5 mẹo giữ tiền dành cho cho vợ chồng trẻ

27/09/2022

Dù đã “về chung một nhà” và có thu nhập ổn định nhưng quản lý chi tiêu gia đình sao cho hài hoà vẫn là việc khó nói của các cặp vợ chồng trẻ. Ngoài việc công khai, chia sẻ mọi khoản chi thì việc quản lý dòng tiền vào ra, hay còn gọi là một cách ngắn gọn là giữ tiền, cũng rất quan trọng. Dưới đây, là 5 mẹo giữ tiền dành cho các cặp đôi mới kết hôn nhé!

1. Xây dựng quỹ chung

Khi về một nhà, các cặp đôi cần xây dựng ngay một quỹ tài chính chung và cả hai đều phải đóng góp. Tất nhiên, mức độ đóng góp tuỳ theo thu nhập và thoả thuận. Việc xây dựng quỹ chung sẽ mang lại nhiều lợi ích như công khai sức khoẻ tài chính gia đình, cân đối các khoản chi ngắn, trung, dài hạn và các khoản chi thiết yếu, từ đó gia tăng niềm tin, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Quỹ chi tiêu này có thể phân chia theo tỷ lệ như sau: 55% để chi tiêu thiết yếu như tiền chợ, tiền nhà, tiền điện, tiền nước và những khoản chi thiết yếu tương tự. 10% để tiết kiệm cho các mục tiêu trung hạn như mua xe hơi, kinh doanh, sinh con và nuôi con. 10% để học hành, đầu tư kiến thức cá nhân như tham gia các khóa học nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, khóa học chăm sóc con cái. 10% dành cho nhu cầu du lịch, giải trí. 10% để dành cho các mục tiêu dài hạn như hỗ trợ con cái du học, khởi nghiệp, kết hôn hay để hai vợ chồng tận hưởng giai đoạn hưu trí an nhàn. 5% còn lại dùng để dự phòng rủi ro.


2. Phân vai tài chính 

Ngoài đóng góp quỹ chung thì phân vai tài chính cũng là một trong những mẹo hữu ích. Ví dụ như chồng phụ trách tiền học của con, tiền thuê nhà, tiền điện nước còn vợ sẽ phụ trách chi phí sinh hoạt, ăn uống hoặc quản lý quỹ tiết kiệm của gia đình. Tất nhiên, vai tài chính của cả hai có thể hoán đổi cho nhau trong ngắn hạn hoặc dài hạn. Và như thế, không nhất thiết người vợ phải kiểm soát thu chi còn người chồng “đi làm bao nhiêu nộp bấy nhiêu”. Việc “tay hòm chìa khóa” có thể giao cho người nào có khả năng quản lý tốt. 

3. Theo dõi chi tiêu từng tháng

Cùng nhau theo dõi chi tiêu và thảo luận bình đẳng về các khoản chi “chìa khóa” nuôi dưỡng hòa thuận và gắn bó. Theo đó, dựa vào mốc thời gian nhất định như 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng, vợ chồng nên ngồi lại, trao đổi và đánh giá mức độ thu – chi của gia đình, từ đó xem xét mức độ điều chỉnh như thế nào cho an toàn. Vợ chồng cần phải chia sẻ thẳng thắn và minh bạch, tránh tình trạng giấu diếm, thiếu minh bạch, sẽ dẫn đến mâu thuẫn, mất niềm tin, thất vọng về nhau khi tài sản bị thiếu hụt vì bội chi.

