Giá trị vốn hóa là gì? Các loại vốn hóa phổ biến trên thị trường

22/08/2022

Vốn hóa thị trường hoặc vốn hóa của một cổ phiếu là những khái niệm được nhắc đến rất nhiều trong các hoạt động kinh doanh đầu tư. Hiểu được vốn hóa là gì, vai trò của tỷ lệ vốn hóa là gì sẽ giúp cho bạn đưa ra được những nhận định và quyết định đầu tư phù hợp. Bài viết này  giúp bạn hiểu rõ được về vốn hóa trên thị trường. 

Vốn hoá là gì?

Vốn hóa được hiểu là tổng giá trị hiện tại của một doanh nghiệp, trong khoảng thời gian cụ thể. Vốn hóa bao gồm: Tổng giá trị cổ phiếu đang nợ dài hạn, được lưu hành và thu nhập được giữ lại. 

Vốn hóa thị trường là gì

Vốn hóa thị trường là gì? Đầu tư dựa vào vốn hóa thị trường như thế nào? 

Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý về vốn hoá thị trường. Khi mà vốn hoá thị trường là tổng của giá trị từ các loại vốn cổ phần mà doanh nghiệp đang phát hành. Đây được coi là tổng số tiền bỏ ra để mua lại công ty tại thời điểm hiện tại.

Tỷ lệ vốn hóa là gì?

Tỷ lệ vốn hóa (xuất phát từ tên tiếng anh là capitalization rate) gắn với tỷ trọng của một loại cổ phần/vốn vay với tổng giá trị vốn hóa thị trường của doanh nghiệp. Thường thì các công ty lớn có nhiều loại vốn vay, cổ phần. Tỷ lệ vốn hóa lúc này được sử dụng nhằm thể hiện sự quan trọng của mỗi loại cổ phần trong cơ cấu vốn của công ty. 

Xác định vốn hóa thị trường bằng công thức sau: 

Vốn hóa thị trường = Tổng số lượng cổ phiếu hiện đang lưu hành * Giá trị 1 cổ phiếu.

Ví dụ: Công ty A có 100 triệu cổ phiếu được bán với giá 30 USD/cổ phiếu. Giá trị vốn hóa thị trường của doanh nghiệp này sẽ là 100 * 30 = 300 triệu USD.

Phân loại doanh nghiệp theo giá trị vốn hóa thị trường 

Tại Việt Nam, thông thường dựa vào giá trị vốn hóa của thị trường mà các doanh nghiệp được chia thành 4 nhóm chính: Vốn hóa siêu nhỏ, vốn hóa nhỏ vốn hóa vừa, vốn hóa lớn. 

Vốn hóa siêu nhỏ

Nhóm doanh nghiệp có mức vốn hóa siêu nhỏ (tên tiếng anh là Microcap) thường là những công ty có giá cổ phiếu thấp , còn được gọi vốn cái tên thân thuộc là cổ phiếu “trà đá”. Đây có thể là những công ty có hoạt động kinh doanh không hiệu quả, hoặc trở nên suy thoái trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Các công ty kiểu vậy thường có tính rủi ro cao và có rất ít dữ liệu để đánh giá.

Vốn hóa nhỏ

Nhóm doanh nghiệp có mức vốn hóa nhỏ (tên tiếng anh là Smallcap). Ở nhóm này tập trung nhóm công ty có số lượng cổ phiếu ít hoặc cổ phiếu giá thấp. Điều này cũng cho thấy xu hướng những công ty có vốn hóa nhỏ thường là nhóm công ty có quy mô vốn nhỏ. Bên cạnh đó, giá cổ phiếu thấp do doanh nghiệp không có biên lợi nhuận tốt, bị đánh giá cổ phiếu thấp, hoạt động trong môi trường quá cạnh tranh hoặc bị thị trường bỏ quên,...

Vốn hóa vừa 

Vốn hóa vừa (tên tiếng anh là Midcap). Nhóm doanh nghiệp thuộc vốn hóa vừa thường sẽ có số lượng cổ phiếu và trị giá không cao bằng nhóm vốn hóa lớn. Được đánh giá là có quy mô hoạt động ở tầm trung và giá cổ phiếu trên thị trường không quá cao, nhưng cũng không quá thấp. 

Doanh nghiệp thuộc nhóm vốn hóa vừa thường là đang trong giai đoạn chưa nhận được nhiều sự chú ý của thị trường. Bằng cách cố gắng để tăng thị phần và trở nên nổi bật hơn trên thị trường để tăng giá trị vốn hóa của mình. Lúc này, giá càng cao càng biểu hiện cho sự chú ý của thị trường dành cho loại cổ phiếu đó và thể hiện tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp.  

Vốn hóa lớn 

Nhóm doanh nghiệp có vốn hóa lớn (tên tiếng anh là Largecap) có số lượng cổ phiếu lớn, giá trị cổ phiếu cao trên thị trường. Do có số lượng cổ phiếu lớn nên các doanh nghiệp này thường là các doanh nghiệp có quy mô động rất lớn. Đồng thời, do được thị trường đánh giá cao và được người tiêu dùng tin tưởng nên giá trị cổ phiếu cao. 

