Cả thế giới nể phục cách tiết kiệm của người Nhật

23/03/2017

Nhật Bản phát triển một cách thần kì chính là ở các yếu tố “con người”, và một trong những tính cách hàng đầu chính là sự tiết kiệm.

Nhắc đến người Nhật Bản, người ta thường nghĩ ngay đến những con người nhỏ bé ở một đất nước nghèo tài nguyên nhưng đã làm được những việc phi thường: Từ một kẻ bại trận sau Thế chiến II, bị cấm vận, bị chiến tranh tàn phá nặng nề tưởng chừng không gượng dậy nổi nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, Nhật Bản đã trở thành một cường quốc kinh tế, quân sự hàng đầu thế giới. Câu trả lời cho sự phát triển thần kỳ này chính là ở yếu tố “con người”, và một trong những tính cách hàng đầu chính là tiết kiệm. Vậy con người ở xứ sở hoa anh đào đã tiết kiệm như thế nào mà khiến thế giới phải nể phục như vậy?.Bài viết dưới đây sẽ làm cho bạn hiểu hơn về cách tiết kiệm mà người Nhật . 


1. Tiết kiệm tiền bạc

Trên thế giới có nhiều dân tộc có đức tính tiết kiệm, nhưng có thể nói, người Nhật có tinh thần tiết kiệm hơn cả. Sinh ra trong một đất nước nghèo về tài nguyên thiên nhiên (thường phải nhập tới 80% các nguyên nhiên liệu cho hoạt động sản xuất trong nước), điều kiện sinh tồn, phát triển quá khắt khe khiến người Nhật sớm hình thành truyền thống rất tiết kiệm. Có thể xem đây là một đặc tính nổi trội của người Nhật. Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, dân Nhật luôn có khuynh hướng gửi tiết kiệm vào hàng cao nhất thế giới. Thường họ bỏ ra một khoảng 17-20% thu nhập của mình để gửi tiết kiệm. Nguồn tiết kiệm của người dân trở thành một nguồn vốn quan trọng để nền kinh tế Nhật có điều kiện tái đầu tư phát triển thuận lợi.


Cach nguoi ntat tiet kiem f88


Trong tiêu dùng hàng ngày của người Nhật, từ việc ăn mặc, công việc đến việc vui chơi giải trí đều mang có màu sắc "tiết kiệm triệt để". Khi ăn tại các nhà hàng hoặc khi ăn liên hoan, người Nhật sẵn sàng gói mang về những đồ ăn thừa còn sót lại cho dù chỉ là một mẩu bánh mỳ chứ không bao giờ chịu vứt đi, phung phí khi còn sử dụng được.


2. Tiết kiệm bằng các đồ tái chế

Không chỉ tiết kiệm trong tiêu dùng, đặc tính tiết kiệm của người Nhật còn được thể hiện trong sản phẩm hàng hoá, dịch vụ họ làm ra, cung ứng. Vì là đất nước nghèo tài nguyên thiên nhiên nên những hàng hóa của người Nhật đều được sản xuất với công nghệ tiên tiến nhất để có thể tận dụng cả rác thải thành đồ tái chế – là thứ đồ bỏ đi ở các nước khác.

Nhật là một trong những nước đầu tiên trên thế giới tái chế tất cả các loại rác thải để tạo ra các sản phẩm mới phục vụ con người. Hiện nay, một loạt các chế phẩm từ plastic, vải vóc, nguyên vật liệu xây dựng, nhiên liệu... đang rất quen thuộc với người tiêu dùng đều là những đồ được tái chế qua công nghệ Nhật Bản. Mới đây người Nhật còn đưa ra một công nghệ có thể biến một tờ báo cũ thành một loại chất đốt hiệu suất cao dùng để nấu ăn và sưởi ấm. Đáng chú ý nhất là loại bể phốt liên hoàn có thể tận dụng ngay chất thải sinh hoạt trong gia đình để tạo ra khí biogas phục vụ nấu ăn, sưởi ấm và làm phân vi sinh dùng cho trồng trọt.


3. Tiết kiệm thời gian đến mức tối thiểu:

Đối với người Nhật, thời gian còn quý hơn cả vàng bạc, nên con người cần phải tiết kiệm tối đa đối với thời gian. Để tiết kiệm thời gian di chuyển, người Nhật đã nghĩ ra một loạt phương tiện, trong đó nổi tiếng toàn thế giới là tàu cao tốc Shinkansen. Hiện nay, tốc độ của loại tàu này đã lên tới trên 500km/h.


Ngoài ra người Nhật tiết kiệm thời gian trong công việc bằng châm ngôn "chơi ra chơi mà làm ra làm". Khi chơi họ có thể rất vui vẻ thoải mái nhưng khi làm việc thì họ cực kì kỷ luật và nghiêm túc, tập trung 100% vào việc đang làm. Vì thế trong cùng một thời gian, hiệu quả làm việc của người Nhật thường cao hơn hẳn các nước khác trên thế giới.

Ngoài ra, người Nhật có thể sẵn sàng bỏ ra một số tiền rất lớn mua các phát minh khoa học để ứng dụng ngay vào thực tế phục vụ con người ngay cả khi chỉ còn một thời gian ngắn nữa chính người Nhật cũng có thể đưa một phát minh tương tự. Đó là để nhằm tiết kiệm hơn nữa thời gian, công sức và tiền bạc.

