Bảng cân đối kế toán Là Gì? Mẫu B01-DN theo thông tư 200

13/04/2023

Bảng cân đối kế toán là một trong những tài liệu tài chính giúp chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư biết được tình hình doanh nghiệp đó. Từ đó mà sẽ có kế hoạch phát triển kinh doanh (đối với doanh nghiệp) hoặc quyết định đầu tư tốt nhất (đối với nhà đầu tư).

Việc lập bảng cân đối kế toán là công việc hết sức quen thuộc đối với các kế toán viên tại các công ty. Tuy vậy, với hầu hết mọi người để biết được ý nghĩa và hiểu để đọc được bảng cân đối kế toán là việc không phải ai cũng biết. Cùng tìm hiểu ngay nhé! 

Bảng cân đối kế toán được hiểu như thế nào?
Bảng cân đối kế toán được hiểu như thế nào?  

Bảng cân đối kế toán là gì?

Bảng cân đối kế toán được hiểu là bảng báo cáo tài chính tổng hợp. Nơi phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có của một công ty và nguồn hình thành tài sản đó tại một thời điểm nhất định.

Các chỉ số trên bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản hình thành ra các loại tài sản đó. Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán có thể biết được khái quát tình hình tài chính của một công ty.

Ý nghĩa bảng cân đối kế toán đối với doanh nghiệp

Tất cả các tài sản đều phải được hình thành bằng một nguồn tài trợ nào đó như vốn chủ sở hữu hoặc vốn nợ. Mỗi phần tài sản đều có ý nghĩa về mặt kinh tế và ý nghĩa về mặt pháp lý riêng.

Đối với phần tài sản

  • Về mặt kinh tế: Những dữ liệu ở phần tài sản phản ánh quy mô và các loại vốn, tài sản hiện có tại thời điểm lập báo cáo của công ty. Chúng có thể tồn tại dưới hình thái vật chất hoặc phi vật chất. Ví dụ như: Tài sản cố định, các khoản phải thu, vốn bằng tiền, hàng tồn kho,…

  • Về mặt pháp lý: Phản ánh giá trị của toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập bản báo cáo.

Qua đó, có thể đánh giá một cách tổng quát quy mô vốn, khả năng phân bổ và sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Đối với phần nguồn vốn

  • Về mặt kinh tế: Số liệu ở phần nguồn vốn thể hiện quy mô và cơ cấu các nguồn vốn được công ty đầu tư và huy động vào hoạt động kinh doanh sản xuất, hoạt động đầu tư. Qua đó, có thể đánh giá khái quát mức độ tự chủ tài chính và khả năng rủi ro tài chính của một công ty.

  • Về mặt pháp lý: Nguồn vốn phản ánh nguồn hình thành của những loại tài sản hiện có của công ty tại thời điểm báo cáo. Qua đó công ty biết được trách nhiệm pháp lý phải trả của mình đối với khoản nợ là bao nhiêu và các chủ nợ biết được giới hạn trách nhiệm của chủ sở hữu đối với các khoản nợ này.

Bảng cân đối kế toán có điểm hạn chế nào?

Để việc đánh giá, phân tích báo cáo tài chính hiệu quả nhất, Bên cạnh những điểm tốt, bảng cân đối kế toán cũng có những mặt hạn chế. Việc nắm bắt được các mặt hạn chế giúp chúng ta đánh giá và phân tích báo cáo tài chính được hiệu quả hơn. Các mặt hạn chế là: 

Các giá trị trong bảng cân đối kế toán đều được quy định lấy theo nguyên tắc giá gốc, nhằm giúp cho việc tính toán và so sánh số liệu tại nhiều thời điểm khác nhau được diễn ra một cách khách quan nhất. Việc này đồng thời tạo ra sự chênh lệch giữa giá trị trong sổ sách với giá thị trường.

Các số liệu trong bảng cân đối kế toán chỉ có thể phản ánh giá trị tại thời điểm lập báo cáo (thường là đầu kỳ hoặc cuối kỳ). Cũng chính vì vậy nên nó sẽ không thể hiện được sự vận động của các loại tài sản và nguồn vốn trong một giai đoạn hay một thời kỳ.

