Khủng hoảng kinh tế là gì? Đầu tư gì khi khủng hoảng kinh tế?

17/01/2023

Bạn có chắc đã hiểu hết về khủng hoảng kinh tế? Càng về những ngày cuối năm, cụm từ này lại xuất hiện càng nhiều báo hiệu một năm 2023 nhiều biến động. Vậy khủng hoảng kinh tế là gì? Những nguyên nhân gây ra khủng hoảng kinh tế và các tác động của nó. Đặc biệt, chúng ta có thể đầu tư gì với tình hình thị trường đó.

Khủng hoảng kinh tế là gì?

Khủng hoảng kinh tế là cụm từ được sử dụng để thể hiện cho hiện tượng nền kinh tế của một quốc gia hoặc một khu vực, hay rộng hơn thậm chí toàn thế giới suy thoái, trì trệ và theo chiều hướng kéo dài.

Khủng hoàng kinh tế là gì

Khủng hoảng kinh tế gây ra nhiều nỗi lo toàn cầu

Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thường giảm, thanh khoản cạn kiệt, giá trị bất động sản giảm sâu và thị trường chứng khoán vô cùng ảm đạm. Trên thị trường chứng khoán, việc này gây ra tình trạng “bán tháo”.

Mặc dù khủng hoảng kinh tế có thể chỉ xuất hiện giới hạn ở phạm vị quốc gia hay một khu vực. Nhưng có thể nói, với xu hướng toàn cầu hóa mạnh mẽ như hiện nay, bất cứ những tác động nhỏ hay lớn của các nước đều có thể ảnh hưởng lẫn nhau. Khủng hoảng rất dễ lan rộng ra phạm vi toàn cầu.

Nguyên nhân gây ra khủng hoảng kinh tế

Nguyên nhân gây ra khủng hoảng kinh tế vô cùng đa dạng và nó là sự cộng hưởng của nhiều yếu tố nhỏ. Chúng ta cùng tìm hiểu một số nguyên nhân thường gặp nhất gây ra khủng hoảng kinh tế.

1/ Khủng hoảng tài chính

Khủng hoảng tài chính xảy ra trong trường hợp mà giá trị của các tài sản sụt giảm mạnh và kéo theo đó là sự mất khả năng thanh toán của các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Khủng hoảng tài chính gây ra khủng hoảng tác động trực tiếp trong hệ thống ngân hàng, kéo theo sự sụp đổ của thị trường chứng khoán và các lĩnh vực tài chính khác liên quan. Nhìn chung tất cả các lĩnh vực liên quan tới tài chính đều sẽ bị ảnh hưởng.

Ví dụ điển hình là cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu vào năm 2008. Hiện tượng bong bóng bất động sản cùng với sự thiếu hoàn hiện trong hệ thống giám sát tài chính Mỹ đã kéo theo một cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra tại đất nước này và nhanh chóng lan rộng ra toàn cầu.

Hàng loạt hệ thống ngân hàng toàn cầu sụp đổ. Giá chứng khoán sụt giảm nghiêm trọng, nền kinh tế ảm đạm, xuất nhập khẩu đình trệ, tình trạng đói tín dụng xảy ra. Tiền tệ mất giá quy mô lớn ở Mỹ và lan sang nhiều nước châu  u. Hậu quả là nền kinh tế mất khả năng tăng trưởng ở nhiều nước và gây ra khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

2/ Lạm phát

Lạm phát được hiểu là hiện tượng tăng giá liên tục theo thời gian của các loại dịch vụ/ hàng hóa/ sản phẩm khiến sức mua của đồng tiền giảm. Khi lạm phát xảy ra, với cùng một đơn vị tiền tệ, người dân sẽ mua được ít hàng hóa hơn so với trước.

Lạm phát khiến cho cuộc sống toàn bộ người dân của đất nước đó bị đảo lộn, gia tăng sự không chắc chắn trong quyết định tiết kiệm, đầu tư cùng với sự khan hiếm các loại mặt hàng hóa. Nếu tăng trưởng kinh tế thấp mà tỷ lệ lạm phát tăng quá cao, khủng hoảng kinh tế chắc chắn xảy ra.