Doanh nghiệp thuộc nhóm có mức vốn hóa lớn thường có xu hướng dẫn đầu trong ngành và được người dùng biết tới rộng rãi. Một số ví dụ về doanh nghiệp có mức vốn hóa lớn trên thị trường chứng khoán Việt Nam như VinGroup (VIC), Vinamilk (VNM), Vietcombank (VCB),…

Vốn hóa doanh nghiệp càng lớn thì càng được đánh giá cao

Vốn hóa doanh nghiệp càng lớn thì càng được đánh giá cao

Vốn hóa ảnh hưởng gì tới đầu tư chứng khoán?

Vốn hóa là giá trị giúp chúng ta có thể đánh giá sự phát triển, tiềm năng, cơ hội tăng trưởng giá của một cổ phiếu nào đó:

Giá trị cổ phiếu càng lớn chứng tỏ vốn hóa càng cao. Do đó, bạn cần cân nhắc và có kế hoạch phân bổ nguồn tiền để chọn hình thức đầu tư và mã chứng khoán phù hợp. Không phải lúc nào cũng chọn công ty có vốn hóa lớn. Nếu ngân sách của bạn hạn chế, công ty vốn hóa vừa sẽ là lựa chọn tốt dành cho bạn.

Chỉ biết các thông tin về vốn hóa là chưa đủ để đánh giá cổ phiếu tiềm năng, bạn hãy tìm hiểu các thông tin khác về doanh nghiệp như: Kế hoạch kinh doanh, tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính,... Để đưa ra quyết định có nên đầu tư mã cổ phiếu này hay không. 

Khi bạn đang so sánh giữa các doanh nghiệp để quyết định mã cổ phiếu đầu tư. Công ty có vốn hóa lớn sẽ là lựa chọn an toàn hơn nhưng đòi hỏi vốn đầu tư của bạn cũng phải lớn. Bởi tính an toàn, uy tín của các doanh nghiệp có vốn hóa lớn trên thị trường, sẽ giúp hoạt động đầu tư được an toàn và đảm bảo.

Các công ty có vốn hóa nhỏ, có tiềm năng tăng giá cao trong tương lai,  có thể cân nhắc để lướt sóng. Tuy nhiên, rủi ro của doanh nghiệp vốn hóa nhỏ là khá lớn, dễ gặp các tình trạng đầu cơ, đẩy ảo giá cổ phiếu. Bạn cần đánh giá, tìm hiểu thông tin doanh nghiệp có vốn hóa nhỏ thật kỹ trước khi xuống tiền đầu tư. 

Đầu tư dựa vào vốn hóa thị trường

Các cổ phiếu dẫn đầu thị trường theo độ vốn hóa giảm dần thường được phát hành bởi các công ty có vốn hóa giảm dần: lớn, vừa đến nhỏ. Do thị trường chứng khoán rất nhạy cảm và có nhiều biến động theo thời gian, do đó bạn nên đa dạng hóa các doanh mục đầu tư, tránh đầu tư hết vào một cổ phiếu. Sau đây là một số yếu tố bạn cần cân nhắc trước khi xây dựng danh mục đầu tư đem lại hiệu quả:

  • Số vốn có thể bỏ ra cho đầu tư
  • Thời gian cho đầu tư
  • Kiến thức của bạn về thị trường và mức độ hiểu biết về cổ phiếu 
  • Mục tiêu tài chính và mục tiêu lợi nhuận của bạn

Việc thiết lập cho mình các danh mục đầu tư đa dạng, chứa nhiều nhóm vốn hóa thị trường từ lớn tới vừa hoặc nhỏ sẽ giúp bạn có thể giảm thiểu mức độ  rủi ro đầu tư trong mọi lĩnh vực. Từ đó đạt được mục tiêu tài chính một cách hiệu quả.

Phân biệt vốn hóa và vốn chủ sở hữu

  • Vốn hóa và vốn chủ sở hữu là hai thuật ngữ được nhắc đến nhiều của doanh nghiệp. Nhiều người nhầm lẫn giữa vốn chủ sở hữu là gì và vốn hóa là gì. Trên thực tế, đây là 2 loại vốn khác nhau:
  • Vốn hóa thị trường là căn cứ đánh giá quy mô của doanh nghiệp. Tuy nhiên, giá trị vốn hóa của một công ty sẽ có biến động theo thời gian. Nó phụ thuộc vào số lượng cổ phiếu phát hành và giá trị cổ phiếu. Vốn hóa có thể sẽ không phản ánh giá trị thực của doanh nghiệp tại thời điểm hiện tại.

Sự khác biệt giữa vốn hóa và vốn chủ sở hữu.

Sự khác biệt giữa vốn hóa và vốn chủ sở hữu.

Vốn chủ sở hữu là căn cứ nhằm tính toán và đánh giá giá trị thực của doanh nghiệp. Giá trị cổ phiếu không ảnh hưởng đến vốn chủ sở hữu doanh nghiệp, mà tài sản cố định sẽ là những yếu tố quyết định. Bên cạnh đó, vốn chủ sở hữu không biến động theo thời gian.

Trên đây là những nội dung cung cấp cho bạn các thông tin về giá trị vốn hóa là gì và giúp bạn hiểu về cách đánh giá cổ phiếu dựa trên vốn hóa doanh nghiệp. Trong trường hợp cần vay tiền nhanh chóng và an toàn và đặc biệt không cần chứng minh tài chính, bạn có thể tham khảo đơn vị F88 - Sở hữu gần 1000 phòng giao dịch với nhân viên hỗ trợ nhiệt tình trên toàn quốc sẽ là nơi đáng tin cậy dành cho bạn.  

Tìm phòng giao dịch gần nhất

Tỉnh/thành

Quận/huyện

cat-img
scroll-top