Top cách cúng giao thừa năm 2022 để cả năm may mắn

25/01/2020

Cúng Giao thừa là phong tục và tín ngưỡng từ xa xưa của ông bà ta. Mâm cúng giao thừa gồm có mâm cúng trong nhà và mâm cúng ngoài trời. Hãy cùng tìm hiểu xem top cách cúng giao thừa năm 2022 để cả năm may mắn thuận lợi.

Thời gian cúng Giao thừa

Ngày 30 tháng Chạp còn gọi là ngày trừ tịch, nghĩa là trừ hết những điều không may của năm cũ để sang năm mới. Vào đêm 30, người Việt xưa và nay thường chuẩn bị mâm cỗ để thực hiện nghi lễ cúng giao thừa.

Nghi lễ được thực hiện vào giờ chính Tý, tức đúng 12 giờ đêm 30 tháng Chạp sang mùng 1 Tết của năm mới, để tiễn đưa những vị thần năm cũ và nghênh đón những vị thần mới.

Mâm lễ thường được đặt ở giữa sân. Nếu không có sân thì đặt ở giữa nhà hoặc có thể làm lễ trên sân thượng, ban công.  Nên đặt mâm lễ theo hướng Bắc, hoặc hướng Đông Tây tùy theo từng gia đình.

Các gia đình chuẩn bị một chiếc bàn đủ lớn để đặt được mâm lễ, tấm trải màu vàng hoặc đỏ.

>> Vay nóng bằng cmnd ở F88 được hạn mức tối đa bao nhiêu?

Những lễ vật không thể thiếu trong mâm cỗ đêm giao thừa

Vào đêm giao thừa, người ta có thể cúng tại nhiều địa điểm khác nhau như: tư gia, các miếu, đình hay các văn chỉ trong thôn, xóm.

Cách sắp xếp cho lễ cúng cần lưu ý:

– Bàn thờ phải được đặt ở giữa trời.

– Hai ngọn đèn dầu (hoặc nến) và bình hương được đặt trên chiếc hương án.

Các lễ vật cần có: Thủ lợn (có thể thay bằng một con gà), Bánh chưng, trầu cau, vàng mã, mứt kẹo và rượu nước, ngoài ra một số gia đình có chuẩn bị thêm chiếc mũ cho Đại Vương hành khiển. Tuy nhiên, người Việt vốn có quan niệm gà trống biểu tượng cho ngũ đức bao gồm: “văn – võ – dũng – nhân – tín” nên nhiều gia chủ thường dùng gà trống làm lễ vật cúng và để tượng trưng cho mặt trời thì người ta có cài thêm bông hoa hồng đỏ vào miệng con gà.

Tại các ngôi chùa cũng làm lễ cúng giao thừa và lễ vật tất cả là đồ chay. Và ở một số tư gia họ giản tiện hơn chủ yếu là lòng thành nên thường đặt bàn thờ tại trước cửa nhà hoặc ngoài sân. Khi nghe thấy tiếng chuông hoặc trống vang lên là báo hiệu giờ phút trừ tịch đã đến, gia chủ ra khấu lễ sau đó là những người kế tiếp lễ theo và tâm cầu các tân vương sẽ phù hộ độ trì một năm mới bình an, sung túc. Theo phong tục truyền thống, người Việt tin rằng giao thừa là thời khắc mà các vị quan Hành khiển sẽ bàn giao công việc cai trị trong năm. Mâm cúng giao thừa ngoài trời để tiễn đưa các vị quan hành khiển và phán quan năm cũ và nghênh đón vị thần mới. Còn mâm cúng giao thừa trong nhà là thể hiện sự hiếu thảo, biết ơn đến ông bà tổ tiên.

Các gia đình chưa có điều kiện có thể thành tâm chuẩn bị mâm lễ gồm trầu cau, hoa quả, xôi, gà… Và đặc biệt không nên đốt tiền âm phủ trong lễ đón giao thừa để tránh các vong âm lai vãng.

Cúng giao thừa ngoài trời

Theo dân gian, giao thừa là thời khắc các Thiên binh (12 vị Hành khiển) đi thị sát hạ giới rất nhanh chóng nên không thể vào từng nhà, vì thế mâm cỗ cúng nghênh đón họ thường được đặt ở ngoài trời, ngay cửa chính mỗi nhà. Cứ hết một năm, vị Hành khiển cai quản Hạ giới năm cũ sẽ bàn giao cho vị Hành khiển mới, mỗi năm một vị, sau 12 năm ứng với 12 con giáp, các vị sẽ luân phiên trở lại.

Bài cúng giao thừa, Cúng giao thừa trong nhà, Cúng giao thừa ngoài trời, văn khấn giao thừa, Bài cúng giao thừa trong nhà, Bài cúng giao thừa ngoài trời, cúng giao thừa
12 vị Hành khiển và 10 vị Phán quan bao gồm

1. Năm Tý: Chu vương Hành khiển, Thiên ôn hành binh chi thần, Lý tào phán quan.

2. Năm Sửu: Triệu vương Hành khiển, Tam thập lục thương hành binh chi thần, Khúc tào phán quan.

3. Năm Dần: Ngụy vương Hành khiển, Mộc tinh hành binh chi thần, Tiêu tào phán quan.

4. Năm Mão: Trịnh vương Hành khiển, Thạch tinh hành binh chi thần, Liễu tào phán quan.

5. Năm Thìn: Sở vương Hành khiển, Hỏa tinh hành binh chi thần, Biểu tào phán quan.

6. Năm Tỵ: Ngô vương Hành khiển, Thiên hao hành binh chi thần, Hứa tào phán quan.

7. Năm Ngọ: Tần vương Hành khiển, Thiên mao hành binh chi thần, Ngọc tào phán quan.

8. Năm Mùi: Tống vương Hành khiển, Ngũ đạo hành binh chi thần, Lâm tào phán quan.

9. Năm Thân: Tề vương Hành khiển, Ngũ miếu hành binh chi thần, Tống tào phán quan.

10. Năm Dậu: Lỗ vương Hành khiển, Ngũ nhạc hành binh chi thần, Cự tào phán quan.

11. Năm Tuất: Việt vương Hành khiển, Thiên bá hành binh chi thần, Thành tào phán quan.

12. Năm Hợi: Lưu vương Hành khiển, Ngũ ôn hành binh chi thần, Nguyễn tào phán quan.

Hiện nay nhiều gia đình có xu hướng đi du xuân vào thời điểm giao thừa. Chẳng hạn sau khi xem bắn pháo hoa, người dân đến các đền, chùa để cúng giao thừa, cầu bình an. Mâm lễ cúng giao thừa ở chùa, đền miếu các gia đình tùy tâm chuẩn bị. Sau khi cần khấn, nhiều người xin một chút lộc mang về.

Nguồn Internet.

>> Cầm xe máy uy tín

Tìm phòng giao dịch gần nhất

Tỉnh/thành

Quận/huyện

cat-img
scroll-top