04/10/2022
Chi phí cơ hội là một khái niệm nghe có vẻ cao siêu nhưng thực ra rất gần gũi với chúng ta, có mặt ở từng quyết định trong đời sống, dù lớn hay nhỏ. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi phí cơ hội là gì, đặc điểm ra sao và tính chi phí cơ hội đơn giản, dễ hiểu nhất các bạn nhé!
Hẳn ít nhiều trong số chúng ta đều đã từng nghe về khái niệm chi phí cơ hội, nhưng chắc rằng không phải ai cũng nắm được chi phí cơ hội là gì. Trong tiếng Anh, chi phí cơ hội được dịch ra từ cụm từ “opportunity cost”, tức là cái giá phải trả của một cơ hội, một quyết định nào đó. Hay nói cách khác, bạn có thể hiểu một cách đơn giản rằng chi phí cơ hội chính là phần lợi ích có thể mất đi khi lựa chọn tốt nhất bị bỏ lỡ.
Hiện nay nhiều người vẫn chưa nắm được chi phí cơ hội là gì, có đặc điểm ra sao.
Bạn có thể hình dung rõ ràng hơn qua ví dụ về chi phí cơ hội như sau:
Từ ví dụ về chi phí cơ hội nêu trên, chúng ta thấy rằng bạn luôn buộc phải đánh đổi, chọn cái này hoặc bỏ qua cái khác. Do đó, trong nhiều trường hợp bạn cần xem xét về bản chất của giá trị bỏ qua, xem thử chúng có tầm quan trọng to lớn hay không? Bởi lẽ, chúng không chỉ có mỗi giá trị kinh tế mà chi phí cơ hội còn có thể là những giá trị khác như giá trị tinh thần, giá trị văn hóa…
Bất kỳ phương án tính toán hay công việc “cân đo đong đếm” nào cũng có hai mặt, mang lại những lợi ích và khó khăn riêng. Tương tự chi phí cơ hội cũng vậy, hiểu rõ các ưu và nhược điểm của chi phí cơ hội là gì sẽ giúp bạn ứng dụng nó đúng đắn và hiệu quả hơn.
Một trong những ưu điểm của chi phí cơ hội đó là giúp bạn nhận thức được cơ hội bị mất. Việc xác định chi phí cơ hội giúp bạn nắm được tầm quan trọng của lựa chọn, từ đó cân nhắc giá trị thực tế. Bản chất của lựa chọn thường mang tính may rủi, nếu chọn phương án này sẽ bỏ qua giá trị của phương án khác nên chi phí cơ hội giúp bạn đưa ra lựa chọn sáng suốt hơn, có lợi hơn.
Chi phí cơ hội cũng có những ưu điểm và hạn chế nhất định.
Đơn cử, bạn đang có 100 triệu đồng nhưng lại phân vân không biết nên đầu tư chứng khoán (đòi hỏi kiến thức và rủi ro) hay là gửi tiết kiệm ngân hàng (kỳ hạn 1 năm với mức lãi suất cụ thể, cố định). Lúc này, chi phí cơ hội có thể là lợi nhuận chứng khoán (nếu bạn chọn gửi tiết kiệm) hoặc số tiền lãi ngân hàng (nếu bạn chọn đầu tư chứng khoán).
Bên cạnh đó, việc xác định chi phí cơ hội sẽ giúp bạn so sánh, từ đó đánh giá được giá trị tương đối của từng lựa chọn cụ thể. Chẳng hạn, nếu bạn có 100 triệu đồng và chỉ có thể mua 1 loại cổ phiếu (hoặc là của ngân hàng A, hoặc là của ngân hàng B). Cùng với số tiền đó, bạn có thể mua được 500 cổ phiếu ngân hàng A nhưng lại chỉ mua được 700 cổ phiếu (của ngân hàng B). Lúc này, chi phí cơ hội sẽ giúp bạn đưa ra các so sánh tương đối giữa các sự lựa chọn A hay B. Từ đó, bạn sẽ đánh giá được lợi ích bị mất và đưa ra lựa chọn tốt nhất, phù hợp với chính mình.
Tuy nhiên, chi phí cơ hội cũng có một số hạn chế bạn nên cân nhắc khi sử dụng, bao gồm:
Các hạn chế của chi phí cơ hội buộc bạn phải quyết định kỹ càng hơn khi đứng trước các lựa chọn.
Nhìn chung, nếu bạn nắm được ưu, nhược điểm của chi phí cơ hội là gì và tìm cách kiểm soát được nó tốt hơn thì sẽ áp dụng được hiệu quả trong thực tế. Để hạn chế các nhược điểm nêu trên, bạn cần tìm cho mình cách tính chi phí cơ hội đơn giản, hiệu quả sẽ được trình bày trong nội dung tiếp theo.
