Hợp tác kinh doanh là gì? Ý nghĩa của hợp đồng hợp tác kinh doanh

19/12/2022

Hợp đồng kinh doanh là thuật ngữ khá quen thuộc đối với doanh nghiệp, các cá nhân, nhưng không phải ai cũng biết rõ. Các hợp đồng kinh doanh hình thành khi có sự hợp tác giữa các công ty với nhau hoặc các cá nhân với nhau, doanh nghiệp với cá nhân. Vậy hợp tác kinh doanh là gì? Hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì? Ý nghĩa của loại hợp đồng này, chúng ta hãy tìm hiểu cụ thể hơn tại nội dung bên dưới nhé.

Hợp tác kinh doanh là gì?

Hợp tác kinh doanh được hiểu là sự hợp tác của các mối quan hệ chiến lược. Nó đem lại giá trị lâu dài giữa nhà cung cấp và khách hàng, giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp hoặc giữa các cá nhân tham gia dựa trên việc đạt được hiệu quả tốt nhất và lợi thế cạnh tranh bền vững.

Hợp tác kinh doanh là gì

Hợp đồng hợp tác kinh doanh rất phổ biến

Trước khi hợp tác, thường đôi bên sẽ trao đổi, sau khi đạt được đồng thuận ban đầu sẽ tiến hành làm hợp đồng. Tiếp tục thỏa thuận và đi tới ký kết. Từ đó, hoạt động hợp tác sẽ bắt đầu diễn ra. Hợp đồng kinh doanh kinh tế, hợp đồng thương mại có những loại chính sau:

  • Hợp đồng mua bán hàng hóa.
  • Hợp đồng dịch vụ.
  • Hợp đồng giữa cộng tác viên kinh doanh và bên còn lại.
  • Hợp đồng giữa các hoạt động kinh doanh, đầu tư khác.

Hiểu về hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC)

Hợp đồng hợp tác kinh doanh, còn gọi tắt là hợp đồng BCC. Pháp luật có quy định rõ trong Luật đầu tư 2020. Đây cũng được coi là một loại hợp đồng hợp tác, được quy định tại bộ luật dân sự 2015.

Hợp đồng hợp tác được hiểu là sự thỏa thuận giữa các cá nhân/pháp nhân về việc hợp tác, góp tài sản/nhân lực… để sản xuất, kinh doanh. Theo nội dung hợp tác này, các bên sẽ cùng hưởng lợi ích và cùng chịu trách nhiệm được trình bày rõ ràng trong hợp đồng. Hợp đồng hợp tác được tồn tại dưới dạng văn bản.

Theo đó, Luật đầu tư 2020 quy định hợp đồng hợp tác kinh doanh là “hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế”.

Từ đây, chúng ta có thể hiểu đơn giản rằng: Hợp đồng hợp tác kinh doanh là một hình thức đầu tư được pháp luật quy định và bảo vệ. Trên cơ sở các bên cùng góp vốn, cùng tham gia quản lý, được phân chia những trách nhiệm nhất định và hưởng lợi từ kết quả thu được. Tuy nhiên, việc hợp tác kinh doanh sẽ không thành lập một pháp nhân nào.

Ví dụ về mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh cơ bản

Ví dụ về mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh cơ bản

Hợp đồng hợp tác kinh doanh có những loại nào?

Hợp đồng hợp tác kinh doanh được chia ra nhiều loại, dựa theo quy định về kế toán, cách thức phân chia lợi ích. Cụ thể như sau:

1/ Phân chia theo quy định về luật kế toán

Hợp đồng hợp tác kinh doanh theo dạng tài sản đồng kiểm soát. Theo đó, tài sản do các bên tham gia hợp tác kinh doanh đồng kiểm. Thực hiện các hành động nhằm mục đích mang lại lợi nhuận, giá trị của hợp đồng. Tài sản đồng kiểm sẽ được thể hiện trên báo cáo tài chính (ghi phần tài sản được hưởng).

