Đáo hạn phái sinh trong đầu tư chứng khoán là gì?

06/09/2022

Nhiều nhà đầu tư lựa chọn thị trường chứng khoán phái sinh cho chiến lược của mình. Đáo hạn phái sinh được cho là kênh đầu tư hấp dẫn. Vậy đáo hạn phái sinh trong chứng khoán là gì? Nhà đầu tư cần lưu ý vấn đề gì đối với đáo hạn phát sinh? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Đáo hạn phái sinh là gì?

Đáo hạn phái sinh (tiếng Anh: Expiration Date) là ngày cuối cùng mà hợp đồng phái sinh còn hiệu lực. Trước ngày này, nhà đầu tư cần đưa ra quyết định với vị thế mà họ đang giữ. Sau khi hợp đồng quyền chọn hay hợp đồng tương lai hết ngày đáo hạn phái sinh thì sẽ không còn giá trị. Vì vậy ngày đáo hạn phái sinh cũng chính là ngày cuối cùng để giao dịch quyền chọn.

Trong trường hợp nhà đầu tư không thực hiện quyền chọn, hoàn tất vị thế để nhận tài sản hoặc lợi nhuận có nghĩa là hợp đồng hết hạn và vô giá trị.

Đáo hạn phái sinh trong chứng khoán

Đáo hạn phái sinh trong chứng khoán

Khi nào thì chứng khoán đáo hạn phái sinh?

Phiên đáo hạn phái sinh phụ thuộc vào công cụ phái sinh được giao dịch. Ví dụ, ở Hoa Kỳ, thông thường vào thứ Sáu lần thứ 3 của tháng thì hợp đồng sẽ hết hạn quyền chọn mua cổ phiếu niêm yết.  Đối với các quyền chọn theo tùy chọn chỉ số kiểu Châu Âu. Ngày đáo hạn sẽ là một ngày trước ngày đáo hạn. Ví dụ nếu quy định trên hợp đồng là ngày thứ Sáu thì ngày đáo hạn sẽ là ngày thứ Năm.

Công cụ phái sinh quyết toán dành cho thời điểm đến hạn hoặc hết hạn thanh toán, ngày mà các nghĩa vụ không còn được tích lũy và việc thanh toán cuối cùng diễn ra. Mỗi công cụ phái sinh đều được quy định ngày đáo hạn cụ thể. Tại thị trường Việt Nam, quy định thời điểm đáo hạn phái sinh vào ngày thứ Năm lần thứ 3 trong tháng theo định kỳ. Tháng đáo hạn có thể hiểu lần lượt là tháng hiện tại, tháng kế tiếp, tháng cuối cùng của 2 quý gần nhất.

Đáo hạn phái sinh có ảnh hưởng tới thị trường không?

Ngày đáo hạn phái sinh ảnh hưởng lớn đến thị trường, trước ngày đáo hạn thị trường có xu hướng biến động khá mạnh. Vì vào ngày đáo hạn, các nhà đầu tư dù đang ở vị thế nào cũng đều phải thực hiện vị thế trong giao dịch hoặc lựa chọn không thực hiện để hợp đồng trở nên vô giá trị. Vì vậy họ có thể bán/không bán và mua/không mua trong giao dịch để chốt lời hoặc cắt lỗ. 

Đây cũng là thời điểm các nhà đầu tư biết kết quả giao dịch hợp đồng phái sinh có hiệu quả, kiếm được lợi nhuận không. Dựa theo dữ liệu thống kê năm 2017 đến hiện tại, các phiên ATC có sự biến động tăng giảm đột ngột. Mã giao dịch trên sàn chênh lệch so với phiên trước ATC và chủ yếu theo xu hướng giảm.

Ví dụ: Quý I năm 2022, thị trường chứng khoán Việt Nam diễn ra 3 phiên giao dịch. Đó là mã VN30 F2201 có lịch đáo hạn phát sinh vào ngày 01/2022, ngày giao dịch đầu tiên là 20/11/2021 và ngày cuối cùng giao dịch là 21/01/2022. Ở giai đoạn đầu không có nhiều sự biến động hay thay đổi giao dịch từ thị trường. Nhưng từ 15/12/2021, thị trường trở nên sôi động hơn. Đến ngày 19/01/2022 (trước ngày đáo hạn 2 ngày) thì thị trường sụt giảm mạnh.

Đáo hạn phái sinh sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến thị trường chứng khoán

Đáo hạn phái sinh sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến thị trường chứng khoán

Giải đáp một số câu hỏi thường gặp về đáo hạn phái sinh

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp liên quan tới đáo hạn phái sinh. Cùng tìm cho mình câu trả lời dưới đây nhé!

Không đóng vị thế mà đến ngày hợp đồng tương lai đáo hạn thì sao?

