29/08/2022
Một kiến thức hay ho trong đầu tư chứng khoán mà những bạn mới bắt đầu nhất định nên tìm hiểu là chỉ số PEG. Vậy chỉ số PEG là gì? Ý nghĩa tương quan giữa P&E và tăng trưởng là thế nào? Hiểu rõ hơn qua chia sẻ dưới đây nhé!
Chỉ số PEG
Chỉ số PEG là viết tắt của Price Earnings to Growth. Đây là chỉ số so sánh giữa P/E (Price to Earnings ratio) với Tốc độ tăng trưởng thu nhập EPS (EPS Growth Rate) của cổ phiếu. Chỉ số PEG do ngài Peter Lynch khởi xướng đầu tiên trong giới phân tích chứng khoán thông qua quyển One Up On Wall Street (1989) của mình.
Cách tính PEG dựa trên công thức sau:
Trong đó:
P&E và tăng trưởng có mối quan hệ mật thiết khi nhắc tới chỉ số PEG. Thông thường, nếu chỉ số P/E cao nghĩa là sự kỳ vọng của nhà đầu tư về việc tăng trưởng thu nhập từ cổ phiếu cao hơn trong tương lai.
Và chỉ số PEG sẽ giúp nhà đầu tư xác định mức độ tin cậy cho giả định tăng trưởng (G) này. Một nhà đầu tư có tầm nhìn xa, nhìn thấy tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp luôn là điều quan trọng. Vì giá trị cổ phiếu nằm ở tương lai, không phải trong quá khứ.
Trường hợp 1: PE = G hay PEG = 1
Khi chỉ số P/E của doanh nghiệp và tốc độ tăng trưởng kỳ vọng (G) bằng nhau (hay PEG = 1 có nghĩa là thị trường đang định giá cổ phiếu hoàn toàn tương đồng với tốc độ tăng trưởng kỳ vọng của nó.
Hiểu theo cách khác, tăng trưởng thu nhập EPS của cổ phiếu đã được thị trường định giá đầy đủ vào giá của cổ phiếu. Vì vậy cổ phiếu đang ở giá trị thực của nó.
Trường hợp 2: PE > G hay PEG > 1
Chỉ số PEG > 1 có nghĩa rằng cổ phiếu đó đang được định giá quá cao. Hoặc thị trường đặt kỳ vọng vào tốc độ tăng trưởng thu nhập của cổ phiếu này cao hơn mức tăng trưởng công bố.
Phần lớn cổ phiếu tăng trưởng sẽ có tỷ số PEG > 1 do các nhà đầu tư sẵn lòng trả nhiều hơn cho một cổ phiếu được kỳ vọng là có tốc độ tăng trưởng nhanh. Tuy nhiên, cũng có thể do thu nhập được dự báo thấp hơn trong khi giá cổ phiếu vẫn ổn định bởi nhiều nguyên nhân khác.
Trường hợp 3: PE < G hay PEG < 1
Trong trường hợp PEG < 1 tức là cổ phiếu đó đang bị định giá thấp. Hoặc do thị trường đang không kỳ vọng doanh nghiệp có thể đạt được tăng trưởng thu nhập giống như những dự báo mà doanh nghiệp đã đưa ra.
Vậy, chỉ số PEG nằm ở mức bao nhiêu thì là tốt?
PEG là chỉ số so sánh giữa Price to Earnings ratio với EPS Growth Rate của cổ phiếu
Chỉ số P/E thể hiện kỳ vọng của nhà đầu tư về khả năng tăng trưởng của cổ phiếu đó trong tương lai và là thước đo thời gian hoàn vốn đầu tư mang tính tương đối. Việc so sánh P/E với giả định tăng trưởng (G) của doanh nghiệp sẽ giúp bạn xác định được mức độ khả thi của chỉ số P/E.
Nếu PEG = 1 thì giá thị trường của cổ phiếu đang phản ánh đúng giá trị thực của nó. Vì vậy mức độ này không tốt cũng không xấu.
Khi PEG < 1 thể hiện giá cổ phiếu đang bị định giá thấp hơn giá trị thực tế nên nhà đầu tư cần mua vào để thu được lợi nhuận khi giá lên cao. Chỉ số PEG càng thấp càng có lợi cho nhà đầu tư.
Khi PEG > 1 thể hiện cổ phiếu đang bị định giá quá cao. Nếu trong tương lai, chỉ số này không thực sự được như mong đợi thì có thể ảnh hưởng tới nhà đầu tư. Tuy nhiên không thể nói PEG > 1 là bất lợi. Vì sự việc xảy ra trong tương lai, chúng ta không thể suy đoán chính xác tuyệt đối.
