Hướng dẫn chi tiết cách tiết kiệm điện cho từng thiết bị trong gia đình bạn

03/05/2017

Nếu vẫn nghĩ tắt đèn khi ra khỏi phòng là tiết kiệm điện là bạn đang mắc phải sai lầm vô cùng lớn! Và nếu đọc tiếp những dòng dưới đây, chắc chắn bạn sẽ choáng vì những thói quen hàng ngày tưởng như tiết kiệm này lại hóa ra là một cách đốt tiền. Hè đến rồi, muốn dùng điện thả ga không lo về giá thì bài viết này chính là “vị cứu tinh” cho bạn!


Tủ lạnh:
– Đặt tủ lạnh nên cách tường 5-10 cm và tránh xa các nguồn nhiệt.
– Lau chùi tủ lạnh thường xuyên và đảm bảo tủ lạnh phải kín cửa.
– Điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh phù hợp, không nên để nhiệt độ thấp quá sẽ hao tốn nhiều điện năng, bạn vặn núm điều chỉnh nút ở giữa là phù hợp nhất.
– Không để các thực phẩm có nhiệt độ nóng hơn bình thường vào tủ lạnh sẽ tiêu tốn rất nhiều điện.
– Sắp xếp các thực phẩm trong tủ lạnh gọn gàng, ngăn nắp, không để tủ lạnh quá chật.
– Không nên ngắt tủ lạnh ra khỏi nguồn điện. Bạn nên cắm điện cho tủ lạnh suốt ngày vì mỗi lần khởi động sẽ tốn một lượng điện lớn. Trong trường hợp lâu ngày không dùng đến tủ thì ngắt nguồn điện nhưng cần dọn sạch các đồ có trong tủ, vệ sinh tủ và để tủ khô rồi dùng vật phủ che bụi phủ lên.

Bật bình nóng lạnh cả ngày vì bình có chức năng tự ngắt điện khi quá nhiệt
Đúng là rơ le nhiệt trong bình nóng lạnh có tác dụng tự ngắt khi nước đủ nóng, nhưng cũng tự động đóng điện cho thanh đun nếu nhiệt độ nước trong bình xuống thấp. Thêm nữa, việc cắm điện suốt 24/24 giờ làm cho dây may so nhanh hỏng vì phải hoạt động nhiều dễ quá tải, cháy nổ. Đây là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bình nóng lạnh bị rò điện. Vì vậy chỉ nên bật bình nóng lạnh trong vòng 10-20 phút và phải tắt nguồn điện trước khi sử dụng.


Thường hay để thiết bị ở chế độ chờ (stand by)
Không ít người có thói quen để laptop ở chế độ chờ để tiết kiệm điện. Thật ra, dù là ở chế độ chờ máy vẫn phải tiêu thụ một lượng điện năng nhất định. Không những thế, trong quá trình đó nếu nguồn điện nhà bạn có điều gì bất ổn thì rất dễ gây ra chập điện, cháy nổ. Thế nên tốt nhất bạn hãy tắt máy tính của mình khi không sử dụng.


Tắt đèn khi ra khỏi phòng


Đây chính là thói quen của rất nhiều người nhằm tiết kiệm năng lượngtrong nhà khi không sử dụng. Tuy nhiên cách này chỉ đúng với đèn sợi đốt, còn đèn huỳnh quang thì không. Việc bật tắt đèn huỳnh quang nhiều lần sẽ càng tốn điện hơn. Thế nên nếu bạn ra khỏi nhà trong vòng 15 phút trở lại thì không cần phải tắt đèn.