Hợp đồng hợp tác kinh doanh theo hình thức hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát thường áp dụng giữa các doanh nghiệp với doanh nghiệp. Với hình thức hợp đồng này, các bên tham gia không phải thành lập cơ sở kinh doanh mới. Theo thỏa thuận, quyền và nghĩa vụ của các bên sẽ do các chủ thể tự thỏa thuận với nhau.

2/ Phân chia theo hình thức phân chia lợi ích

Hợp đồng thỏa thuận phân chia lợi nhuận thu được sau thuế.

Hợp đồng thỏa thuận phân chia doanh thu, sản phẩm trước thuế

Ngoài ra, nếu phân chia theo chủ thể, hợp đồng hợp tác kinh doanh có thể có dạng hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa doanh nghiệp với nhau, giữa cá nhân với nhau, giữa cá nhân và pháp nhân,… Từ đó mà có nội dung khác nhau.

Chủ thể của hợp đồng hợp tác kinh doanh

Như trên cũng đã nêu, theo quy định hiện hành chủ thể của hợp đồng hợp tác kinh doanh có thể là các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Hợp đồng BCC có thể có hai hoặc nhiều bên chủ thể, phụ thuộc vào số lượng đại diện muốn tham gia hợp tác kinh doanh. Các chủ thể khi tham gia vào hợp đồng BCC sẽ có quyền và nghĩa vụ cụ thể được ghi là các bên trực tiếp thực hiện quyền và nghĩa vụ được ghi trong hợp đồng.

Theo quy định, nhà đầu tư không phân biệt quốc tịch ở đâu, ai cũng đều có thể trở thành chủ thể của hợp đồng BCC bao gồm:

  • Cá nhân có quốc tịch Việt Nam. Tổ chức không có vốn tại nước ngoài.
  • Tổ chức/ cá nhân thực hiện kinh doanh, đầu tư. Gồm các nhà đầu tư cá nhân trong/ngoài nước và các tổ chức có vốn đầu tư từ nước ngoài.
  • Các cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức nước ngoài được thành lập theo luật nước sở tại và đang thực hiện đầu tư tại Việt Nam.

Bất kể ai cũng đều có thể trở thành chủ thể của hợp đồng hợp tác kinh doanh

Bất kể ai cũng đều có thể trở thành chủ thể của hợp đồng hợp tác kinh doanh

Đặc điểm của hợp đồng hợp tác kinh doanh

Vì hợp đồng hợp tác kinh doanh là loại hợp đồng dân sự, nó cũng có đầy đủ các đặc điểm của một hợp đồng dân sự như sau:

  • Nội dung của hợp đồng BCC là các thỏa thuận, cam kết dành cho cả 2 bên.
  • Hợp đồng bắt buộc phải được lập thành dạng văn bản. Đây là căn cứ pháp lý nhằm xác định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia. Hợp đồng phải được lập thành văn bản thì mới có hiệu lực pháp lý và được pháp luật bảo vệ.
  • Sau khi hợp đồng được thành lập và ký kết thì nó sẽ có hiệu lực. Các bên phải tuân thủ và thực hiện đúng các quy định được ghi trong hợp đồng.
  • Trong quá trình hợp tác, các bên phải góp vốn, góp tài sản để thực hiện thỏa thuận ban đầu. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên sẽ được hưởng lợi nhuận theo thỏa thuận ban đầu. Nếu phát sinh lỗ, số tiền lỗ sẽ do các bên gánh chịu, dựa theo phạm vi đóng góp tài sản.
  • Hợp đồng hợp tác kinh doanh được hiểu là một loại hợp đồng song vụ.
  • Các chủ thể trong hợp đồng BCC sẽ tồn tại độc lập, không cần thành lập pháp nhân chung trong quá trình hợp tác. Điều này đồng nghĩa với việc, các bên sẽ hoạt động độc lập theo vốn đầu tư ban đầu của mình, hoạt động dựa theo thỏa thuận trong hợp đồng và tự chịu trách nhiệm với hoạt động kinh doanh của mình.