3/ Giảm phát

Trái ngược với lạm phát, giảm phát là hiện tượng mức giá chung trên thị trường của các loại mặt hàng/ dịch vụ/ tài sản liên tục giảm.

Người tiêu dùng lúc này sẽ chờ đợi để được mua sản phẩm/ hàng hóa với giá thấp nhất. Điều đó gây nên một vòng lặp đi xuống. Hoạt động kinh tế chững lại, doanh nghiệp sụt giảm lợi nhuận và dẫn tới tình trạng thất nghiệp tăng cao.

Giảm phát xảy ra buộc các nhà sản xuất phải thanh lý đống mặt hàng tồn kho mà người tiêu dùng không còn muốn mua. Người dân bắt đầu dự trữ tiền mặt đề phòng tổn thất tài chính gia tăng. Xu hướng tiết kiệm tăng cao, lượng tiền sử dụng cho việc chi tiêu, mua sắm ngày càng ít đi kéo theo sự sụp đổ của nền kinh tế.

4/ Giảm chi tiêu cá nhân và hộ gia đình

Khi có dấu hiệu khủng hoảng kinh tế  xuất hiện khiến cho người tiêu dùng lo lắng về tình trạng của nền kinh tế, họ sẽ tìm cách cắt giảm chi tiêu và giữ lại lượng lớn tài sản. Việc người dân ít chi tiêu, tăng dự trữ tài sản khiến nền kinh tế phát triển chậm lại. Điều này là vì, theo thống kê trung bình gần 60% GDP của các nước trên thế giới phụ thuộc vào phần lớn chi tiêu của người dân.

Ngoài ra, lãi suất cao cũng là rào cản khiến người dân phải đối mặt với các khoản chi tiêu đắt đỏ nếu muốn sở hữu các tài sản có giá trị như nhà, xe,... Các doanh nghiệp cũng phải cắt giảm ngân sách, kế hoạch phát triển vì chi phí tài chính tăng cao.

Chúng ta có thể thấy rằng việc cắt giảm chi tiêu sẽ khiến cho GDP của một quốc gia chững lại. Đó là một trong những yếu tố góp phần gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế.

=> Nếu bạn đang khó khăn trong chi tiêu và cần vay tiền thì hãy vay nhanh tại F88 bằng cách click vào nút sau đây nhé:

5/ Bong bóng kinh tế

Cụm từ bong bóng kinh tế dùng để chỉ hiện tượng giá trị hàng hóa hoặc tài sản trên thị trường tăng đột biến đến một mức khó tin, không căn cứ và không ổn định.

Trường hợp điển hình nhất phải kể đến là Vụ đầu cơ hoa Tulip năm 1637. Khi đó, hoa tulip được thổi phồng trở thành mặt hàng xa xỉ. Nó đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư Hà Lan. Đỉnh điểm là một số cây hoa tulip đạt đến mốc 100.000 USD giá trị hiện tại. Con số vô cùng khủng khiếp.

Những bong bóng được thổi phồng giá trị như thế này kéo theo một số tiền lớn từ các nhà đầu tư đổ vào khiến thị trường xảy ra biến động lớn. Sau một thời gian, khi bong bóng vỡ, nó sẽ xóa sạch lợi nhuận ảo trên giấy tờ, làm thất thoát tài sản của nhiều người. Kéo theo đó là các hệ lụy về khoản nợ xấu tác động đến nền kinh tế.

những nguyên nhân gây khủng hoảng kinh tế

Có nhiều nguyên nhân gây ra khủng hoảng kinh tế kéo theo là những hệ lụy khó lường

Tác động của khủng hoảng kinh tế tới đầu tư

Khủng hoảng kinh tế (tên tiếng anh là Economic Crisis) mô tả tình trạng suy giảm nghiêm trọng và đột ngột ở bất kỳ bộ phận nào của nền kinh tế vì chúng có quan hệ mật thiết với nhau. Đó có thể là sự lạm phát tăng cao, sụp đổ của thị trường chứng khoán, tiêu thụ hàng hóa/ sản phẩm bị đình trệ, hoặc thất nghiệp tăng vọt. Chúng có những tác động nghiêm trọng mặc dù không phải lúc nào cũng dẫn tới hệ quả suy thoái kinh tế.

