Debit Note là gì? Cách phân biệt Debit Note và Credit Note

26/09/2022

Trong quy trình xuất nhập khẩu hàng hoá, Debit Note và Credit Note là loại giấy tờ quen thuộc trong giao dịch thương mại hàng hóa quốc tế. Cùng tìm hiểu chi tiết Debit Note là gì và cách phân biệt với Credit Note qua bài viết dưới đây nhé!

Debit Note và Credit Note trong xuất nhập khẩu hàng hoá
Debit Note và Credit Note trong xuất nhập khẩu hàng hoá

Định nghĩa Debit Note và Credit Note

Debit Note là gì?

🔺 Debit Note trong xuất nhập khẩu được hiểu là giấy báo nợ. Loại chứng từ thương mại này do nhà cung cấp hàng hóa gửi đến đối tác mua hàng nhằm mục đích thông báo về nghĩa vụ thanh toán hóa đơn còn thiếu. Ngoài ra còn được dùng để nhắc nhở các khoản tiền sắp đến hạn hoặc cung cấp thông tin liên quan đến hóa đơn thanh toán sắp tới.

🔺 Trong một số trường hợp, Debit Note do bên mua lập ra gửi đến bên bán khi muốn trả lại hàng hóa vay mua. Đối với những mặt hàng được trả lại, nội dung trong Debit note bao gồm lý do trả hàng phù hợp và tổng số tiền tín dụng đã giải ngân để bên cung cấp hàng hóa hoàn tiền (nếu có).

🔺 Bên cạnh đó, Debit note còn được coi như một hóa đơn điều chỉnh (Debit Memo).

  • Sử dụng khi hóa đơn bị sai sót trong quá trình nhập liệu hoặc cần điều chỉnh giá trị hóa đơn tăng lên. Lúc này, nội dung Debit note sẽ kèm theo lời giải thích để tăng tính minh bạch giữa hai bên.
  • Như vậy, mặc dù Debit Note được hiểu là giấy báo nợ nhưng không chỉ báo nợ mà còn được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau. Tùy vào mỗi trường hợp, doanh nghiệp khi lập Debit sẽ cân nhắc cẩn thận để hiệu quả giao dịch đạt mức tốt nhất.

Credit Note là gì?

Credit Note là một loại chứng từ thương mại được người bán phát hành. Trong một giao dịch xuất nhập khẩu, khi người mua sở hữu loại giấy tờ này nghĩa là hàng hóa họ mua có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng với số tiền trên hóa đơn. Bên cạnh đó credit memo cũng là một kênh “marketing” được người bán áp dụng để lôi kéo người mua quay lại sử dụng mặt hàng của mình. Hay còn gọi là một kênh kích cầu.

Trong một số tình huống khác như: Khách hàng trả thừa tiền so với tổng giá trị hàng thì người bán sẽ dựa vào Credit Note để trả lại tiền thừa. Có thể tạm hiểu rằng, loại giấy tờ này sẽ phát hành song song và là bản sao gốc của hóa đơn. Đôi khi, nó cũng là căn cứ để hoàn tiền khi hàng bị khách trả về.

Bạn nên tìm hiểu về Debit Note và Credit Note để có thể quản lý tài chính của mình tốt hơn
Bạn nên tìm hiểu về Debit Note và Credit Note để có thể quản lý tài chính của mình tốt hơn

NHẬP THÔNG TIN ĐĂNG KÝ VAY:

Vừa có tiền vừa có xe đi. Duyệt vay nhanh chóng trong 15 phút.

Trường hợp không sử dụng Credit Note

  • Đầu tiên, Credit Note không áp dụng để xác định tỷ lệ giảm giá chính xác. Tức là khi cầm trên tay 1 bản credit note không có nghĩa là bạn đang cầm 1 tấm voucher. Vì vậy để được giảm giá thì số liệu discount phải được ghi rõ trong phần nội dung.
  • Credit note không phải một giấy tờ bảo lãnh hàng hóa. Khi người bán phát hành giấy tờ này không có nghĩa là người bán phải chịu trách nhiệm toàn bộ về hàng hóa. Bên xuất hàng sẽ chịu phạt nếu hàng hóa mà họ cung cấp không đúng như hợp đồng. Như vậy Credit Note không phải luôn được người bán cung cấp.

