Bài toán khó giải của người có nợ xấu

04/03/2024

Hậu quả đầu tiên của người bị ghi nhận nợ xấu là không thể vay tiền để xoay sở, mưu sinh và chẳng biết bao giờ mới vay được vốn để thoát khỏi cái vòng kim cô đang thắt chặt lấy họ như thế này. Liệu có lời giải nào giúp cho những người như thế có thể vay tiền? 

Hậu quả nặng nề của nợ xấu

Đầu năm 2023, thị trường cho vay tiêu dùng có nhiều biết động. Lợi dụng điều này, anh Tr – một lao động tự do ở quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã vay tín chấp 20 triệu từ một công ty tài chính nhưng cố tình không trả. Cộng thêm việc nghe “tư vấn” của các hội nhóm bùng nợ trên Facebook, anh nghĩ mọi chuyện sẽ qua thôi. Nhưng sau gần một năm trốn tránh, anh phát hiện mình bị ghi nhận nợ xấu ở nhóm thứ 4, nợ nghi ngờ vì quá hạn trên 180 ngày. Tết đến, anh cần một số tiền để xoay sở bán buôn nhưng không một ngân hàng, công ty tài chính nào duyệt vay. Hồ sơ ngay lập tức bị từ chối dù anh đã cố gắng liên hệ xin giãn nợ và hứa sẽ trả hết số nợ cho công ty đã vay. Bên cạnh đó, suốt một thời gian dài, anh cũng nơm nớp lo sợ việc công ty tài chính kia có thể khởi kiện vì tội lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như nhiều báo chí đã đưa tin.

Theo nhiều chuyên gia tài chính, ngoài việc có thể bị khởi tố thì người bị ghi nhận nợ xấu từ nhóm 4 trở lên sẽ không thể đặt vấn đề vay tiền tại các ngân hàng, công ty tài chính trong 5 năm liên tiếp. Sau 5 năm, vẫn có khả năng họ bị hạn chế cho vay. Đó là những hậu quả mà rất nhiều người đã không lường trước khi toan tính bùng nợ và nghe theo những lời xúi dục bùng nợ.

Lời giải nào cho những người mắc nợ xấu

 Không phải ai mắc nợ xấu cũng là người cố tình bùng nợ, đó là điều chắc chắn. Một số người lao động phổ thông, lao động tự do vì mất việc làm, vì bệnh tật, tai nạn nên mất nguồn thu cũng trở thành người có nợ xấu và họ vẫn có quyền được tìm kiếm những cơ hội vay khác để vượt khó. Nhưng câu hỏi “nợ xấu vay ở đâu” vẫn luôn là khó trả lời.

Khi không vay được tiền từ các ngân hàng, công ty tài chính, những người như thế thường sẽ vay người thân, bạn bè trước tiên. Tuy nhiên, khả năng vay thành công là rất thấp bởi lẽ những người quanh họ đa phần cũng khó khăn, không có tiền rảnh rỗi để cho vay. Đó là chưa kể nhiều điều khó nói mà ai đó đã hình ảnh hóa một cách hài hước thành câu nói “đứng cho vay, quỳ đòi nợ”.

Không vay người thân thì vay người ngoài. Ngoài kia đầy rẫy những lời mời vay không cần hồ sơ, không xét nợ xấu, không gặp mặt, nhận tiền trong vài phút đó thôi. Nhưng đằng sau đó là tai họa mang tên tín dụng đen. Vay thì rất dễ, nhận tiền trong “một nốt nhạc”, vay bao nhiêu cũng có. Nhưng khi nhận tiền mới té ngửa. Đầu tiên là lãi ẩn, phí ẩn bị trừ trực tiếp vào số tiền nhận được. Nhiều người ký giấy vay 10 triệu mà chỉ nhận được có hơn 8 triệu. Tiếp đó là cách tính lãi phí thiếu rõ ràng khiến số tiền phải trả hàng tháng luôn tăng. Nếu không trả đúng hạn, chúng sẽ đòi nợ kiểu khủng bố, làm nhiều người lỡ vướng phải tín dụng đen rơi vào hoàn cảnh sống không bằng chết.

Còn một hình thức vay hợp pháp góp phần ngăn chặn tín dụng đen, đó là vay cầm đồ. Trước đây, nhiều người vẫn định kiến cầm đồ và điều này là có căn cứ. Tuy nhiên, vài năm gần đây, khi các chuỗi cầm đồ xuất hiện, cầm đồ trở nên minh bạch và hợp pháp hơn nhiều. Đơn cử như F88 với khoảng 850 PGD trên toàn quốc, nhờ vào nguồn vốn của các quỹ đầu tư quốc tế và sự giám sát của cơ quan nhà nước nên có ưu điểm là người vay không cần chứng minh thu nhập, không xét nợ xấu trong khi vẫn công khai mọi khoản lãi phí, đặc biệt là không thu phí ẩn. Hạn mức vay khá linh hoạt, từ 10 triệu – 300 triệu đồng, tùy loại tài sản cầm cố là xe máy hay ô tô. Thời gian phê duyệt, giải ngân là trên dưới 15 phút. Tổng mức lãi phí chỉ tương đương với các công ty tài chính, từ 35% – 55%/năm tùy từng khoản vay. Tuy có cao hơn các ngân hàng nhưng là điều không tránh khỏi của tất cả các đơn vị “dám” cho người có nợ xấu vay vốn. Dù vậy, so với mức lãi suất lên đến vài trăm, thậm chí cả nghìn %/năm của tín dụng đen thì đây vẫn là giải pháp tài chính hợp pháp và chấp nhận được.

Tất nhiên, việc cho người có nợ xấu vay không phải là phá luật, phá thị trường mà nó chỉ là giải pháp hỗ trợ trước mắt dành cho những hoàn cảnh thật sự khó khăn. Trên thực tế, hiện các chuỗi cầm đồ cũng đang nâng cao các điều kiện cho vay nhằm tránh nợ xấu cho chính mình và qua đó, sẽ chỉ hỗ trợ những trường hợp thực sự khó khăn nhưng vẫn còn khát vọng, cơ hội làm ăn chân chính.

Theo bizfnews.com
 
 

Tìm phòng giao dịch gần nhất

Tỉnh/thành

Quận/huyện

cat-img
scroll-top