Điều hoà nhiệt độ: Khi sử dụng nên để nhiệt độ mức trên 25 độ C. Cứ cao hơn 10 độ C là bạn đã tiết kiệm được 10% điện năng, thường xuyên lau chùi bộ phận lọc thì sẽ tiết kiệm được từ 5 - 7% điện năng. Không nên đặt máy ở gần tường, như vậy sẽ tiêu phí từ 20 - 25% điện năng. Nếu bạn vắng nhà trong khoảng 1h đồng hồ thì tốt nhất là nên tắt máy điều hòa đi.Tủ lạnh: Hạn chế việc đóng/mở tủ thường xuyên vì càng mở nhiều thì bạn càng phải trả tiền điện nhiều. Nhiệt độ bên trong tủ lạnh nên để ở chế độ từ 3 - 6 độ C. Đối với chế độ đông lạnh thì để ở mức từ âm 15 - âm 18 độ C. Cứ lạnh hơn 10 độ C là thêm 25% điện năng tiêu hao. Chú ý, kiểm tra gioăng cao su, nếu bị hở thì bộ phận nén khí của tủ lạnh sẽ phải làm việc nhiều.

Quạt điện: Không nên để quạt chạy ở tốc độ quá cao, như vậy sẽ rất tốn điện. Cần ghi nhớ rút phích cắm điều khiển từ xa ở quạt sau mỗi lần sử dụng. Đặt quạt chạy ở chế độ vừa phải, cánh quạt càng quay nhanh bạn càng phải trả nhiều tiền điện.

Bóng điện: Nên quét vôi hoặc lăn tường bằng màu sáng vì chỉ cần bật ít đèn mà nhà vẫn sáng do có sự phản xạ ánh sáng của tường nhà. Do đó bạn sẽ giảm được lượng bóng điện trong nhà. Mặt khác bạn nên dùng loại bóng có chức năng tiết kiệm điện năng như đèn Compact, đèn tuýp gầy.

Bàn là:

 Không là quần áo còn ướt, không là quần áo trong phòng có bật máy điều hoà nhiệt độ. Lau sạch bề mặt kim loại của bàn là sẽ giúp bàn là hoạt động có hiệu quả hơn.

Máy giặt: Chỉ sử dụng máy giặt khi có đủ lượng quần áo để giặt và dùng chế độ giặt nước nóng khi thật cần thiết.

Lò vi sóng: Không bật lò vi sóng trong phòng có điều hoà nhiệt độ và không nên đặt gần các đồ điện khác, nếu đặt quá gần thì quá trình hoạt động của lò vi sóng sẽ ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của các đồ điện này.

Máy bơm: Khi dùng máy bơm nhớ vặn chặt các van nước bởi vì rò rỉ nước sẽ làm máy bơm hoạt động gây tốn điện không cần thiết. Các van ở đường ống nên thường xuyên bảo trì.

TV: Không nên để màn hình ở chế độ sáng quá vì như vậy sẽ rất tốn điện. Không nên tắt TV bằng điều khiển từ xa mà nên tắt bằng cách ấn nút ở trên màn hình. Nên chọn kích cỡ TV phù hợp với diện tích nhà bạn vì màn hình TV càng to, lương tiêu thụ điện năng sẽ càng lớn.


Tiết kiệm điện khi không có nhu cầu sử dụng các thiết bị
Hãy tập thói quen tắt tất cả các thiết bị điện không cần sử dụng trước khi ra khỏi nhà như bóng điện, máy quạt , máy lạnh, máy tính, …
Không nên cắm cục sạc pin các thiết bị điện tử như laptop, điện thoại để sẵn khi nào cần thì dùng đến, chúng sẽ khiến bạn tiêu tốn một phần điện năng đáng kể đấy.
Rút phích cắm các thiết bị điện khi không có nhu cầu sử dụng như ti vi, máy quạt, … là cách tiết kiệm điện năng hiệu quả; việc bạn không sử dụng nhưng vẫn để nguyên phích cắm thì tình trạng tiêu tốn điện năng vẫn xảy ra.

nguon: internet

Tìm phòng giao dịch gần nhất

Tỉnh/thành

Quận/huyện

cat-img
scroll-top