Không nên sử dụng độc lập chỉ số PEG mà phải kết hợp với các chỉ số tài chính khác. Bởi lẽ, việc nhà đầu tư chỉ sử dụng chỉ số PEG khi phân tích một cổ phiếu sẽ khó có thể đánh giá đầy đủ và chính xác về triển vọng phát triển của công ty và cổ phiếu đó.
Chỉ số PEG được tính toán dựa trên dự đoán về tốc độ tăng trưởng của cổ phiếu mà tốc độ tăng trưởng thì chỉ có thể ước lượng một cách tương đối. Do nhiều nguyên nhân mà có thể một số cổ phiếu không thể tính toán được tốc độ tăng trưởng.
Nhà đầu tư nên phân tích trong dài hạn khoảng 3 - 5 năm khi xét về mức độ tăng trưởng của cổ phiếu dùng để tính toán chỉ số PEG.
Nên cẩn thận với những cổ phiếu có chỉ số G quá cao khi xem xét tốc độ tăng trưởng.
Chỉ số PEG được tính toán dựa trên dự đoán về tốc độ tăng trưởng của cổ phiếu
Dựa trên cơ sở: Chỉ số PEG = 1 (P&E = G) có nghĩa là cổ phiếu được xem là đúng với giá trị thực. Từ đó ta có thể rút ra công thức tính nhanh giá trị hợp lý của 1 cổ phiếu như sau:
Fair Value = EPS x G
Đây là công thức định giá cổ phiếu do Benjamin Graham nghiên cứu và đưa ra. Như vậy khi chỉ số PEG có điều chỉnh cổ tức.
Số liệu này được tính toán như sau:
Trong một số trường hợp, các doanh nghiệp ngành tiện ích - năng lượng thì tốc độ tăng trưởng lợi nhuận thường rất thấp. Khiến cho PEG có thể lớn hơn 1. Tuy nhiên, đây cũng là những doanh nghiệp có mức độ hoạt động kinh doanh ổn định, dòng tiền lớn và thường chi trả cổ tức khá cao. Bạn có thể sẽ dễ dàng bỏ lỡ cơ hội đầu tư vào những cổ phiếu này.
Ví dụ:
Tại thời điểm năm 2019, NT2 đang được giao dịch ở mức 18,500 đồng/cổ phiếu. EPS 2019 của doanh nghiệp là 2,540 đồng/cổ phiếu.
ð P/E = 18,500 / 2,540 = 7.3
Tiếp theo, tổng hợp từ các phân tích của công ty chứng khoán thì EPS dự kiến sẽ tăng trưởng 4% trong 3 năm tới.
ð PEG của NT2 là: 7.3 / 4 = 1.8 > 1
Nếu nhìn thoáng qua, chúng ta có thể dễ dàng kết luận đây là một cổ phiếu đang được định giá quá cao. Tuy nhiên, NT2 lại là doanh nghiệp có “truyền thống chi trả cổ tức tiền cao và ổn định” với tỷ suất cổ tức bình quân 5 năm là khoảng 9%.
Khi đó, chỉ số PEG được điều chỉnh cổ tức sẽ cho ra kết quả:
Chỉ số PEG điều chỉnh = 7.3 / (4 + 9) = 0.6
Như vậy, sau khi điều chỉnh cổ tức, cổ phiếu NT2 sẽ rẻ hơn bạn nghĩ nếu chỉ dựa vào chỉ số PEG.
*Lưu ý: Chỉ nên giới hạn cộng tỷ suất cổ tức khi tính PEG của các Blue-chip hoặc cổ phiếu dẫn đầu thị trường.
Sau khi tìm hiểu về chỉ số PEG, chắc hẳn bạn đọc cũng đã thấu suốt hơn về chỉ số này trong việc đầu tư chứng khoán. Nếu bạn đang quan tâm tới trái phiếu doanh nghiệp và muốn tìm kiếm một doanh nghiệp phát hành uy tín, đừng bỏ lỡ những tin tức dưới đây nhé.
Bạn nên tìm hiểu kỹ về PEG để có thể kiểm soát quá trình đầu tư của mình
Chúc các bạn bổ sung thêm những kiến thức tài chính đầu tư mới sau khi đọc bài viết này!
Xem thêm
MỤC LỤC
Tỉnh/thành
Quận/huyện