Mô Hình F-Score Là Gì? Cách Sử Dụng Mô Hình F-Score Tìm Gian Lận BCTC?

14/09/2023

F88 giải ngân ngay 30 triệu trong 15 phút, không giữ tài sản, lãi suất 1.1%, điền đơn ngay!

NHẬP THÔNG TIN ĐĂNG KÝ VAY:

Vừa có tiền vừa có xe đi. Duyệt vay nhanh chóng trong 15 phút.

Bảng F-Score là một công cụ đánh giá hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp và được sử dụng để lựa chọn cổ phiếu có tiềm năng. Bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp thông tin chi tiết về từng chỉ tiêu trong bảng và minh họa bằng ví dụ cụ thể để giúp bạn hiểu rõ hơn về nó.

Mô hình F-Score là gì?
Mô hình F-Score là gì? 

F-Score là gì? 

F Score là một phương pháp đánh giá được biết đến với tên gọi khác là bảng điểm Piotroski F-Score, được đặt theo tên của Giáo sư Joseph D. Piotroski, người giảng dạy tại Đại học Chicago và Stanford. Nó đã được giới thiệu lần đầu vào năm 2000 và đã được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực phân tích kỹ thuật.

Bảng điểm F Score có mục tiêu là sử dụng một loạt các tiêu chí tài chính để lọc ra các cổ phiếu thuộc về các doanh nghiệp có nền tảng tài chính vững mạnh và hoạt động ổn định. Các tiêu chí này bao gồm tỷ suất lợi nhuận, dòng tiền, tính thanh khoản và cơ cấu sử dụng vốn. Bảng điểm này bao gồm 9 tiêu chí khác nhau, mỗi tiêu chí được ghi điểm từ 0-9. Nhà đầu tư có thể so sánh các cổ phiếu dựa trên các tiêu chí này để đưa ra quyết định đầu tư.

Công thức tính của mô hình F-Score

Predicted value = – 7.893 + 0.790 x RSST + 2.518 x ΔREC + 1.191 x ΔINV + 1.979 x SOFTASSETS + 0.171 x ΔCASHSALES – 0.932 x ΔROA + 1.029 x ISSUE

Có thể nhận thấy trong mô hình này có thể chia thành nhóm chính:

  • Nhóm 1 gồm các biến liên quan đến chất lượng các khoản kế toán dồn tích (accrual quality): RSST, ΔREC, ΔINV, SOFTASSETS, ΔCASHSALES.

  • Nhóm 2 là biến liên quan đến hiệu quả tài chính: ΔROA.

  • Nhóm 3 là biến liên quan đến việc phát hành thêm cổ phiếu nhằm nâng vốn: ISSUE.

Trong đó: Unconditional probability là số công ty có gian lận tài chính chia cho tổng số công ty. Số liệu này được công bố trong nghiên cứu gốc của tác giả năm 2011.

Mô hình F-Score là gì?
Mô hình F-Score là gì? 

Cách sử dụng mô hình F-Score tìm gian lận BCTC?

Như trên thì công thức của mô hình F-Score có rất nhiều biến cần phải tính, Nhà đầu tư cần tính toán giá trị của các biến rồi mới ra kết quả cuối cùng của F-Score:

Predicted value = – 7.893 + 0.790 x RSST + 2.518 x ΔREC + 1.191 x ΔINV + 1.979 x SOFTASSETS + 0.171 x ΔCASHSALES – 0.932 x ΔROA + 1.029 x ISSUE

a. RSST (Biến liên quan đến chất lượng kế toán dồn tích)

Công thức tính:

RSST = (ΔWC + ΔNCO + ΔFIN)/Tổng tài sản bình quân

Trong đó:

  • ΔWC = (Tài sản ngắn hạn – Tiền – Đầu tư ngắn hạn) – (Nợ ngắn hạn – Vay ngắn hạn)

  • ΔNCO = (Tổng tài sản – Tài sản ngắn hạn – Đầu tư vào Công ty con, công ty liên kết) – (Nợ phải trả – Nợ ngắn hạn – Vay dài hạn)

  • ΔFIN = (Đầu tư ngắn hạn + Đầu tư dài hạn) – (Vay dài hạn + Vay ngắn hạn + Cổ phiếu ưu đãi)

(Các chỉ số được lấy trực tiếp trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp)

Hiện nay, có hai loại cơ sở để hạch toán kế toán đó là cơ sở tiền mặt và cơ sở dồn tích. Theo quy định của các chuẩn mực kế toán đều thống nhất sử dụng cơ sở dồn tích là cơ sở chính thức để ghi nhận các giao dịch kinh tế phát sinh. Điều này tạo kẽ hở để các nhà quản lý có thể điều tiết lợi nhuận thông qua các nghiệp vụ kế toán không liên quan trực tiếp đến dòng tiền thực tế phát sinh và nhận được trong kỳ.

