Kiểm toán là gì? Phân loại và quy trình kiểm toán

13/04/2023

Kiểm toán là một trong những công việc rất quan trọng đối với các doanh nghiệp. Kiểm toán giúp Nhà nước quản lý và kiểm soát tình hình với các doanh nghiệp hoạt động trên toàn bộ quốc gia. Việc kiểm toán phải được thực hiện theo quy định, đảm bảo sự minh bạch.

Vậy, kiểm toán là gì? Có những loại kiểm toán nào? Tìm hiểu cùng F88 trong bài viết này nhé. 

Kiểm toán là hoạt động quan trọng, diễn ra hàng năm đối với các doanh nghiệp
Kiểm toán là hoạt động quan trọng, diễn ra hàng năm đối với các doanh nghiệp

Kiểm toán là gì? 

Kiểm toán được hiểu là quá trình thu thập và đánh giá những bằng chứng về thông tin được cung cấp nhằm mục đích xác định và đồng thời báo cáo về sự phù hợp của thông tin này với các tiêu chuẩn đánh giá được thiết lập. Quá trình kiểm toán phải được thực hiện bởi cơ quan kiểm toán độc lập và được kiểm toán bởi các kiểm toán viên (KTV) có đủ năng lực.

Thủ tục kiểm toán là gì?

Thủ tục kiểm toán (tiếng anh gọi là Audit procedures) được dùng như một thuật ngữ chỉ công việc cụ thể do kiểm toán viên thực hiện để thu thập bằng chứng kiểm toán xác định gắn với mục tiêu của việc kiểm toán.

Chức năng kiểm toán là gì? 

Từ bản chất của kiểm toán có thể thấy kiểm toán có chức năng cơ bản là xác minh và trình bày ý kiến. 

Chức năng xác minh

Chức năng xác minh là chức năng cơ bản nhất gắn liền với sự ra đời, tồn tại và phát triển của hoạt động kiểm toán. Bản thân chức năng này được thể hiện khác nhau tùy đối tượng cụ thể của kiểm toán. Cụ thể thì, đối với kiểm toán báo cáo tài chính, chức năng xác minh có nhiệm vụ xác minh theo 2 mặt:

  • Tính trung thực của các con số, dữ liệu 

  • Tính hợp thức của các biểu mẫu phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp được kiểm toán.

Chức năng bày tỏ ý kiến

Bày tỏ ý kiến là việc đưa ra ý kiến nhận xét từ phía kiểm toán viên về tính trung thực, độ hợp lý của các thông tin tài chính kế toán đối với đơn vị được kiểm toán. Chức năng bày tỏ ý kiến có thể được hiểu rộng với ý nghĩa bao hàm cả việc đưa ra những kết luận về chất lượng thông tin và tính chất pháp lý, tư vấn qua xác minh:

  • Tư vấn cho quản lý Nhà nước trong việc phát hiện sự bất cập của chế độ tài chính kế toán. Từ đó, tổng hợp và gửi kiến nghị tới các cơ quan quản lý Nhà nước xem xét, nghiên cứu, hoàn thiện cho phù hợp.

  • Tư vấn về việc quản lý của các đơn vị được kiểm toán. Kiểm toán viên có thể đề xuất các biện pháp khắc phục hoàn thiện đối với các đơn vị. Bằng cách chỉ ra các thiếu sót trong hệ thống kiểm soát nội bộ.

Đặc trưng của thủ tục kiểm toán

  • Mỗi thủ tục kiểm toán được sử dụng đều có những điểm mạnh yếu nhất định. Chính vì thế, kiểm toán viên là người sẽ cần xem xét liên tục trong quá trình sử dụng để thực hiện cam kết kiểm toán.

  • Mục đích của KTV (kiểm toán viên) là xác định các thủ tục kiểm toán để thu thập được các bằng chứng đáng tin cậy, nhằm đạt được sự hiểu biết nhất định về các rủi ro kiểm toán với chi phí thấp nhất.

  • Kiểm toán viên có trách nhiệm và nghĩa vụ tìm kiếm bằng chứng kiểm toán đầy đủ và đáng tin cậy từ 3 giai đoạn khác nhau trong quy trình kiểm toán. Tuy vậy, khi thực sự đi vào kiểm toán sẽ có những trường hợp phát sinh mâu thuẫn cần được đánh giá và giải quyết (ví dụ: Số lượng bằng chứng kiểm toán).

