Những điều chưa biết về cầm đồ, từ Đông sang Tây (phần 1)

26/07/2022

Ra đời cách đây khoảng 2.000 năm tại Hy Lạp hay 3.000 năm tại Trung Quốc, ngày nay, hoạt động cầm đồ đã trải khắp các quốc gia, từ Á sang Âu, cho đến cả "miền đất của những cao bồi". Tại mỗi nơi, hình thức cho vay này lại có một sắc mầu rất riêng.  

Hầu hết các quốc gia đều công nhận tính hợp pháp của hình thức cho vay cầm đồ và xếp vào nhóm các dịch vụ tài chính vi mô, phục vụ đối tượng khách hàng chính là những người chưa có tài khoản ngân hàng, thu nhập trung bình thấp. Tuy nhiên, tuỳ từng nền kinh tế và nét văn hóa riêng của từng quốc gia mà cách thức cho vay và đặc biệt là tài sản cầm cố lại có sự khác biệt, tạo nên một bức tranh đa sắc.  

Thị trường Thái Lan – rất giống với Việt Nam  

Đây là thị trường có nhiều điểm đối lập nhất thế giới. Tại đây, có những quốc gia mà hoạt động cầm đồ khá tương đồng như Thái Lan, Việt Nam nhưng cũng có quốc gia rất khác biệt, như Singapore. Thái Lan có kinh tế nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao kéo theo cấu trúc xã hội đa phần là người làm nông. Người Thái có thói quen vay nợ để thanh toán các khoản chi cá nhân. Theo Reuters, 12-2020, tổng nợ cá nhân tại Thái Lan đã lên đến 14.000 tỉ baht, khoảng 446 tỉ USD, tương đương 89% GDP. Con số trên, phần nào chứng tỏ sức phát triển của thị trường cho vay, trong đó có cho vay cầm cố tài sản. Khách cầm đồ tại Thái Lan là người lao động ở khu vực phi chính thức như nông dân, buôn bán nhỏ, chủ doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ... Ngoài các cửa hàng cầm đồ nhỏ lẻ, ở Thái Lan có 3 chuỗi cửa hàng lớn là Ngern Tid Lor, Srisawad và Muang Thai Capital (MTC). Ba “ông lớn” này sở hữu gần 10.000 phòng giao dịch, Ngern Tid Lor có hơn 1.000 chi nhánh; Srisawad hơn 2.500 phòng giao dịch và Muang Thai Capital là hơn 6.000. Năm 2021, tổng doanh thu của Muang Thai Capital là hơn 16 tỷ baht (gần 500 triệu USD, tăng khoảng 8,8% so với 2020); Srisawad là hơn 10,2 tỷ bath và lợi nhuận ròng tăng 4,4%; Ngern Tid Lor là hơn 12 tỷ baht, tăng khoảng 14,3% so với 2020, với lợi nhuận ròng tăng khoảng 29%. Xu hướng phát triển của các cửa hàng cầm đồ ở đây là trở thành cửa hàng tài chính tiện ích, như Ngern Tid Lor đã cung cấp dịch vụ như thu hộ, chi hộ, phát hành bảo hiểm vi mô… tương tự mô hình chuỗi cửa hàng dịch vụ tiện ích F88 tại Việt Nam.  Về tài sản cầm cố, cũng giống như tại Việt Nam, đa phần là xe máy, ô tô hay giấy chứng nhận sở hữu phương tiện. Bên cạnh đó, một số tài sản như bất động sản hay vàng bạc, đá quý cũng khá phổ biến. 

Những điều chưa biết về cầm đồ, từ Đông sang Tây (phần 1)

Thị trường Singapore – dấu ấn quốc gia phát triển 

Một mảng sắc mầu khác là Singapore. Có khoản 150 tiệm cầm đồ phủ khắp quốc đảo nhưng tập trung nhất vẫn là trong các trung tâm thương mại và gần các cửa hàng kinh doanh trang sức, vàng bạc. Điểm chung là chúng được thiết kế sang trọng như những showroom chứ nhỏ bé, xập xệ như người ta thường nghĩ. Các cửa hàng sẽ kiêm luôn việc thanh lý tài sản cầm cố - một mảng kinh doanh mang lại nguồn thu rất lớn. Tài sản cầm cố thì đa dạng nhưng nhiều nhất vẫn là trang sức kim loại quý và vật phẩm thời trang cao cấp, nói chung là hàng xa xỉ. Người ta có thể dễ dàng tìm thấy ở đây những chiếc túi Chanel, Hermès hay những chiếc đồng hồ Rolex, những sản phẩm có giá chục nghìn đến trăm nghìn USD. Điều này gần như đối lập Việt Nam và Thái Lan, khi mà các tài sản cầm cố đa phần là xe gắn máy, ô tô hay giấy chứng nhận quyền sở hữu phương tiện hoặc sở hữu bất động sản. Ở Singapore, hầu hết người dân đã tiếp cận được các dịch vụ tài chính nhưng cầm đồ vẫn rất phát triển bởi những lợi thế như cung cấp các khoản vay nhanh chóng, rõ ràng.  Các chuỗi cửa cửa hàng cầm đồ nổi bật ở Singapore là MoneyMax, Maxi-Cash Group hay ValueMax… 

Nhìn chung, tại châu Á, các quốc gia như Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Myanma và phần nào đó là Ấn Độ, Trung Quốc, nơi mà đa phần người dân sống dựa vào hoạt động nông nghiệp thì hoạt động vay cầm cố tài sản có nhiều dư địa phát triển, nhất là khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Tài sản cầm cố của họ chủ yếu là phương tiện sản xuất hoặc đi lại như ô tô, xe máy, một phần khác là vàng, trang sức và bất động sản nhưng mang tính nhỏ lẻ, giá trị thấp, đương nhiên là khoản vay nhỏ. Ngược lại, với một số quốc gia đã phát triển như Singapore hay một số quốc gia khu vực Tây Á thì đa phần, tài sản cầm cố sẽ có giá trị lớn hơn, ví dụ như trang sức tinh xảo hay các vật phẩm thời trang xa xỉ, những món đồ thời thượng và đương nhiên, các khoản vay sẽ có giá trị lớn hơn hẳn. Tuy nhiên, ranh giới này hiện đang khá mong manh, đặc biệt ở những quốc gia mà khoản cách giầu nghèo rất lớn như Trung Quốc hay Ấn Độ. Chính điều này đã tạo ra sự đa sắc của bức tranh cho vay cầm cố tại khu vực Châu Á. Trong phần 2 của bài viết, chúng ta sẽ cùng điểm qua một số nét độc đáo tại các thị trường cho vay cầm cố tại Châu Âu và Hoa Kỳ, hai thị trường tuy xa cách về mặt địa lý nhưng hoạt động cầm đồ lại có nhiều điểm tương đồng.  

Tìm phòng giao dịch gần nhất

Tỉnh/thành

Quận/huyện

cat-img
scroll-top