Việc mổ xẻ các khoản điều chỉnh dồn tích sẽ giúp cung cấp cho nhà đầu tư cái nhìn cụ thể hơn về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp và qua đó giúp phát hiện sớm những dấu hiệu cho thấy hành vi thao túng BCTC của các nhà quản lý. Theo lập luận của tác giả biến RSST tăng sẽ làm tăng khả năng BCTC có gian lận. Những doanh nghiệp có chất lượng kế toán dồn tích thấp sẽ có thể linh hoạt hơn trong việc tháo túng số liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh.

b. ΔREC (Biến động phải thu khách hàng)

Công thức tính:

ΔREC = Δ Nợ phải thu khách hàng / Tổng tài sản bình quân

(Các chỉ số sử dụng được lấy trong bảng cân đối kế toán)

Biến động tăng khoản phải thu của khách hàng sẽ giúp cải thiện doanh thu của doanh nghiệp trong năm đó. Tuy doanh nghiệp chưa thực sự thu được tiền, nhưng họ hoàn toàn có thể ghi nhận doanh thu cho kỳ kinh doanh đó.

Trong thực tế, đây là cách được sử dụng nhiều bởi các nhà quản lý nhằm đạt được mục tiêu doanh thu lợi nhuận đề ra. Và vì khi đạt được mục tiêu ấy, các nhà quản lý sẽ nhận được mức lương thưởng tương xứng. Do vậy, theo lập luận của tác giả, biến ΔREC tăng sẽ làm tăng khả năng BCTC có gian lận tài chính.

c. ΔINV (Biến động hàng tồn kho trên tổng tài sản)

Công thức tính:

ΔINV = Δ Hàng tồn kho / Tổng tài sản bình quân

(Các chỉ số được lấy trong bảng cân đối kế toán)

Chuẩn mực kế toán cho phép người quản lý lựa chọn phương pháp xác định giá hàng tồn kho. Mỗi cách tính giá trị hàng tồn kho khác nhau sẽ ảnh hưởng đến giá trị hàng tồn kho cuối kỳ, giá vốn hàng bán và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận biên trong kỳ.

Điều này có nghĩa là các nhà quản lý hoàn toàn có thể điều chỉnh lợi nhuận theo mong muốn thông qua việc lựa chọn phương pháp tính toán cho hàng tồn kho. Ngoài ra, theo chuẩn mực kế toán, hàng tồn kho phải được ghi nhận thấp hơn giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được.

Khi giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá trị ban đầu thì hàng tồn kho phải được trích lập dự phòng giảm giá. Trích lập dự phòng giảm giá cũng là một công cụ để giúp nhà quản lý điều tiết lợi nhuận trong kỳ kinh doanh. Theo lập luận của tác giả, biến ΔINV tăng thì khả năng BCTC có gian lận là cao hơn.

d. SOFTASSETS (Tỷ trọng Softassets trên tổng tài sản)

Công thức tính:

SOFTASSETS = (Tổng tài sản – TSCĐ hữu hình – Tiền & các khoản tương đương tiền) / Tổng tài sản

(Các chỉ số được lấy trong bảng cân đối kế toán)

Softassets được định nghĩa là các loại tài sản không phải là tiền, các khoản tương đương tiền và tài sản hữu hình. Tỷ trọng Softassets cao, các nhà quản lý sẽ có thêm những thủ thuật để thực hiện điều chỉnh lợi nhuận trong ngắn hạn. Có thể kể đến như việc lựa chọn các phương pháp khấu hao và thời gian khấu hao theo cách có lợi nhất.