Trải qua thăng trầm trong dòng lịch sử, Việt Nam chịu không ít những tác động nặng nề từ khủng hoảng kinh tế các nước. Cụ thể, cuộc khủng hoảng kinh tế tại Thái Lan năm 1997, Việt Nam là nạn nhân chịu ảnh hưởng nặng nề. Tới cuộc khủng hoảng bất động sản tại Mỹ năm 2008, cũng gây suy thoái nhiều nước và ảnh hưởng sâu sắc tới nền kinh tế Việt Nam - Một đất nước mà người dân giàu lên nhờ bất động sản. Tuy nhiên, chúng ta đã vô cùng nỗ lực vượt qua giai đoạn khó khăn và khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế.

Sắp tới đây, năm 2023 đang ngày càng có nhiều tin đồn về việc khủng hoảng kinh tế lại quay trở lại với hàng loạt các dấu hiệu đã manh nha xuất hiện.

Phải kể đến từ khi nền kinh tế toàn cầu đã và đang bị ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh Covid-19. Các thành phố bị phong tỏa khắp các đất nước, người dân cách ly tại nhà, kéo theo chi tiêu sụt giảm. Chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là ngành du lịch. Hậu quả, nhiều công ty, nhà máy gặp khó khăn và doanh thu gần như bằng không.

Việt Nam là một trong số ít quốc gia đạt mức tăng trưởng dương trong năm 2020, nhưng cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình xuất khẩu hàng hóa và nhập khẩu phụ trợ nông nghiệp. Đại bộ phận doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ chịu ảnh hưởng nặng nề, không chịu nổi tác động mà dẫn tới thậm chí là phá sản. 

Hậu quả của khủng hoảng kinh tế là gì?

Khủng hoảng kinh tế với các tác động tiêu cực và để lại hậu quả nặng nề tới mỗi quốc gia.

những hậu quả của khủng hoảng kinh tế

Người lao động là một trong những đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề

1/ Tình trạng bất ổn trong và ngoài khu vực

Trong thời kỳ khủng hoảng, có rất nhiều công ty rơi vào tình trạng cầm cự hoặc phá sản. Khủng hoảng kinh tế còn gây ra hiện tượng lạm phát với tốc độ chóng mặt - Được gọi là lạm phát phi mã tạo thành vòng xoáy mà những quốc gia chịu tác động trực tiếp sẽ phải mất nhiều năm mới có thể thoát ra.

2/ Khủng hoảng toàn cầu

Quan hệ hợp tác giữa các quốc gia tại thời khủng hoảng sẽ khiến sự phụ thuộc giữa các quốc gia ngày một nhiều hơn. Với thời kỳ hướng tới toàn cầu hóa như hiện nay thì chỉ một quốc gia xảy ra khủng hoảng kinh tế thì các quốc gia còn lại cũng sẽ phải chịu các ảnh hưởng ít nhiều. Trong trường hợp tệ hơn, khi những quốc gia bị khủng hoảng là cường quốc thế giới như Mỹ, Trung Quốc thì nền kinh tế toàn cầu càng dễ bị ảnh hưởng và suy thoái nghiêm trọng.

3/ Vấn đề nhân đạo trong thời kỳ khủng hoảng

Tỷ lệ thất nghiệp trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế có xu hướng gia tăng cao hơn so với khi nền kinh tế ổn định. Nguyên nhân do người dân giảm chi, khiến các nhà máy và doanh nghiệp buộc phải thu hẹp quy mô, cắt giảm nhân sự. Đời sống vật chất và tinh thần của người lao động không được đảm bảo. Nếu trước đây tiền lương để phục vụ cho những nhu cầu sinh hoạt cơ bản như ăn, uống và nghỉ ngơi. Thì giờ đây mọi thứ không được đáp ứng đầy đủ.

