Giao dịch chứng khoán là gì? Rủi ro khi tham gia chứng khoán

11/07/2022

Rất nhiều người vội vàng đầu tư cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản,… nhưng chưa thực sự hiểu chứng khoán là gì. Điều này đặc biệt nguy hiểm bởi sự thiếu hiểu biết có thể dễ dẫn tới rủi ro nghiêm trọng. Trước hết nên hiểu những điều cơ bản về giao dịch chứng khoán và rủi ro khi tham gia là gì?

Tìm hiểu đầu tư chứng khoán là gì

Định nghĩa về đầu tư chứng khoán

Chứng khoán là bằng chứng xác nhận sự sở hữu hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của công ty hay tổ chức đã phát hành. Cụ thể, chứng khoán có thể là một cổ phần đại diện cho quyền sở hữu hợp pháp tại một doanh nghiệp. Các tập đoàn phát hành cổ phiếu, khi được hoán đổi cho nhau thì được gọi là “chứng khoán”. Như vậy, đầu tư chứng khoán tức là mua quyền sở hữu một hay nhiều doanh nghiệp.

giao dịch chứng khoán là gì

Chứng khoán chính là kênh đầu tư phổ biến hiện nay

Vậy chơi chứng khoán là gì? Chơi chứng khoán được hiểu là một hình thức đầu tư tài sản để kiếm lợi nhuận từ việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ hoặc các chứng quyền trên thị trường chứng khoán. Có hai hình thức chủ yếu để phát sinh thu nhập từ việc chơi chứng khoán:

  • Thu lợi nhuận từ chênh lệch giá mua và giá bán.
  • Thu lợi nhuận từ cổ tức - số tiền được được công ty trả cho cổ đông đã đầu tư mua cổ phiếu.

Định nghĩa chứng khoán kinh doanh là gì?

Chứng khoán kinh doanh được phát hành với mục đích kinh doanh theo quy định của pháp luật. Hiểu đơn giản, chứng khoán kinh doanh là một loại tài sản có thể mua bán, trao đổi và tạo ra lợi nhuận cho công ty có phát hành cổ phiếu, trái phiếu. Trong hoạt động kinh doanh, chứng khoán kinh doanh chính là một loại tài sản ngắn hạn thuộc các khoản mục đầu tư ngắn hạn hoặc các khoản phải thu của doanh nghiệp.

Định nghĩa chứng khoán cơ sở là gì?

Chứng khoán cơ sở (tiếng Anh: Underlying Security) là cổ phiếu được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán. Loại cổ phiếu này thuộc chỉ số VN30, HNX30 hoặc các chỉ số tương đương thay thế khác. Chứng khoán cơ sở phải đảm bảo giá trị vốn hóa bình quân trong 6 tháng gần nhất từ 5,000 tỷ VND trở lên (tính đến thời điểm ngày chốt dữ liệu).

Chứng khoán cơ sở được dùng làm tài sản cơ sở cho sự hình thành của chứng quyền và một số chứng khoán phái sinh.

cách giao dịch chứng khoán

Chứng khoán là kênh đầu tư những người mới bắt đầu thường xuyên lựa chọn

Những rủi ro thường gặp khi đầu tư chứng khoán

Bất kỳ một hình thức đầu tư nào cũng khó có thể tránh khỏi rủi ro. Quan trọng các nhà đầu tư phải lường trước rủi ro, quản lý rủi ro và khắc phục rủi ro. Đây là kỹ năng không thể thiếu để đầu tư thành công.

Rủi ro hệ thống

Rủi ro hệ thống (rủi ro thị trường) có thể phòng nhưng không thể tránh trong đầu tư chứng khoán. Rủi ro hệ thống thường bị tác động bởi những sự kiện chính trị bất ngờ ảnh hưởng tới nền kinh tế, biến động lãi suất, tỷ giá hoặc suy thoái nền kinh tế thế giới. Đa số các nhà đầu tư chứng khoán lâu năm đều phải đối mặt với rủi ro hệ thống. 

Một ví dụ mới nhất cho thấy sự tác động của chính trị tới nền chứng khoán thị trường: Theo báo cáo của Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report), có thị trường chứng khoán Việt Nam có thể phải đối mặt với hai rủi ro là lạm phát tăng cao cùng xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ và xung đột chính trị Nga - Ukraine.

Rủi ro hệ thống có nhiều loại như: Rủi ro mô hình, rủi ro thanh khoản, rủi ro biến động lãi suất, rủi ro biến động giá hàng hóa.

+ Rủi ro mô hình: Biến động không theo một hình thức hay quy tắc cụ thể nào. Sự biến động kỹ thuật của thị trường chứng khoán không theo một quy tắc nào có thể dẫn tới một số rủi ro về mô hình nhất định cho các nhà đầu tư.

+ Rủi ro thanh khoản: Đây là sự bất ổn của chứng khoán khi điều kiện giao dịch thay đổi. Tính thanh khoản của chứng khoán là khả năng chuyển đổi từ tiền sang chứng khoán và ngược lại. Tính thanh khoản của chứng khoán còn thể hiện qua khối lượng giao dịch chứng khoán. Giao dịch khối lượng càng lớn thì mức thanh khoản càng cao.