4. Đầu tư tăng thu nhập

Sau khi kết hôn, ngoài sinh hoạt phí thì còn rất nhiều việc cần phải chi tiêu, từ những việc mang tính ngắn hạn như đi du lịch, mua sắm thiết bị gia đình đến các việc mang tính dài hạn  như mua nhà, mua xe ô tô, tích luỹ để sinh con... Đa phần, thu nhập hiện tại khó có thể đáp ứng cùng lúc nhiều nhu cầu như thế nên bắt buộc các cặp vợ chồng phải suy nghĩ đến việc đầu tư tăng thu nhập. Hai loại hình đầu tư nổi bật là:

Đầu tư cổ phiếu hoặc trái phiếu là 2 loại hình đầu tư mang tính ngắn hạn. Loại hình đầu tư này thường có lợi nhuận cao nhưng kèm theo đó là mức độ rủi ro cũng cao. Để đảm bảo đầu tư an toàn, các cặp vợ chồng trẻ cần trang bị nền tảng kiến thức tài chính vững vàng, dành nhiều thời gian để theo dõi sát sao diễn biến thị trường và có cái nhìn đa chiều trong mọi tình huống.

Đầu tư bất động sản là kênh đầu tư dài hạn nhưng có chỉ số bảo toàn vốn khá cao. Các loại hình bất động sản phù hợp với khả năng đầu tư của các cặp vợ chồng trẻ hiện nay là căn hộ chung cư, đất nền, đất vườn ở các khu vực, địa phương mới đang trên đà phát triển. Việc đầu tư nhà phố, khu nghỉ dưỡng thường vượt quá khả năng và tích luỹ của họ. Các cặp vợ chồng mới cưới cũng có thể chọn hình thức mua chung, góp vốn nhưng cần phải lựa chọn người hùn vốn một cách kỹ càng, đảm bảo các thông tin liên quan đến tài chính và dự án phải minh bạch, rõ ràng. Lưu ý rằng hình thức đầu tư này thường chỉ sinh lời trong dài hạn, có khi từ 3-5 năm và mức độ sinh lời cũng khó dự đoán nhưng ít có khả năng lỗ.

5. Xây dựng quỹ dự phòng khẩn cấp

Cuối cùng, các cặp vợ chồng mới cưới cần chủ động xây dựng quỹ dự phòng khẩn cấp. Quỹ này có vai trò bảo vệ gia đình trước rủi ro xảy ra đột ngột như: ốm đau phải nằm viện, tai nạn bất ngờ, thậm chí là tử vong… Có nhiều cách để xây dựng quỹ dự phòng khẩn cấp, từ việc mở sổ tiết kiệm linh động đến việc mua các sản phẩm bảo hiểm. Với hình thức mua bảo hiểm, một người, một gia đình có thể cùng lúc mua nhiều sản phẩm bảo hiểm khác nhau vừa phục vụ nhu cầu đầu tư tích luỹ, vừa phục vụ nhu cầu dự phòng tài chính phòng khi bất chắc. Tuy nhiên, gần đây có những sản phẩm bảo hiểm mang tính vi mô, tức là chi phí rất thấp, có thể chỉ từ 500đ/ngày và tối đa cũng chỉ 1,2 triệu đồng/năm nhưng khi gặp rủi ro phải nằm viện điều trị thì sẽ được thanh toán lên đến 600.000đ/ngày nằm viện và nếu phải phẫu thuật thì sẽ nhận thêm tối đa 36 triệu đồng và thời gian thanh toàn bồi thường chỉ là 24h. Đây cũng là một giải pháp tài chính dự phòng thuận tiện mà các cặp vợ chồng nên cân nhắc.

Trên đây là 5 mẹo quản lý tài chính cho vợ chồng trẻ mới đám cưới. Sau khi về một nhà, ngoài thể hiện cử chỉ yêu thương, mỗi cặp đôi nên thẳng thắn, chia sẻ với nhau câu chuyện quản lý tài chính. Kể cả khi thu nhập đã ổn định thì bạn cũng đừng quên xây dựng quỹ dự phòng khẩn cấp để bảo vệ tài sản gia đình trước rủi ro. 

 

Tìm phòng giao dịch gần nhất

Tỉnh/thành

Quận/huyện

cat-img
scroll-top