Để giải đáp câu hỏi này, chúng ta cùng tìm hiểu ví dụ sau đây:

Khách hàng X có vị thế mua hợp đồng VN30F2106 với ngày đáo hạn là 17/06/2021. Nếu khách hàng X không thực hiện đóng vị thế thì đến hết ngày 17/06/20021, vị thế mua hợp đồng chỉ số VN30 của tháng 6/2021 sẽ được coi là đóng vào cuối ngày. Lúc này, khách hàng X sẽ không nắm giữ vị thế hợp đồng tương lai nào kể từ ngày 18/06/2021. Khách hàng X có thể chọn tiếp tục giữ vị thế mua hợp đồng tương lai chỉ số bằng cách bán 1 hợp đồng VN30F2106 để đóng vị thế 6 tháng đáng được nắm giữ. Sau đó, nhà đầu tư X tiếp tục mua lại 1 hợp đồng VN30F2107 (mở 1 vị thế mua vào tháng 7)

Thanh toán thế nào nếu nhà đầu tư không đóng vị thế ngày đáo hạn hợp đồng tương lai?

Khi kết thúc ngày đáo hạn mà nhà đầu tư không chủ động đóng vị thế thì Sở và hệ thống sẽ tự động đóng vị thế và thanh toán lãi lỗ cho nhà đầu tư ở giá đóng cửa với chỉ số VN30. Mặt khác, khi nhà đầu tư đóng vị thế thì sẽ đóng theo như giá đã được đặt ra như thỏa thuận ban đầu.

Giả sử, nhà đầu tư B đang có hợp đồng tương lai VN30F2106, ngày đáo hạn là 17/06/2021. Vào ngày quý khách đặt lệnh mua hợp đồng VN30F2106 với giá là 1493.0đ:

  • Giá hợp đồng VN30F2106 vào cuối phiên đóng cửa: 1495.0đ
  • Chỉ số VN30 cuối phiên ATC ngày 17/06/2021: 1496.05đ

Lúc này, nếu khách hàng B đặt bán giá ATC thì hợp đồng sẽ được thanh toán lãi lỗ theo giá đóng cửa là 1495.0đ. Nếu khách hàng B không đóng vị thế, hợp đồng sẽ thanh toán lãi/ lỗ theo chỉ số VN30 là 1496.05đ.

Từ ví dụ trên có thể nhận thấy rõ ràng sự khác biệt giữa việc không đóng vị thế và có đóng vị thế. Thông thường ở các phiên đáo hạn phái sinh thường có biến động mạnh của chứng khoán cơ sở (các mã cổ phiếu có mặt trong rổ VN30). Nhằm điều hướng thị trường và chỉ số theo ý muốn của những ông lớn. Tuỳ thuộc vào vị thế mà họ đang nắm giữ mà biến động điểm của chỉ số VN30 để thu được lợi nhuận. Từ đó áp đảo vị thế còn lại.

Bạn nên tìm hiểu kỹ về đáo hạn phái sinh để có hướng đầu tư đúng đắn

Bạn nên tìm hiểu kỹ về đáo hạn phái sinh để có hướng đầu tư đúng đắn

Nhà đầu tư cần lưu ý gì đối với đáo hạn phát sinh?

Đối với chứng khoán phái sinh, nhà đầu tư nên ghi nhớ một số vấn đề dưới đây:

  • Ký quỹ trước khi giao dịch: Ký quỹ trong giao dịch chứng khoán phái sinh được hiểu là nhà đầu tư đặt cọc một khoản tiền để đảm bảo các giao dịch của mình được thực hiện.
  • Duy trì mức ký quỹ yêu cầu: Trường hợp giá trị của các hợp đồng tăng/giảm không theo kỳ vọng khiến nhà đầu tư lỗ ròng. Gây ra số dư trong tài khoản ký quỹ giảm xuống dưới mức ký quỹ yêu cầu. Để duy trì vị thế hiện có, nhà đầu tư cần lưu ý nộp đủ số tiền ký quỹ duy trì yêu cầu.
  • Ngày đáo hạn hợp đồng: Mỗi sản phẩm chứng khoán phái sinh đều có thời gian đáo hạn khác nhau. Trường hợp nhà đầu tư nắm giữ vị thế tới ngày đáo hạn, VSD sẽ thực hiện tất toán lãi, lỗ trên hợp đồng nắm giữ. Đồng thời thực hiện bù trừ thanh toán. Sau ngày giao dịch cuối cùng, sản phẩm đáo hạn sẽ không còn giao dịch.

Như vậy, đáo hạn phái sinh là một lĩnh vực chứng khoán rất được nhà đầu tư quan tâm. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo đầu tư trái phiếu. Một loại hình đầu tư ít rủi ro hơn và ưu tiên nhà đầu tư.

Đầu tư trái phiếu lãi suất 12% tại F88

F88 hiện nay là một doanh nghiệp vay tiền mặt xây dựng hệ thống tiện ích tài chính với gần 1000 phòng giao dịch trên cả nước. Nói tới các doanh nghiệp phát hành trái phiếu uy tín và tiềm năng tại Việt Nam, không thể bỏ qua Doanh nghiệp F88. Nhà đầu tư sẽ có cơ hội thu lợi nhuận với lãi suất lên tới 12%/tháng. Để tìm hiểu cụ thể hơn, bạn có thể liên hệ với F88 qua hotline 1800 6388. Chuyên viên tư vấn đầu tư tại F88 sẽ hỗ trợ bạn.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về trái phiếu công ty F88 tại : https://f88.vn/nha-dau-tu

Trên đây là một số thông tin liên quan đáo hạn phái sinh trong chứng khoán. Chúc các bạn có một kế hoạch đầu tư thành công!

Tìm phòng giao dịch gần nhất

Tỉnh/thành

Quận/huyện

cat-img
scroll-top