24/12/2021
Rằm tháng Giêng có ý nghĩa quan trọng với người Việt là ngày Rằm đầu tiên của năm mới. Theo quan niệm dân gian, Rằm tháng Giêng tượng trưng cho sự phát triển, sinh sôi. Vì vậy mà ngày này được coi trọng, người dân gửi gắm vào đó nhiều mong ước về một năm thuận hòa, sung túc. Cùng tìm hiểu những việc nên làm ngày Rằm tháng Giêng 2020 để cả năm thuận lợi và may mắn.
Rằm tháng Giêng là ngày gì?
Rằm tháng Giêng hay còn được biết đến với tên gọi khác là Tết Nguyên Tiêu. Rằm tháng Giêng là ngày rằm lớn nhất trong năm của người Việt Nam. Ông bà xưa thường có câu: "Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng", câu nói này đủ để thấy tầm quan trọng của ngày rằm đầu năm 2020.
Dù có bận rộn, xuôi ngược thế nào nhưng vào dịp Rằm tháng Giêng các gia chủ cũng sắm mâm lễ dâng lên thần linh, gia tiên để bày tỏ tấm lòng thành kính.
Ý nghĩa ngày Rằm tháng Giêng
Sau dịp Tết Nguyên Đán Rằm tháng Giêng được xem là ngày lễ quan trọng, theo tín ngưỡng, tôn giáo và ngành nghề, tùy vào từng gia đình thờ khác nhau như: thờ Phật, thờ Thần Tài Thổ Địa, thờ Chúa… Nhưng nhìn chung theo truyền thống của người Việt thì thường mỗi gia đình có lễ bàn thờ tổ tiên để bày tỏ lòng thành kính với ông bà, cha mẹ, tạ ơn những người trên đã phù hộ cho gia đình, con cháu được mạnh khỏe, học tập thành tài, làm ăn phát đạt trong năm. Có thể thấy đây là ngày lễ quan trọng trong tâm linh mỗi người dân Việt.
Ở một số vùng miền, Tết Nguyên Tiêu được xem là ngày Tết lớn nhất trong năm như nét văn hóa sinh hoạt tao nhã mang nhiều ý nghĩa nghệ thuật trong khung cảnh thơ mộng hữu tình. Không chỉ cùng nhau ngắm trăng, đọc thơ, ăn bánh trôi mà mọi người còn có dịp xem múa lân, chơi các trò chơi dân gian giải trí cùng nhau.
Dọn dẹp ban thờ ngày Rằm tháng Giêng
Vào ngày Rằm tháng Giêng, các gia đình thường lau dọn ban thờ. Khi lau dọn bàn thờ các gia chủ nên lưu ý không xê dịch bát hương, trước khi lau dọn nên thắp 1 nén hương khấn xin tổ tiên về việc sẽ lau dọn ban thờ để chuẩn bị lễ cúng Rằm tháng Giêng. Việc lau dọn cần cẩn thận, tỉ mỉ để tránh đổ vỡ đồ thờ, vật phẩm sẽ mang đến điều xui xẻo.
Theo tâm niệm của người Việt thì khi thắp hương ngày này nên thắp hương theo số lẻ, bởi số lẻ tượng trưng cho phần âm và chỉ nên thắp từ 1- 3 nén trên mỗi bát hương.
Gia chủ cũng cần lưu ý khi thắp hương phải ăn mặc chỉnh tề, không được mặc quần đùi, áo cộc hay ăn mặc luộm thuộm... Đặc biệt khi khấn vái cần thành tâm, thể hiện sự tôn trọng với các vị Phật và tổ tiên.
Trong lễ cúng bắt buộc phải có các lễ vật nào?
Hương hoa, vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu trắng là những lễ vật bắt buộc nên có khi thắp hương Rằm tháng Giêng. Với mâm cỗ chay và mâm cỗ mặn thì tùy vào điều kiện của mỗi gia đình mà chọn các món ăn cho phù hợp. Đối với mâm cỗ mặn nên có thịt gà, xôi, bánh chưng, giò lụa… và không bắt buộc phải theo bất cứ khuôn mẫu, quy tắc nào. Dù mâm lễ không quá khắt khe về các lễ vật nhưng đòi hỏi gia chủ phải có tấm lòng thành, như thế mọi mong muốn của gia chủ mới có thể trở thành hiện thực.
Giờ nào tốt nhất để cúng Rằm tháng Giêng?
Rằm tháng Giêng nhằm ngày 15 tháng Giêng Âm lịch nên mọi người nên cúng vào đúng ngày đó. Ông cha ta từ xưa luôn chọn giờ thật “chuẩn” để làm lễ cúng đó là từ 11 giờ đến 13 h của ngày rằm (hay còn được gọi là giờ Ngọ). Bởi đây là thời gian Phật giáng lâm nên vào ngày rằm tháng Giêng tất cả các gia đình Việt luôn coi trọng lễ cúng ở nhà.
Ngày nay, những điều kiện cuộc sống của mỗi gia đình khác nhau nên họ sẽ tùy biến cho việc cúng vào giờ, ngày sao cho phù hợp bởi nhiều gia đình Việt luôn quan niệm rằng việc thờ cúng quan trong nhất là cái “tâm” để tỏ lòng biết ơn, tôn kính với ông bà, tổ tiên và các vị thần thánh.
Bài văn khấn cúng Rằm tháng Giêng năm 2020 Canh Tý
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.
Tín chủ (chúng) con là: ………………………………………..
Ngụ tại:………………………………………. ……………………..
Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm Kỷ Hợi gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ………………. nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời Ông bà Tiền chủ, Hậu chủ tại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tôn lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Nguồn Internet.
Xem thêm
MỤC LỤC
Tỉnh/thành
Quận/huyện