tài chính F88. F88 là chuỗi cửa hàng tài chính tiện ích hàng đầu Việt Nam, trong đó dịch vụ được yêu thích nhất là cho vay bằng hình thức cầm cố tài sản. 

Các sản phẩm tài chính hiện của tại F88 như: 

Vay cầm cố bằng:

  • Cà vẹt xe máy, xe máy 
  • Cà vẹt ô tô, ô tô 
  • Các tài sản có giá trị khác như: Laptop, máy tính bảng, trang sức,...

==> Bạn có thể tiến hành vay tiền nhanh chóng tại F88 bằng cách click vào nút sau đây nhé.

Bảo hiểm: 

  • Bảo hiểm trợ cấp nằm viện
  • Bảo hiểm sống trọn vẹn
  • Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự xe máy, ô tô
  • Bảo hiểm tai nạn cá nhâm
  • Bảo hiểm vật chất ô tô
  • Bảo hiểm dịch vụ cứu hộ xe máy.

==>Tìm hiểu thêm về các gói bảo hiệm của F88 tại: https://f88.vn/bao-hiem

Các tiện ích tài chính khác: 

  • Thanh toán: Hóa đơn, điện nước, truyền hình, viễn thông internet
  • Dịch vụ tiện ích: Nạp rút tiền ví điện tử - Mobile money, nạp thẻ điện thoại, nạp thẻ game, nạp tiền ví tài xế, nạp tiền lazada.

F88 đã có trên 10 năm kinh nghiệm phục vụ khách hàng và sở hữu gần 1000 phòng giao dịch trên khắp cả nước chắc chắn sẽ là điểm tựa vững chắc mỗi khi bạn cần.

Xem thêm

Tìm phòng giao dịch gần nhất

Tỉnh/thành

Quận/huyện

cat-img
icon-action
zalomessenger
scroll-top