Tỷ lệ hộ nghèo và tỷ lệ trẻ em không được đi học tỷ lệ thuận với khủng hoảng. Gia tăng tệ nạn xã hội, bạo lực tăng cao, cuộc sống người dân suy giảm. Bên cạnh đó, với những người có tài sản, họ sẽ có xu hướng di dân sang nước khác nhằm tránh cuộc khủng hoảng. Hoặc tăng dự trữ đồng ngoại tệ hơn là đồng nội tệ. Điều này có khả năng lớn sẽ gây ra một cuộc khủng hoảng di cư trên thế giới.

Đầu tư vào gì khi khủng hoảng kinh tế

Vào thời kỳ nền kinh tế khủng hoảng, đồng tiền bị mất giá. Chúng ta nên đầu tư vào loại tài sản nào là có giá trị nhất? Cùng xem một số gợi ý dưới đây.

1/ Đầu tư vàng

Giữa thời kỳ khủng hoảng kinh tế, vàng luôn được người dân xem là kênh trú ẩn an toàn. Tuy vậy, không như ngày xưa, vàng đã trở nên khó nắm bắt hơn. Theo phân tích của các chuyên gia, vàng đóng vai trò như một nơi để bảo vệ giá trị tài sản theo thời gian dài. Sự thật đã chứng minh qua hơn 10 năm, vàng luôn tăng trong thời gian dài. Bạn có thể tích trữ vàng để nhằm góp phần xây dựng hàng rào chống lại sự mất giá của đồng tiền. Đầu tư vàng bạn cũng phải hết sức cẩn thận, có kiến thức và nắm bắt thông tin thị trường. Đồng thời xác định mục tiêu để đầu tư thành công hơn.

2/ Đầu tư vào thương mại điện tử

Thương mại điện tử là ngành hiếm hoi không chỉ trụ vững mà còn phát triển thần tốc sau Covid. Đây vẫn là một ngành nghề kinh doanh hứa hẹn tiềm năng phát triển vô cùng lớn trong tương lai.

3/ Đầu tư cho kiến thức

Chìa khóa để quản lý tiền của bạn trong thời kỳ suy thoái là giữ bình tĩnh và thật sáng suốt. Đừng để cho cảm xúc lấn át lý trí mà chi phối quyết định xuống tiền. Hơn thế, việc đầu tư cho kiến thức chưa bao giờ là thừa. Đầu tư cho kiến thức giúp chúng ta chủ động trong việc kiểm soát tình hình và chờ thời cơ sau khủng hoảng có thể bứt phá hoặc tìm ra cơ hội đầu tư ngay trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế.

4/ Đầu tư cho sức khỏe

Khi có những sự việc khiến chúng ta khủng hoảng tinh thần, sẽ rất khó để bình tĩnh. Vô tình mà chúng ta có thể lãng quên bản thân và chạy theo sự hối hả của đồng tiền. Dù trong tình huống nào, bạn hãy có sự quan tâm nhất định tới sức khỏe của mình. Có sức khỏe là có tất cả, chúng ta hoàn toàn có thể làm lại được từ đầu. Ngược lại, nếu không có sức khỏe chúng ta sẽ mất tất cả.

nên đầu tư gì khi khủng hoảng kinh tế

Hãy bình tĩnh và tập trung vào việc phát triển bản thân trong thời kỳ khủng hoảng

Bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin và kiến thức về khủng hoảng kinh tế, các dấu hiệu nhận biết và gợi ý đầu tư trong thời kỳ khủng hoảng. Hãy lưu lại địa chỉ F88 - Chuỗi cửa hàng tiện ích tài chính hàng đầu Việt Nam, trong đó có cung cấp sản phẩm cho vay bằng hình thức cầm cố tài sản đáp ứng mọi nhu cầu vay vốn bất cứ khi nào bạn cần. Bãn chỉ cần click vào nút sau đây để vay nhanh:

F88 sở hữu gần 1000 phòng giao dịch trên khắp cả nước, hoạt động hơn 10 năm trên thị trường chắc chắn sẽ là nơi đáng để bạn tin tưởng lựa chọn khi cần được hỗ trợ tài chính.

Xem thêm

Tìm phòng giao dịch gần nhất

Tỉnh/thành

Quận/huyện

cat-img
icon-action
zalomessenger
scroll-top