Bản chất của của kiểm toán

Kiểm toán là sự kiểm tra độc lập từ một đơn vị bên ngoài (bên thứ ba) và được thực hiện bởi những người có trình độ chuyên môn cao. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về mặt pháp lý đối với những nhận xét mà mình đưa ra. Cam kết về độ tin cậy của thông tin đã được điều tra và kiểm định.

Nhà nước cũng như xã hội sẽ giám sát và quản lý hoạt động này trên phương diện là các thông tin công khai phải tuân thủ theo nguyên tắc và chuẩn mực chung mà đã được xã hội thừa nhận. 

Hoạt động kiểm toán phải dựa vào các chuẩn mực chung

Mọi cá nhân, tổ chức có liên quan đến các sai sót hoặc xuyên tạc, bịa đặt các thông tin công khai để đánh lừa mọi người và gây ra các thiệt hại thì pháp luật sẽ có trách nhiệm can thiệp để buộc các tổ chức, cá nhân mà có hành vi trên chịu trách nhiệm của mình về cả kinh tế và pháp lý đối với sự sai lệch thông tin gây thiệt hại này. 

Trong suốt thời gian quá trình phát triển, kiểm toán đã không ngừng phát triển, bổ sung để hoàn thiện trong các hoạt động của mình.

Ví dụ về khả năng phát triển là từ việc kiểm tra các báo cáo tài chính và cho nhận xét, thì hiện nay kiểm toán đã tiến hành thêm các bước thẩm định và nêu nhận xét về độ tin cậy, chính xác của các thông tin có liên quan đến hiệu quả các hoạt động của doanh nghiệp được kiểm toán, khả năng và mức độ tuân thủ các quy định của nhà kinh tế trong hoạt động của mình ở mức độ nào.

Có thể thấy kiểm toán có chức năng cơ bản là xác minh và trình bày ý kiến
Có thể thấy kiểm toán có chức năng cơ bản là xác minh và trình bày ý kiến

Phương pháp kiểm toán

Kiểm toán tài chính là hoạt động đặc trưng của hoạt động kiểm toán nói chung. Do vậy, để thực hiện đúng chức năng xác minh và đưa ra ý kiến của mình thì kiểm toán viên sẽ sử dụng các phương pháp kiểm toán các loại chứng từ (kiểm toán đối chiếu trực tiếp, kiểm toán đối chiếu logic và kiểm tra các quan hệ cân đối) và kiểm toán ngoài chứng từ (Kiểm kê, thực nghiệm, điều tra).

Mỗi loại kiểm toán sẽ có các chức năng khác nhau, tương ứng với đối tượng kiểm toán khác nhau và quan hệ chủ thể, khách thể kiểm toán khác nhau. Tổng hợp những yếu tố này mà cách thức kết hợp các phương pháp kiểm toán cũng khác nhau.

Trong kiểm toán tài chính, các phương pháp kiểm toán cơ bản được triển khai theo hướng kết hợp lại hoặc chi tiết hơn tùy vào những trường hợp cụ thể trong quá trình bắt tay vào việc kiểm toán.

Các loại kiểm toán

Kiểm toán Nhà nước

Dễ hiểu thì, kiểm toán Nhà nước mà tại đó các kiểm toán viên làm việc cho các cơ quan kiểm toán Nhà nước. Tại đây, KTV tiến hành các thủ tục và quy trình kiểm toán theo luật định và hoàn toàn không thu phí. 

KTV là người thực hiện những nhiệm vụ dựa theo phân công của các cấp lãnh đạo và đối tượng kiểm toán ở đây là các doanh nghiệp Nhà nước.

Những báo cáo của Kiểm toán Nhà nước được sử dụng chủ yếu để làm căn cứ xác định trách nhiệm và nghĩa vụ pháp lý của các doanh nghiệp đối với Nhà nước. Thêm nữa, nó sẽ là cơ sở đáng tin cậy nhất phản ánh tình hình tài chính của các doanh nghiệp được kiểm toán trước các nhà đầu tư tiềm năng.