Phân biệt Debit Note và Credit Note như thế nào?

Thực tế, Debit Note và Credit Note đều là hoá đơn điều chỉnh. Tuy nhiên hai loại hoá đơn này có một số điểm khác biệt sau:

  • Debit Note còn được gọi là hóa đơn điều chỉnh tăng. Nó thường được xuất bởi người mua với mục đích yêu cầu bên bán cung cấp Credit Note. Quá trình này diễn ra hợp pháp với mục đích tăng giá trị hóa đơn trước đó.
  • Khác với Debit Note, Credit Note chính là hóa đơn điều chỉnh giảm. Được xuất ra bởi người bán với mục đích huỷ đi giá trị của hóa đơn đã được xuất đi trước đó. Trường hợp này xảy ra khi hàng hóa bán ra do bị lỗi của nhà cung cấp, người mua hàng trả lại.

Xét về bản chất thì hai chứng từ này hoàn toàn khác nhau. Khi nắm rõ các thông tin liên quan và cách phân biệt hai loại hoá đơn này sẽ giúp bạn xử lý kịp thời các tình huống phát sinh. Trong thực tế kinh doanh, các công ty có có thể vận dụng linh hoạt cả hai loại chứng từ này để các giao dịch thương mại hàng hóa có tính cam kết lâu dài hơn.

Không chỉ trong xuất nhập khẩu hàng hoá, bất kỳ lĩnh vực nào trong cuộc sống, hoá đơn giống như sự kết nối và minh chứng của một cuộc giao dịch. Trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán, hoá đơn có vai trò tăng tính chuyên nghiệp và tin cậy.

Debit Note và Credit Note đều là hoá đơn điều chỉnh
Debit Note và Credit Note đều là hoá đơn điều chỉnh

Hoá đơn trong chứng khoán là gì?

🔺 Chứng khoán được thể hiện dưới các hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc các dữ liệu điện tử.

  • Trong đó, các dữ liệu điện tử bao gồm: Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán, hợp đồng tương lai; Hợp đồng góp vốn đầu tư và các loại chứng khoán khác theo quy định của Bộ Tài chính.

🔺 Công ty chứng khoán dù thuộc một loại hình kinh doanh đặc biệt song bản chất vẫn là các đơn vị kinh doanh.

  • Có phát sinh hoạt động giao dịch mua bán, có sử dụng hóa đơn nên vẫn phải tuân thủ đầy đủ các quy định về hóa đơn của doanh nghiệp. Dựa vào Thông tư 68, Bộ Tài chính yêu cầu từ ngày 01/11/2020, các doanh nghiệp, hộ và cá nhân kinh doanh, tổ chức kinh tế, tổ chức khác phải thực hiện đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử.
  • Vì vậy các công ty chứng khoán cũng cần chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử để đảm bảo tính hợp pháp cho hoạt động kinh doanh của mình.
Hoá đơn trong chứng khoán
Hoá đơn trong chứng khoán

Trên đây là một số giải đáp liên quan tới Debit Note và Credit Note. Trong trường hợp bạn đang quan tới tới các sản phẩm vay tài chính và cần tìm một nơi uy tín, đáng tin cậy trên thị trường thì có thể tham khảo đơn vị F88 - Chuỗi cửa hàng tài chính tiện ích hàng đầu Việt Nam, trong đó có dịch vụ cho vay tiền mặt bằng cầm cố tài sản. F88 có hơn 10 năm hoạt động trên thị trường và đang sở hữu gần 1000 Phòng giao dịch ở khắp nơi trên toàn quốc. 

Tìm phòng giao dịch gần nhất

Tỉnh/thành

Quận/huyện

cat-img
scroll-top