+ Rủi ro biến động lãi suất: Giá chứng khoán luôn có sự biến động tỷ lệ nghịch với lãi suất thị trường. Nếu lãi suất thị trường tăng thì giá trị của thị trường chứng khoán cũng bị sụt giảm và ngược lại. Khi lãi suất thị trường càng cao thì các dòng tiền bị chiết khấu với lãi suất càng lớn, do vậy dẫn đến giá trái phiếu càng thấp.

+ Rủi ro biến động giá hàng hoá: Giá hàng hóa tác động trực tiếp tới thị trường chứng khoán. Đặc biệt là những hàng hóa liên quan tới chính sách tài khóa của nhà nước như: nhiên liệu xăng, dầu, giá điện, ga,... Khi giá hàng hóa thay đổi thì rủi ro giá chứng khoán xảy ra lớn hơn.

Rủi ro phi hệ thống

Rủi ro phi hệ thống (rủi ro cụ thể) là những rủi ro đặc trưng đối với bất kỳ ngành nghề hay công ty nào. Tuy nhiên, rủi ro phi hệ thống không xảy ra với tất cả các nhà đầu tư chứng khoán trên thị trường. Sức ảnh hưởng của loại rủi ro này đến toàn bộ thị trường chứng khoán không quá lớn.

Ví dụ các rủi ro phi hệ thống có thể là thông tin xấu của một công ty do chất lượng sản phẩm ảnh hưởng đến người tiêu dùng, những bê bối của một doanh nghiệp nào đó,… Vì vậy nó không thực sự có ảnh hưởng nghiêm trọng tới thị trường chứng khoán chung.

+ Rủi ro lỗi thời: Rủi ro này có thể xảy ra ở bất kỳ ngành sản xuất sản phẩm nào. Những sản phẩm lỗi thời, không có giá trị đổi mới so với các doanh nghiệp khác sẽ trở thành rủi ro. Cụ thể là trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 bùng phát, nhiều doanh nghiệp đã hướng đến chuyển đổi số để phát triển bền vững. Tuy nhiên vẫn còn nhiều doanh nghiệp không nắm bắt kịp thời dẫn đến không tăng trưởng lợi nhuận làm trì trệ sự phát triển, giá cổ phiếu giảm sút.

+ Rủi ro kiểm toán: Rủi ro này thường phát sinh từ những nhà quản lý và điều hành doanh nghiệp khi có sự kiểm soát chi phí và nguồn vốn kém, gây ảnh hưởng tới giá trị kinh tế của doanh nghiệp. Hoạt động sản xuất không hiệu quả có thể gây thiệt hại tới giá cổ phiếu.

+ Rủi ro xếp hạng: Mỗi loại hình dịch vụ đều được đánh giá, xếp hạng mỗi năm vào thời điểm nhất định nhằm đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp bị tụt hạng so với năm trước tức đang rơi vào rủi ro xếp hạng. Cần xem lại hoạt động kinh doanh để tránh kéo theo giá cổ phiếu giảm.

+ Rủi ro pháp lý: Thường xảy ra khi nhà đầu tư không am hiểu các quy định của pháp luật chứng khoán hay những thay đổi của pháp luật như thắt chặt thuế, quy định vốn,…

+ Rủi ro truyền thông: Rủi ro này thường xuất hiện nhiều nhất khi doanh nghiệp phát hành chứng khoán nhưng phải đối mặt với các sự kiện truyền thông xấu. Có thể xuất phát từ nhiều phía làm giảm giá trị cổ phiếu và uy tín của doanh nghiệp. Rủi ro truyền thông có sức ảnh hưởng mạnh nhất đến công ty và các nhà đầu tư chứng khoán.

Đầu tư chứng khoán bạn nên tìm hiểu kỹ thông tin để tránh rủi ro

Đầu tư chứng khoán bạn nên tìm hiểu kỹ thông tin để tránh rủi ro

Vì vậy khi quyết định đầu tư chứng khoán, các nhà đầu tư nên tìm hiểu các loại rủi ro và cách giải quyết, khắc phục rủi ro. Một trong những loại hình đầu tư quen thuộc tại các doanh nghiệp là trái phiếu. Nếu bạn đang quan tâm tới một loại hình đầu tư ưu tiên người đầu tư, rủi ro thấp có thể tham khảo trái phiếu F88.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về trái phiếu F88 tại đây: https://f88.vn/nha-dau-tu

Hiện nay F88 đang phát hành trái phiếu với lãi suất 12%/ năm. Được đánh giá là một doanh nghiệp phát hành trái phiếu ổn định, nhờ quá trình nỗ lực phát triển và liên tục hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra. Để tìm hiểu nhiều hơn về trái phiếu F88 và các dịch vụ liên quan, vui lòng liên hệ hotline 1800 6388 để được hỗ trợ!

Xem thêm

Tìm phòng giao dịch gần nhất

Tỉnh/thành

Quận/huyện

cat-img
icon-action
zalomessenger
scroll-top