Cầm cà vẹt xe liệu có an toàn?

13/05/2024

Trong khoảng 3-4 năm trở lại đây, từ khi F88 cho ra mắt dịch vụ cầm cố cà vẹt xe, hầu như không còn cửa hàng nào nhận cầm cố nguyên chiếc xe nữa. Vậy bản chất của việc cầm cố cà vẹt xe là gì và liệu dịch vụ cầm cố này có rủi ro gì về pháp lý không?

Ai được hưởng lợi?

Ngoài việc dùng để đi lại, mưu sinh, chiếc xe cũng là một món tài sản mà khi cần tiền, nhiều người có thể dùng nó để cầm cố, đổi lấy khoản vay. Việc làm này được gọi nôm na là cầm đồ hay cầm xe. Trước đây, chủ xe thường phải để lại cả xe lẫn giấy đăng ký/cà vẹt xe ở lại tiệm cầm đồ. Cách làm này khá là bất tiện bởi dù vay được tiền nhưng chủ xe không còn phương tiện để đi lại mà đối với những người lao động phổ thông – đối tượng khách hàng chính của dịch vụ cầm đồ – thì chiếc xe luôn rất quan trọng trong cuộc sống mưu sinh.

Nhưng khoảng 3-4 năm trở lại đây, từ khi F88 – chuỗi cầm đồ lớn nhất Việt Nam hiện tại – chính thức triển khai dịch vụ cầm cà vẹt xe trên quy mô toàn quốc, hoạt động cầm đồ đã thay đổi. Hầu như mọi cửa hàng cầm đồ hiện đều ưu tiên nhận cầm cà vẹt xe thay vì cầm cả xe lẫn cà vẹt như trước đây. Điều này giúp cho người vay vừa vay được tiền, vừa giữ lại được chiếc xe để để đi lại, mưu sinh. Thoạt nhìn thì chỉ người vay được hưởng nhưng trên thực tế, cách làm này đem lại lợi ích cho cả hai. Với cửa hàng cầm đồ, chỉ cầm cà vẹt xe cũng có nghĩa họ tiết kiệm được phần nào chi phí kho bãi, bảo quản xe nhưng trên thực tế, số tiền này không phải là quá nhiều và đó không phải là điều quan trọng nhất. Điều quan trọng là các tiệm cầm đồ đã gián tiếp hỗ trợ khách hàng có phương tiện để tiếp tục mưu sinh, từ đó có cơ hội trả nợ đúng hạn. Trả nợ đúng hạn, không phát sinh nợ xấu mới là mong muốn và là mục đích cuối cùng của việc cầm cà vẹt xe.

Bản chất cầm cà vẹt xe là gì? 

Nhận cầm cà vẹt xe không có nghĩa là khách hàng chỉ cần đem cà vẹt xe đến cửa hàng là có thể đổi lấy khoản vay. Quy trình cầm cà vẹt xe kín kẽ và phức tạp hơn nhiều. Đầu tiên, khách cần đem xe đến cửa hàng để thẩm định như trước đây. Sau khi thống nhất hạn mức và chi phí vay, hai bên sẽ lập hợp đồng cầm cố xe trong đó bao gồm cả xe và cà vẹt xe. Khi hợp đồng hoàn tất, chủ cửa hàng sẽ hỏi khách có nhu cầu mượn lại xe không? Nếu có, hai bên sẽ cùng ký một biên bản mượn xe riêng biệt và thường thì các cửa hàng sẽ không thu phí mượn xe dù trên nguyên tắc, họ có thể làm việc này. Khi đó, cửa hàng sẽ đưa lại cho khách một bản photo cà vẹt có công chứng. Bản photo này có giá trị pháp lý tạm thời và đủ đáp ứng điều kiện pháp lý khi lưu thông nhưng không có giá trị sang nhượng. Đây là sự hỗ trợ của cửa hàng dành cho khách. Như vậy, cầm cố cà vẹt xe chỉ là cách nói tắt chứ về bản chất, đây là hai hành động riêng biệt. Một là cho vay cầm cố như bình thường, hai là cho mượn lại chiếc xe. Lưu ý, chỉ có người đứng tên trên cà vẹt xe mới được mượn lại xe còn người khác thì không.

Cầm cà vẹt xe có vi phạm pháp luật không?

Theo Luật sư Cao cấp của Công ty Luật ANT là ông Nguyễn Anh Tuấn thì việc cho mượn lại tài sản cầm cố như trên là đúng luật. Cụ thể, Bộ Luật Dân sự 2015, điều 314, khoản 3 quy định: Bên nhận cầm cố “được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu có thỏa thuận”. Tiếp đó, điều 3, khoản 2 nên rõ: “Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng”.

Ở văn bản dưới luật, Nghị định 144/2021/NĐ-CP, Điểm k, Khoản 3, Điều 12, có quy định “Nhận cầm cố tài sản mà không lưu giữ tài sản cầm cố hoặc không lưu giữ bản chính giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản cầm cố tại cơ sở kinh doanh trong thời gian cầm cố tài sản đối với tài sản theo quy định của pháp luật phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản đó” và điểm e, khoản 4, điều 12 cũng nhắc đến việc sẽ xử phạt khi: “Không bảo quản tài sản cầm cố hoặc bảo quản tài sản cầm cố không đúng nơi đăng ký với cơ quan có thẩm quyền”.

>> Xem thêm: vay tiền bằng giấy tờ xe ô tô

Như vậy, việc tiệm cầm đồ cho mượn lại tài sản cầm cố nhưng vẫn lưu giữ giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản đó là không phạm luật. Chính từ các căn cứ và lợi ích như trên, việc cầm cố cà vẹt xe đã trở nên thông dụng và dần dần thay đổi diện mạo thị trường cầm đồ tại Việt Nam hiện nay.

Theo: phapluatthuongmai.com

Xem thêm

Tìm phòng giao dịch gần nhất

Tỉnh/thành

Quận/huyện

cat-img
icon-action
zalomessenger
scroll-top