Kiểm toán độc lập

Kiểm toán độc lập được hiểu là đơn vị cung cấp dịch vụ kiểm toán riêng. Đối tượng của kiểm toán độc lập rộng hơn, bao gồm: Cả các công ty tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, những công ty có vốn đầu tư nước ngoài,…

Công việc của kiểm toán độc lập bao gồm việc kiểm tra những sai sót, xác minh tính trung thực trong báo cáo tài chính. Từ đó đưa ra những kết luận cụ thể về tình hình tài chính của doanh nghiệp và có thể cung cấp một số dịch vụ tài chính khác theo yêu cầu của khách hàng. 

Kiểm toán nội bộ

Về bản chất nếu như kiểm toán Nhà nước và kiểm toán độc lập hoàn toàn không liên quan tới đơn vị doanh nghiệp được kiểm toán thì kiểm toán nội bộ lại là những nhân viên làm việc trong chính doanh nghiệp đó. Việc kiểm toán diễn ra do sự yêu cầu của Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc.

Những báo cáo của kiểm toán nội bộ ít khi được công khai với công chúng, chủ yếu nó dùng để cung cấp thông tin cho nhà quản lý của doanh nghiệp nhằm giúp doanh nghiệp nắm bắt tình hình tài chính nội bộ và quản lý, từ đó đưa ra những định hướng phù hợp.

Quy trình kiểm toán 

Trong kiểm toán Báo cáo tài chính, để thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán có giá trị để làm căn cứ đưa ra kết luận của kiểm toán viên về tính trung thực và tính hợp lý của thông tin trên Báo cáo tài chính đồng thời đảm bảo được tính công bằng, hiệu quả, hiệu lực của từng chương trình kiểm toán, kiểm toán viên phải xây dựng quy trình cụ thể cho từng cuộc kiểm toán đó trước khi kiểm toán.

Mỗi quy trình kiểm toán thường được chia thành 3 bước: 

  • Lập kế hoạch kiểm toán, đánh giá rủi ro. Đề ra các biện pháp xử lý đối với những rủi ro này. 

  • Tiến hành kiểm toán

  • Cuối cùng, tiến hành việc tổng hợp, đưa ra kết luận và hình thành ý kiến kiểm toán.

Có ba loại kiểm toán với đặc điểm mỗi loại khác nhau
Có ba loại kiểm toán với đặc điểm mỗi loại khác nhau

Cụ thể: 

Bước 1: Đầu tiên, doanh nghiệp được kiểm toán phải có Báo cáo tài chính. Bản báo cáo tài chính này đã được người có thẩm quyền, ban lãnh đạo công ty phê duyệt. 

Bước 2: Kiểm toán viên sẽ tiến hành thu thập các thông tin về doanh nghiệp và các hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời, kiểm toán viên theo dõi, quan sát và tìm ra các vấn đề có thể tác động tới hoạt động kinh doanh của công ty. 

Bước 3: Các hoạt động được nêu vào trong báo cáo tài chính đều phải được kiểm toán viên kiểm tra, đánh giá và xác minh tính trung thực bằng văn bản. Đồng thời, kiểm toán viên là người nhận diện được các rủi ro có thể gây ra tác động tiêu cực đến tình hình tài chính của doanh nghiệp đó.

Từ đấy, nhằm hạn chế tối đa những rủi ro thì kiểm soát viên có thể đánh giá những biện pháp kiểm soát nội bộ mà doanh nghiệp đó đã áp dụng. Việc này nhằm đảm bảo tính chính xác các thông tin thu thập. 

Bước 4: Tại bước cuối, kiểm soát viên sẽ cần tiến hành lập dự thảo báo cáo kiểm toán và phát hành báo cáo kiểm toán chính thức. Trong đó nêu ý kiến của người lập báo cáo về quá trình xác minh, kiểm tra trong quá trình đã được thực hiện. 

Trên đây là những nội dung cung cấp cho bạn kiểm toán là gì? Các loại kiểm toán và Quy trình kiểm toán. Kiểm toán là một quá trình đòi hỏi người kiểm toán có kinh nghiệm, giữ vững lập trường, trung thực và minh bạch. 

Xem thêm

Tìm phòng giao dịch gần nhất

Tỉnh/thành

Quận/huyện

cat-img
icon-action
zalomessenger
scroll-top