13/08/2017
Đa số trong số chúng ta thường nằm vật ra ghế khi trở về nhà sau một ngày làm việc căng thẳng, tự hứa rằng sẽ chợp mắt chỉ 15 phút trước khi bắt tay vào những việc khác. Cuối cùng, khi nhìn đồng hồ, bạn nhận ra mình đã lướt Facebook được hẳn 3 tiếng đồng hồ. Hãy hiểu rằng, cuộc sống của con người đôi khi cũng giống như bộ nhớ của máy tính, khi bộ nhớ quá đầy máy sẽ làm việc chậm lại. Tương tự như vậy, đôi khi những gì bạn cần làm để nâng cao hiệu suất lao động và chất lượng cuộc sống chỉ là loại bỏ bớt những gì không cần thiết ra khỏi đời của bạn.
Theo Ramit Sethi, triệu phú tự thân người Mỹ, tác giả cuốn sách Dạy bạn cách làm giàu, 3 thói quen sau đây chỉ mang lại phiền toái cho bạn, hãy cùng điểm qua và loại bỏ chúng:
1. Phí thời gian cho những thứ bạn không thích
Đã có một khoảng thời gian, tôi luôn cố gắng đọc hoàn chỉnh bất cứ cuốn sách nào mình đã lật giở qua. Trong suy nghĩ của mình, tôi tin mình chính là người “có đầu có đuôi”, tôi không bỏ cuộc giữa chừng, bất kể khi làm việc gì tôi luôn tự nhủ mình cần làm tới cùng.
Cho tới khi tôi bận tối mắt tối mũi vì công việc và chỉ có thể xoay sở để đọc mỗi tuần một cuốn sách, tôi mới tự hỏi bản thân mình: "Sao phải phí thời gian đọc một cuốn sách mình không thích?”
Thượng đế ban cho mỗi người trong chúng ta một khoảng thời gian như nhau, hãy dành thời gian quý giá của bạn cho những gì bạn yêu thích, những gì giúp ích cho bạn. “Cố đấm ăn xôi” trong bất cứ việc gì sẽ chẳng lợi lộc gì.
2. Tự làm tất cả mọi thứ
Khi mới khởi nghiệp kinh doanh, tôi thường tự mình trả lời mọi email gửi tới mặc dù chúng có thể lên tới hàng trăm email mỗi ngày. Tuy nhiên, khi công việc kinh doanh tiến triển, số lượng email tăng tới chóng mặt, và tôi thực sự “chết chìm” trong đống email.
Tôi từng nghĩ rằng một người giám đốc thì cần phải tự trả lời mọi email gửi tới cho anh ta. Nhưng bạn có tưởng tượng được, một giám đốc sẽ làm được gì khi dùng tới hơn 2 tiếng đồng hồ mỗi ngày chỉ để đọc và phản hồi thư? Tôi thậm chí còn không có cả thời gian để suy nghĩ về việc phát triển đường lối kinh doanh của công ty.
Và cuối cùng tôi đã nhận ra, để bản thân có thể xử lý được các công việc phát sinh hàng ngày, tôi phải từ bỏ những thói quen không còn phù hợp nữa. Tôi vẫn đọc tất cả mọi email gửi tới nhưng chỉ trả lời một vài email quan trọng, số còn lại trợ lý của tôi sẽ giúp tôi xử lý.
Kể từ đó trở đi, tôi cũng không tự mình nấu ăn hay là quần áo nữa. Không phải tôi lười, mà do những thói quen đó đơn giản chỉ là không còn phù hợp với nhịp sống hiện tại của tôi.
3. Làm việc, làm việc và làm việc
Cuộc sống của bạn lúc nào cũng cần có sự cân bằng. Bạn cần làm việc và bạn cần nghỉ ngơi. Ở đâu đó, bạn có thể nghe tới một vài khẩu hiệu đại loại như ”làm việc hết sức”, “làm không ngừng nghỉ”, nhưng chẳng bao giờ có băng rôn khuyến khích mọi người xả hơi cả. Cách sống “lệch lạc”, chỉ có làm không có nghỉ đó sẽ không mang lại lợi ích lâu dài cho bạn. Mà chỉ làm cho bạn thêm áp lực và cuối cùng kết quả làm việc sẽ rất tồi tệ.
Dĩ nhiên, làm việc chăm chỉ cũng là điều rất tốt và tối cần thiết để nâng cao năng suất lao động. Bạn có thể tượng tượng làm việc chăm chỉ giống khi bạn tới phòng tập thể thao, ở đó bạn phải nỗ lực hết sức với những bài tập cường độ cao. Sau đó thì sao, bạn cần phải nghỉ ngơi để hồi phục cơ bắp và ngày hôm sau bạn có thể tiếp tục những gì đang dang dở.
Theo Nhịp sống kinh tế/CNBC
Xem thêm
MỤC LỤC
Tỉnh/thành
Quận/huyện