Ngoài hệ thống tàu điện cao tốc, ở Nhật Bản có hệ thống xe buýt chạy tuyến rất đúng giờ, đảm bảo cho người dan đi lại rất thuận tiện và đúng thời gian.


4. Tiết kiệm đúng lúc, đúng chỗ mới là “chân tiết kiệm”

Tuy nhiên, tất cả những điểm trên chỉ là bề nổi của tinh thần tiết kiệm Nhật Bản. Thực tế, người Nhật coi tiết kiệm quá không phải là điều tốt. Lý giải điều này, người ta cho rằng nếu cứ dùng mãi một thứ đồ ví dụ như quần áo, đồ điện tử... thì sẽ dẫn tới nhu cầu xã hội giảm, các ngành sản xuất sẽ không thể phát triển, kinh tế của cả cộng đồng suy thoái. Do đó, ở nước Nhật người ta mua sắm cực kỳ nhiều và không ai coi đó là sự hoang phí.

Ví dụ cụ thể là ở Nhật, người dân mua rất nhiều các mặt hàng đồ điện tử mới ra dù sản phẩm cũ của họ vẫn dùng tốt. Từ đó nhà sản xuất bán được hàng và có tiền tái đầu tư cho ra những sản phẩm tốt hơn. Chính vì người dân mua sắm nhiều đã tạo nên thị trường Nhật Bản là thị trường có sức mua cực lớn, từ đó thúc đẩy phát triền nền kinh tế Nhật phát triển. Và thật đáng buồn, đây lại chính là nguyên nhân tạo biến những nước đang phát triển trở thành “bãi rác thải công nghệ” của nước Nhật.

5.Tiết kiệm theo kiểu người giàu

 Ở Nhật Bản bạn có thể sống ngay bên cạnh một triệu phú mà bạn không hề biết họ là triệu phú, bởi vì những ngôi nhà của họ cũng chỉ đơn sơ như của bạn.

Quan điểm của giới nhà giàu Nhật Bản là không khoe khoang tài sản. Quan điểm này được căn cứ dựa trên lối sống lâu nay của người Nhật không muốn nổi bật giữa đám đông. 

Những năm gần đây, khi thị trường chứng khoán Nhật không ngừng tăng điểm, giới truyền thông Nhật đang nhắc nhiều hơn đến "giới siêu giàu".

Tuy nhiên, bạn định nghĩa một người giàu ở Nhật Bản là thế nào? Theo ông Atsushi Miura, người mà năm ngoái đã xuất bản cuốn sách có tựa đề "Người giàu mới", thì trong ngành công nghiệp tài chính, một người được xem là giàu có nếu như thu nhập hàng năm của họ trên 30 triệu Yên và họ sở hữu khối tài sản ít nhất là 100 triệu Yên. 

Hiện có khoảng 1% người Nhật đang sở hữu khối tài sản 1,3 triệu Yên.

Hay một cách khác để định nghĩa người giàu ở Nhật chính là những người này thường sống bằng lợi nhuận từ các khoản đầu tư hoặc tài sản khác, mà không cần động đến số tài sản nằm trong khoảng 1,3 triệu Yên này.

Trong nghiên cứu của mình, ông Miura phát hiện rằng, 1% người giàu Nhật đang né tránh phô trương. Họ không xây dựng biệt thự. Họ thường chi tiêu tiền vào những thứ họ thích và có xu hướng nghiêng về những thứ phi vật thể. 

Họ thường tiêu tiền vào nghệ thuật và các buổi hòa nhạc chứ không phải là những chiếc xe hạng sang hay món đồ trang sức đắt tiền. Họ thường đi du lịch và đặc biệt là đi du lịch trên biển.

Ông Miura cũng phát hiện rằng những người giàu mới ở Nhật thường có xu hướng tiêu xài tiền trong nước nhiều hơn. Họ mua mọi thứ và đi du lịch trong nước. Họ thích dùng loại rượu nihonshu (loại rượu nổi tiếng của Nhật Bản) hơn là rượu ngoại và họ thích các tác phẩm nghệ thuật của Nhật Bản hơn là của phương Tây. 

Đây không chỉ đơn giản là vấn đề về thẩm mỹ. Đây chính là một biểu hiện của trách nhiệm công dân Nhật Bản. 

Những người giàu mới ở Nhật Bản hiểu được vị trí của họ trong xã hội và họ biết rằng đất nước Nhật Bản cần tiền của họ.

Tuy nhiên, giống như bao người giàu ở các quốc gia khác, người giàu ở Nhật Bản cũng thường né tránh việc để các tài sản của họ bị đánh thuế. Theo đó, họ cũng cố gắng giữ tài sản của họ ở nước ngoài. Tuy nhiên, sang năm nay, chính phủ Nhật Bản đã ra quy định, những người nào có tài sản vượt quá 50 triệu Yên thì phải báo cáo.

nguon: internet

Tìm phòng giao dịch gần nhất

Tỉnh/thành

Quận/huyện

cat-img
scroll-top