Khi đọc và phân tích, nhà đầu tư cần kết hợp thêm nhiều nguồn thông tin khác nhau để đánh giá tình hình hoạt động của một doanh nghiệp trong cả quá khứ, hiện tại và tương lai để có phán đoán được chính xác nhất. 

Kết cấu bảng cân đối kế toán doanh nghiệp

Bảng cân đối kế toán luôn có 2 phần chính, bao gồm phần nguồn vốn và phần tài sản. Trong đó, nguồn vốn và tài sản được chia thành 4 phần nhỏ như sau:

Tài sản dài hạn: Là những tài sản có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên. Tài sản dài hạn thuộc quyền sở hữu và quản lý của công ty, nó có thời hạn sử dụng, có khả năng luân chuyển. Có khả năng thu hồi vốn trên 1 năm hoặc trong nhiều chu kỳ kinh doanh.

Tài sản ngắn hạn: Là tất cả tài sản thuộc quyền sở hữu và quản lý của công ty. Tài sản ngắn hạn có thời hạn sử dụng, có khả năng luân chuyển. Đồng thời, sở hữu khả năng thu hồi trong vòng 1 năm hoặc một kỳ kinh doanh.

Nợ ngắn hạn: Được hiểu là những nghĩa vụ tài chính mà một công ty phải trả trong vòng 1 năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh.

Nợ dài hạn: Được hiểu là các khoản nợ phải trả sau một năm hoặc trong thời gian hoạt động bình thường của một doanh nghiệp. 

Phần tài sản

Phần tài sản là tổng hợp toàn bộ số liệu thể hiện giá trị tài sản hiện có của công ty cho tới cuối kỳ thanh toán. Những tài sản này được thể hiện dưới nhiều hình thái khác nhau và trong tất cả các giai đoạn của quá trình hoạt động kinh doanh. Trong phần tài sản bao gồm 2 phần nhỏ là tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn.

Một mẫu bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp
Một mẫu bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp 

Phần nguồn vốn

Phần nguồn vốn được hiểu là toàn bộ các số liệu phản ánh nguồn gốc hình thành tài sản của công ty cho đến cuối kỳ hạch toán. Nguồn vốn được sắp xếp theo từng nguồn hình thành tài sản của công ty. Nó phản ánh rõ tính chất hoạt động và tình hình tài chính của công ty đó.

Nguồn vốn gồm 2 phần chính là vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Trong đó: 

  • Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn của chủ doanh nghiệp hoặc nguồn vốn góp của các cổ đông ngay từ đầu hoặc vốn này sẽ được bổ sung trong quá trình hoạt động. 

  • Nợ phải trả  được hiểu là tất cả các nghĩa vụ tài chính mà công ty sẽ phải trả cho người lao động, khách hàng, đối tác,…

Tất cả các mục tài sản và nguồn vốn trong bảng cân đối kế toán đều được chia nhỏ từng mục một cách cụ thể và được thể hiện bằng số liệu để thuận tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu từng phần. Ngoài phần kết cấu chính, bảng cân đối còn có thêm các chỉ tiêu ngoài. Những chỉ tiêu này là gì phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng công ty.

Tính chất của bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán đòi hỏi đảm bảo các yêu cầu về tính trung thực, khả năng so sánh, khả năng đọc hiểu dễ dàng. Cũng như đảm bảo tính cân đối dù giá trị từng chỉ tiêu hay tổng giá trị tài sản của công ty đã thay đổi.

Bảng cân đối kế toán và tài khoản kế toán có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong cùng một đơn vị kế toán. Tuy đều có khả năng phản ánh về đối tượng kế toán nhưng bảng cân đối kế toán chỉ phản ánh khái quát tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Còn tài khoản kế toán lại phản ánh một cách cụ thể và chi tiết hơn cả về cả tài sản cũng như sự vận động của chúng. 

Cách lập bảng cân đối kế toán 

1, Các nguyên tắc lập và trình bày

Tại Khoản 1 Điều 112 Thông tư 200/2014/TT-BTC về việc hướng dẫn cách lập và trình bày Bảng cân đối kế toán năm cho doanh nghiệp như sau:

Kế toán phải tuân thủ các nguyên tắc chung về việc lập và trình bày Báo cáo tài chính.

