Điểm Hòa Vốn Là Gì? Cách Xác Định Điểm Hòa Vốn Trong Kinh Doanh

20/07/2022

F88 giải ngân ngay 30 triệu trong 15 phút, không giữ tài sản, lãi suất 1.1%, điền đơn ngay!

NHẬP THÔNG TIN ĐĂNG KÝ VAY:

Vừa có tiền vừa có xe đi. Duyệt vay nhanh chóng trong 15 phút.

Điểm hòa vốn được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực tài chính và kinh doanh. Phân tích điểm hòa vốn là việc làm quan trọng giúp cho chủ doanh nghiệp có góc nhìn cụ thể về tình hình kinh doanh của công ty mình. Nó cũng trở thành căn cứ để đưa ra các quyết định mang tính “sống còn” như: Xác định mục tiêu kinh doanh, giá bán hàng, thời điểm tung ra sản phẩm mới,...

Chúng ta cùng đi tìm hiểu về điểm hòa vốn là gì? Và cách tính điểm hòa vốn trong kinh doanh tại nội dung bài viết này nhé! 

Điểm hòa vốn là gì? 

Điểm hòa vốn - BEP (Break Even Point)  là "điểm" mà khi chi phí và doanh thu của doanh nghiệp đó bằng nhau. Tại điểm hòa vốn, được hiểu lúc này doanh nghiệp không có lãi (lợi nhuận) mà cũng không lỗ. 

Sơ đồ điểm hòa vốn

Xác định điểm hòa vốn giúp cho chủ doanh nghiệp có góc nhìn cụ thể về tình hình kinh doanh

Điểm hoà vốn có thể xác định bằng sản lượng và doanh thu hoà vốn dựa trên các yếu tố xác định bao gồm: 

  • Doanh số tiêu thụ ( tính bằng tiền)
  • Sản lượng sản phẩm sản xuất được (đơn vị sản phẩm)
  • Thời gian đạt hòa vốn trong năm (đơn vị thời gian)

Ý nghĩa của việc xác định điểm hòa vốn

Về cơ bản, việc xác định điểm hoà vốn (BEP) giúp cho doanh nghiệp biết được doanh thu và sản lượng ở mức nào thì có thể đạt được điểm hòa vốn. Đồng thời biết được phạm vi lỗ hay lời theo sản lượng, doanh thu, cơ cấu chi phí.

Ngoài ra, những ý nghĩ khác của việc xác định được điểm hoà vốn trong kinh doanh được liệt kê như sau: 

  • Thiết lập mức giá bán sản phẩm hợp lý 
  • Cho biết mức độ hiệu quả của hoạt động kinh doanh, đầu tư để lấy lại số vốn đầu tư ban đầu đã bỏ ra. Điểm hòa vốn được coi là cột mốc nhằm xác định lãi, lỗ. Khi sản lượng tiêu thụ vượt qua điểm hòa vốn, doanh nghiệp sẽ có lãi và ngược lại chưa đạt tới điểm hòa vốn thì doanh nghiệp vẫn đang lỗ. 
  • Xác định điểm hòa vốn cũng được dùng như một phương pháp kiểm tra biên độ an toàn.
  • Phân tích hòa vốn được sử dụng rộng rãi, từ việc xác định ngân sách hoạt động dự án doanh nghiệp, giao dịch chứng khoán, giao dịch quyền chọn,...
  • Giúp doanh nghiệp xác định được doanh thu tối thiểu để bù đắp những chi phí đã bỏ ra ( mức doanh thu, xác định sản lượng, thời gian sản xuất,..). 
  • Doanh nghiệp có thể thuận lợi xây dựng chiến lược kinh doanh, mục tiêu bán hàng một cách cụ thể nhất để tạo lợi nhuận.
  • Thiết lập mức giá phù hợp không quá đắt, cũng không quá rẻ phù hợp với độ chấp nhận của người tiêu dùng để đạt lợi nhuận tốt nhất. 
  • Từ điểm hòa vốn, doanh nghiệp xác định mối quan hệ tương hỗ giữa 3 yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình kinh doanh như: Sản lượng bán - Chi phí sản xuất – Lợi nhuận thu lại.

Những loại điểm hòa vốn

Tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu các loại điểm hòa vốn trong kinh doanh. Cụ thể nó được chia thành 2 loại như sau:

  • Điểm hòa vốn kinh tế: Là điểm mà tại đó tổng chi phí đầu tư ban đầu (chi phí đầu tư nguyên vật liệu, đầu tư cố định, chi phí biến đổi,...) bằng tổng lợi nhuận thu lại. Tại điểm hòa vốn kinh tế, lãi vay của doanh nghiệp và lợi nhuận trước thuế bằng 0.
  • Điểm hòa vốn tài chính: Được hiểu là tại đó lãi vay vốn phải trả cộng tổng chi phí đầu tư ban đầu bằng tổng lợi nhuận thu lại. Tại BEP tài chính, lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp bằng 0.
Nhiều lợi ích mà điểm hòa vốn mang lại
Nhiều lợi ích mà điểm hòa vốn mang lại 

Cách tính điểm hòa vốn trong kinh doanh

Có 3 cách xác định điểm hòa vốn trong kinh doanh đó là: Phương pháp đồ thị, phương pháp phương trình, phương pháp số dư đảm phí. Đồng thời, tùy theo số lượng sản phẩm kinh doanh mà việc tính điểm hòa vốn có sự thay đổi khác nhau. Cơ bản các công thức tính điểm hòa vốn đều mang bản chất như nhau.