Ngày nay, nếu bạn tìm kiếm thì trên mạng có khá nhiều cách tính chi phí cơ hội nhưng không phải cách thức nào cũng hiệu quả và dễ áp dụng. Thực tế, bạn hoàn toàn có thể tính chi phí cơ hội theo công thức đơn giản như sau:
CPCH = GT A – GT B
Trong đó:
Bạn thấy đấy, cách tính này khá đơn giản vì có ít tham số. So với nhiều công thức khác, công thức này giúp bạn tiết kiệm khá nhiều thời gian và sức lực. Song, việc xác định GT A và GT B trong thực tế là tương đối khó khăn, đòi hỏi cần phải có nhiều kiến thức và kinh nghiệm nhất định.
Cách tính chi phí cơ hội khá đơn giản và dễ hiểu.
Để nắm được chi phí cơ hội là gì cũng như cách tính chi phí cơ hội, chúng ta cùng tìm hiểu một ví dụ minh họa cụ thể. Tình huống đặt ra là chị A hiện đang có một ngôi nhà ở phố hàng Đào và chị có 3 sự lựa chọn để sử dụng ngôi nhà này. Các phương án cụ thể như sau:
Giả sử trường hợp chị A chọn là phương án thứ 2. Khi đó, chị sẽ bỏ qua phương án tốt nhất là phương án A (trực tiếp buôn bán để thu lợi nhuận), GT A sẽ là 50 triệu đồng còn GT B là 40 triệu đồng. Từ đây ta có thể áp dụng cách tính chi phí cơ hội để cho ra kết quả như sau:
CPCH = GT A – GT B = 50 – 40 = 10 triệu đồng.
Hiểu được tầm quan trọng của chi phí cơ hội là gì, bạn sẽ cẩn trọng hơn khi đưa ra quyết định.
Bạn thấy đấy, ví dụ về chi phí cơ hội này rất đơn giản và dễ hiểu. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp thực tế thì nó sẽ phức tạp hơn rất nhiều. Dù sao thì bạn cũng nên nắm được chi phí cơ hội là gì cũng như bản chất của ví dụ về chi phí cơ hội để có thể áp dụng tốt hơn trong thực tế.
Khi tính chi phí cơ hội bạn cần lưu ý rằng chi phí cơ hội là chi phí đối với phương án tốt nhất bị bỏ lỡ, chứ không phải chi phí của tất cả các phương án bị bỏ lỡ. Lý do là vì bạn không thể thực hiện nhiều phương án, chọn nhiều lựa chọn cùng lúc được.
Bên cạnh đó, chi phí cơ hội không nhất thiết chỉ là chi phí kinh tế. Nó còn có thể là nhiều yếu tố vô hình khác như cảm xúc, cơ hội, văn hóa… Điều này dẫn tới trường hợp, một sự lựa chọn có giá trị kinh tế lớn hơn nhưng chi phí cơ hội lại nhỏ hơn.
Tuy nhiên, phần lớn chi phí cơ hội đều khó thể tính toán chính xác. Chúng cũng khó so sánh vì là chi phí tương lai, chưa phát sinh. Do đó, người ta thường cân nhắc dưới dạng tương đối, nghĩa là so sánh lựa chọn này với lựa chọn khác để đưa ra lựa chọn chính xác.
Bạn cần chú ý nhiều thứ khi áp dụng cách tính chi phí cơ hội.
Một vấn đề nhiều người vướng mắc khi nghiên cứu chi phí cơ hội là tiềm lực tài chính. Bởi lẽ tài chính mạnh thì việc đưa ra quyết định giữa lựa chọn này với lựa chọn kia sẽ đơn giản hơn. Để phòng trường hợp cần thiết, bạn nên ghi nhớ những đơn vị vay online uy tín để liên lạc khi cần thiết.
Trong số đó, F88 - Chuỗi cửa hàng tài chính tiện ích hàng đầu Việt Nam – là địa chỉ được nhiều người ưa chuộng. F88 là công ty có hơn 10 năm kinh nghiệm và hệ thống phòng giao dịch rộng khắp, với gần 1000 chi nhánh trên toàn quốc. Trong nhiều dịch vụ của F88 có dịch vụ vay cầm cố bằng tài sản là lựa chọn hoàn hảo dành cho ai cần giải quyết nhu cầu tài chính. Bạn có thể tiến hành vay nhanh chóng tại F88 bằng cách click vào nút sau đây.
Tại F88 đang hỗ trợ khách hàng vay vốn (đến tận 2 tỷ đồng) chỉ trong vòng 30 phút với các gói vay cao từ cầm đồ bằng ô tô đến các gói vay cầm đồ bằng giấy tờ ô tô, giấy tờ xe máy.
Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã nắm được chi phí cơ hội là gì, cách tính chi phí cơ hội cũng như ví dụ về chi phí cơ hội. Trong trường hợp cần tiền gấp, đừng bỏ qua F88 các bạn nhé!
Xem thêm
MỤC LỤC
Tỉnh/thành
Quận/huyện