Theo lập luận của tác giả, biến Softassets cao thì khả năng BCTC có gian lận là cao hơn.

e. ΔCASHSALES (Biến động tỷ trọng doanh thu thu được bằng tiền)

Công thức tính:

ΔCASHSALES = (Doanh thu thuần t – Nợ phải thu khách hàng t) / Doanh thu thuần t – (Doanh thu thuần t-1 – Nợ phải thu khách hàng t-1) / Doanh thu thuần t-1

(Các chỉ số được lấy trong bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh)

Theo tác giả, một doanh nghiệp hoạt động tốt thì doanh thu thực tế thu được bằng tiền nên có cùng mức tăng với sự gia tăng của các khoản phải thu. Nếu một doanh nghiệp có sự gia tăng đáng kể về khoản phải thu trong kỳ kinh doanh, trong khi dòng tiền thực nhận lại thấp hơn đáng kể thì khả năng doanh nghiệp có những tác động nhất định nhằm làm đẹp kết quả kinh doanh.

Một số chính sách điển hình có thể kể đến như nới lỏng chính sách bán hàng của doanh nghiệp, thay đổi hạn mức thanh toán, thời hạn thanh toán, tăng tỷ lệ chiết khấu, tăng khuyến mãi… Ngoài ra, một số doanh nghiệp có thể sẽ ghi tăng doanh thu cho dù chưa đủ điều kiện ghi nhận doanh thu theo quy định hiện hành.

Điển hình như các doanh nghiệp liên quan đến ngành xây dựng, bất động sản hoặc các dự án có nhiều giai đoạn, khi ấy việc ước tính doanh thu sẽ ảnh hưởng nhiều hơn bởi các yếu tố chủ quan. Dù việc ước tính phải dựa trên cơ sở hợp lý nhưng thực tế, các ước tính này có thể chênh nhau khá đáng kể. Theo tác giả, biến ΔCASHSALES tăng thì khả năng BCTC có gian lận sẽ cao hơn.

f. ΔROA (Biến động tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản)

Công thức tính:

ΔROA = (Lợi nhuận sau thuế t / Tổng tài sản bình quân t) – (Lợi nhuận sau thuế t-1 / Tổng tài sản bình quân t-1)

(Các chỉ số sử dụng được lấy trong bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh)

ROA giúp đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp liên tục cải thiện hiệu quả kinh doanh, làm ăn tốt lên sẽ ít có động lực gian lận tài chính hơn. Do đó, theo tác giả, biến ΔROA tăng sẽ làm giảm nguy cơ BCTC có gian lận.

g. ISSUE (Phát hành cổ phiếu trong năm)

Công thức tính: ISSUE Có giá trị bằng 1 nếu trong năm có phát hành chứng khoán (Có thể xem trên báo cáo tài chính và các nghị quyết được thông qua về việc phát hành thêm cổ phiếu trong thời gian tới của doanh nghiệp). Một trong những động lực để nhà quản trị thực hiện hành vi thao túng trên BCTC đó là duy trì một mức giá cổ phiếu cao.

Để mức giá cổ phiếu cao, các số liệu trên báo cáo tài chính doanh nghiệp phải đủ tốt để thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư. Với các doanh nghiệp đang gặp khó khăn nhất định, giá cổ phiếu ở mức cao sẽ đem lại nhiều lợi thế cho họ. Khi đó, doanh nghiệp sẽ rất tích cực phát hành thêm cổ phiếu để có thêm vốn để cải thiện tình hình kinh doanh của mình.

Theo tác giả, khả năng có gian lận trên BCTC sẽ cao hơn nếu doanh nghiệp có phát hành thêm cổ phiếu.

h. Phân tích kết quả F-Score

Sau khi tính toán mô hình F-Score Nhà đầu tư có thể dưa ra kết luận như sau:

  • Nếu điểm F-Score > 2.45: Khả năng doanh nghiệp có nguy cơ gian lận trong báo cáo tài chính là rất cao.

  • Nếu điểm 2.45 > F-Score > 1.85: Khả năng doanh nghiệp có nguy cơ gian lận trong báo cáo tài chính là cao.

  • Nếu điểm 1.85 > F-Score > 1: Khả năng doanh nghiệp có nguy cơ gian lận trong báo cáo tài chính ở mức trung bình.

  • Nếu điểm F-Score < 1: Khả năng gian lận trong báo cáo tài chính là thấp.

Xem thêm

Tìm phòng giao dịch gần nhất

Tỉnh/thành

Quận/huyện

cat-img
icon-action
zalomessenger
scroll-top