Ý nghĩa của hợp đồng hợp tác kinh doanh

  • BCC không có yêu cầu thành lập tổ chức kinh tế chung để quản lý hoạt động kinh doanh.
  • Bạn sẽ tiết kiệm được chi phí, thời gian và vận hành một pháp nhân mới.
  • Không cần phụ thuộc vào quyết định của đối tác khi bạn muốn chuyển nhượng hoặc bán đi phần vốn hoặc sản phẩm của mình trong những trường hợp cụ thể.
  • Khi hợp đồng hợp tác kinh doanh kết thúc hoặc hết hiệu lực, bạn cũng không phải lo lắng về vấn đề giải thể.
  • Được thỏa thuận sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập công ty theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
  • Các nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập văn phòng ở Việt Nam để thay mặt nhà đầu tư quản lý hoạt động kinh doanh theo hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC.

Nội dung của hợp đồng BCC

Hợp đồng hợp tác kinh doanh cũng có những nội dung cơ bản như các loại hợp đồng dân sự khác như sau:

  • Chủ thể tham gia của hợp đồng: Tên, địa chỉ, tên người đại diện theo pháp luật (trường hợp đối với pháp nhân).
  • Đối tượng của hợp đồng.
  • Mục tiêu, phạm vi của hoạt động hợp tác.
  • Phần góp vốn của các bên liên quan tham gia vào hợp đồng. Nội dung thỏa thuận về việc phân chia kết quả kinh doanh, đầu tư.
  • Nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền hạn của các bên tham gia được quy định cụ thể trong hợp đồng.
  • Thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng.
  • Nội dung và cách giải quyết trong trường hợp có tranh chấp xảy ra, hoặc một trong hai bên vi phạm điều khoản.
  • Nội dung về việc sửa đổi, thực hiện chuyển nhượng hoặc trường hợp chấm dứt hợp đồng.

Hợp đồng BCC thể hiện nghĩa vụ và quyền lợi của các bên tham gia

Hợp đồng BCC thể hiện nghĩa vụ và quyền lợi của các bên tham gia

Phân chia lợi nhuận trong quá trình hợp tác kinh doanh

Lợi nhuận khi hợp tác sẽ được phân chia theo thỏa thuận trong hợp đồng BCC. Nội dung sẽ quy định về tỷ lệ phân chia, thời điểm chia lợi nhuận và trường hợp hoạt động kinh doanh phát sinh thua lỗ thì sẽ có hướng giải quyết như thế nào.

Ngoài ra, lợi nhuận trong quá trình hợp tác kinh doanh còn dựa trên số vốn mà mỗi bên bỏ vào và thường sẽ được chia theo tỷ lệ thỏa thuận nhất định. Lợi nhuận từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh sẽ được phân chia theo tỷ lệ vốn và dựa trên tổng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành các nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước.

Trong trường hợp cần được hỗ trợ về tài chính, bạn có thể tham khảo F88 - Chuỗi cửa hàng tài chính tiện ích hàng đầu Việt Nam. Nổi trội nhất là sản phẩm cho vay bằng hình thức cầm cố tài sản với thủ tục đơn giản, nhanh chóng, giải ngân chỉ trong 15 phút. Hoạt động tới nay được hơn 10 năm và F88 sở hữu gần 1000 phòng giao dịch trên khắp cả nước phục vụ bạn mọi nơi khi bạn cần.

Bài viết đã cung cấp cho bạn nội dung về hợp tác kinh doanh và hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì. Hy vọng sẽ hữu ích với bạn.

Xem thêm

Tìm phòng giao dịch gần nhất

Tỉnh/thành

Quận/huyện

cat-img
icon-action
zalomessenger
scroll-top