Ngoài ra, trong bảng cân đối kế toán của công ty, các khoản mục Tài sản và Nợ phải trả phải được trình bày riêng biệt thành các loại tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn phù hợp, dựa theo thời hạn của chu kỳ kinh doanh bình thường theo quy định công ty:

Với những công ty có chu kỳ kinh doanh bình thường trong vòng 12 tháng:

  • Tài sản và nợ phải trả được thanh toán hay thu hồi trong vòng không quá 12 tháng tới kể từ thời điểm báo cáo được hình thành thì đều được xếp vào ngắn hạn.

  • Tài sản và nợ phải trả mà được thanh toán hay thu hồi từ 12 tháng trở lên kể từ thời điểm báo cáo được hình thành thì đều được xếp vào dài hạn.

Với những đơn vị có chu kỳ kinh doanh bình thường dài hơn 12 tháng:

  • Tài sản và nợ phải trả được thanh toán hay thu hồi trong vòng một chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp được xếp vào ngắn hạn.

  • Tài sản và nợ phải trả được thanh toán hay thu hồi trong thời gian dài hơn một chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp được xếp vào dài hạn.

Với những công ty không thể dựa vào chu kỳ kinh doanh để phân biệt giữa ngắn hạn và dài hạn:

  • Tài sản và nợ phải trả được trình bày theo tính thanh khoản giảm dần.

Trong quá trình lập Bảng cân đối kế toán và tiến hành việc tổng hợp giữa các đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới trực thuộc không có tư cách pháp nhân, kế toán viên cần lưu ý những điều sau:

  • Cấp trên phải thực hiện loại trừ tất cả số dư của những khoản mục phát sinh từ giao dịch nội bộ (như các khoản phải trả, các khoản phải thu, cho vay nội bộ,….) giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới, giữa những đơn vị cấp dưới với nhau.

  • Việc loại trừ các khoản mục nội bộ khi tổng hợp báo cáo giữa đơn vị cấp trên và cấp dưới hạch toán phụ thuộc sẽ được thực hiện tương tự như kỹ thuật lập báo cáo tài chính hợp nhất. 

Các chỉ tiêu không có dữ liệu và số liệu sẽ không cần trình bày trong Bảng cân đối tài khoản kế toán. Các công ty cần chủ động đánh lại số thứ tự của các chỉ tiêu theo nguyên tắc liên tục tại mỗi phần tài khoản.

Bảng cân đối kế toán được lập trên những nguyên tắc chung theo quy định của Nhà nước
Bảng cân đối kế toán được lập trên những nguyên tắc chung theo quy định của Nhà nước

2, Trình tự thực hiện

Các bước lập bảng cân đối tốt nhất giúp các công ty thực hiện nghiệp vụ này dễ dàng là:

  • Bước 1: Tiến hành kiểm tra tính xác thực của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. 

  • Bước 2: Khóa sổ kế toán để đối chiếu các số liệu với các sổ kế toán có liên quan.

  • Bước 3: Thực hiện bút toán kết chuyển trung gian và khóa hoàn toàn sổ kế toán.

  • Bước 4: Thực hiện lập bảng cân đối số phát sinh.

  • Bước 5: Tiến hành lập bảng cân đối kế toán. 

  • Bước 6: Cuối cùng, kiểm tra và phê duyệt.

Bảng cân đối kế toán có vai trò rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Đòi hỏi người làm kế toán phải có kinh nghiệm, làm thật chi tiết và chính xác. Trên đây là nội dung về Bảng cân đối kế toán, trong trường hợp cần được hỗ trợ về tài chính, bạn có thể liên hệ F88 - Chuỗi cửa hàng tài chính tiện ích hàng đầu Việt Nam với hơn 10 năm hoạt động liên tục trên thị trường.

Xem thêm

Tìm phòng giao dịch gần nhất

Tỉnh/thành

Quận/huyện

cat-img
icon-action
zalomessenger
scroll-top