Tuy nhiên, mỗi góc độ tiếp cận điểm hòa vốn bằng công thức khác nhau mang lại cái nhìn đa chiều hơn cho doanh nghiệp. Trong bài viết này, chúng ta có thể chia làm 2 trường hợp:

Trường hợp 1: Doanh nghiệp kinh doanh một sản phẩm

Xác định điểm hòa vốn = Tổng chi phí cố định/(Doanh thu mỗi sản phẩm – Chi phí biến đổi bình quân)

Ví dụ:

Bạn đưa ra mức giá bán dự kiến cho sản phẩm doanh nghiệp mình là 70.000 đồng. Trong đó, chi phí cố định hàng năm là 700.000 VNĐ. Chi phí biến đổi để sản xuất là 5.000 VNĐ/sản phẩm. Như vậy, ta tính được điểm hòa vốn như sau:

Điểm hòa vốn = 700.000/(70.000 – 5.000) = 10.77 (sản phẩm)

Như vậy, công ty trên phải bán được tầm 10 sản phẩm mà không có lợi nhuận. Từ sản phẩm 11 trở đi bắt đầu doanh nghiệp có lãi.

Trường hợp 2: Doanh nghiệp kinh doanh nhiều sản phẩm

Đây là trường hợp doanh nghiệp có mục tiêu kinh doanh hai sản phẩm trở lên thì sẽ phải tính điểm hòa vốn cho từng sản phẩm. Cách tính chia làm nhiều bước:

Bước 1: Chúng ta sẽ cần tính tỷ lệ kết cấu của mặt hàng theo công thức như sau:

Tỷ lệ mặt hàng = (Doanh thu của mặt hàng/Tổng doanh thu của cả doanh nghiệp) * 100%

Bước 2: Tính tỷ lệ số dư đảm phí bình quân của từng loại sản phẩm. Phương pháp số dư đảm phí dựa trên quan điểm: Cứ một sản phẩm tiêu thụ cung cấp một số dư đảm phí (p-v). 

Phần trăm số dư bình quân đảm phí = Tỷ lệ số dư đảm phí của từng mặt hàng * Tỷ lệ mặt hàng tương ứng.

Bước 3: Tính doanh thu hòa vốn theo công thức:

Doanh thu hòa vốn = Tổng định phí/Tỷ lệ số dư đảm phí bình quân.

Bước 4: Tính doanh thu hòa vốn và sản lượng hòa vốn của từng mặt hàng theo công thức:

Doanh thu hòa vốn của mặt hàng cần tính = Doanh thu hòa vốn * Tỷ lệ kết cấu của mặt hàng cần tính.

Sản lượng hòa vốn của từng mặt hàng cần tính = Doanh thu hòa vốn sản phẩm tương ứng/giá sản phẩm tương ứng.

Cách vẽ đồ thị điểm hòa vốn

Trong một số trường hợp, doanh nghiệp cần thể hiện điểm hòa vốn trên đồ thị để dễ điểm dàng phân tích khi làm báo cáo định kỳ. Dưới đây là cách vẽ đồ thị điểm hòa vốn:

Bước 1: Vẽ trục tọa độ. Trong đó trục Ox đại diện cho sản lượng hoạt động, trục Oy đại diện tổng chi phí.

Bước 2: Vẽ đồ thị tổng chi phí = Chi phí biến đổi * sản lượng và vẽ đồ thị Tổng doanh thu = Sản lượng * Giá bán. Giao điểm của doanh thu và chi phí sẽ là điểm hòa vốn BEP.

Nắm rõ công thức tính điểm hòa vốn để áp dụng cho doanh nghiệp mình bạn nhé!
Nắm rõ công thức tính điểm hòa vốn để áp dụng cho doanh nghiệp mình bạn nhé!

Một số lưu ý khi tính điểm hòa vốn

  • Quá trình tính điểm hòa vốn sẽ phức tạp hơn khi các yếu tố về chi phí cố định, chi phí biến đổi không được phân chia rõ ràng, cụ thể. Vì vậy việc xác định chính xác chi phí cố định, chi phí biến đổi chính xác là điều quan trọng. 
  • Trong trường hợp cần phân tích số liệu mức hòa vốn qua nhiều giai đoạn, nên biểu diễn vị trí hòa vốn lên đồ thị để dễ dàng quan sát và xác định xu hướng. 
  • Thường thì đa số các doanh nghiệp sẽ kinh doanh từ 2 mặt hàng sản phẩm trở lên. Do vậy, quá trình xác định điểm hòa vốn sẽ phức tạp hơn, bạn nên quy đổi về một sản phẩm chuẩn duy nhất để phân tích BEP.
  • Cần quan tâm đến giá trị biến đổi của tiền tệ tại nhiều thời điểm khác nhau. Bỏ qua yếu tố này khiến kết quả chỉ số điểm hòa vốn sai số lớn. Đặc biệt là khi thị trường xảy ra lạm phát.

Nắm chắc được khái niệm điểm hòa vốn là gì? cũng như cách tính điểm hòa vốn trong kinh doanh giúp mọi doanh nghiệp có những quyết định đầu tư đúng đắn và là thước đo chuẩn để lập kế hoạch kinh doanh thành công nhằm thu lại lợi nhuận tốt nhất.

Qua nội dung bài viết, hy vọng mang lại cho bạn những kiến thức cần thiết trong quá trình hoạt động doanh nghiệp. 

Nếu cần vay tiền mặt để kinh doanh, đầu tư phát triển bạn có thể tham khảo đơn vị tài chính F88. F88 có hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực cho vay, với gần 1000 phòng giao dịch trên toàn quốc. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi tìm tới F88. 

Xem thêm

Tìm phòng giao dịch gần nhất

Tỉnh/thành

Quận/huyện

cat-img
icon-action
zalomessenger
scroll-top