Quỹ khẩn cấp là gì? 5 nguyên tắc xây dựng quỹ khẩn cấp

02/11/2024

Quỹ khẩn cấp là gì và vì sao bạn nên chuẩn bị nó ngay từ bây giờ? Được biết đến là một khoản tiết kiệm đặc biệt, đóng vai trò như một “phòng tuyến” tài chính, giúp bạn vững vàng trước những biến cố không mong đợi. Việc sở hữu quỹ khẩn cấp sẽ giúp bạn tránh những khoản nợ không cần thiết mà còn mang lại sự an tâm và tự tin về tài chính trong tương lai.

1. Quỹ khẩn cấp là gì?

Quỹ khẩn cấp là một khoản tiền dự trữ được sử dụng để trang trải các chi phí phát sinh đột ngột hoặc tình huống tài chính bất ngờ. Đây là nền tảng tài chính cá nhân vững chắc giúp bảo vệ bạn trước những khó khăn không lường trước, chẳng hạn như mất việc, ốm đau hoặc các chi phí lớn phát sinh ngoài kế hoạch. Việc xây dựng quỹ này giúp giảm căng thẳng tài chính và tránh việc phải vay mượn hoặc rơi vào tình trạng nợ nần.

Quỹ khẩn cấp là gì?

Quỹ khẩn cấp là một khoản tiền dự trữ được sử dụng để trang trải các chi phí phát sinh đột ngột

2. Tại sao quỹ khẩn cấp quan trọng đối với mỗi cá nhân?

Quỹ khẩn cấp là một phần thiết yếu trong việc quản lý tài chính cá nhân, được giá như là “lớp bảo vệ” trước những rủi ro không lường trước. Dưới đây là những lý do quan trọng khiến việc xây dựng quỹ khẩn cấp là điều không thể thiếu:

  • Bảo vệ tài chính trước các rủi ro bất ngờ: Cuộc sống có thể mang lại những rủi ro bất ngờ như thất nghiệp, chi phí y tế hoặc sửa chữa nhà cửa. Và quỹ khẩn cấp sẽ giúp bạn duy trì sự ổn định mà không phải vay mượn hoặc cắt giảm chi tiêu quan trọng.

  • Tránh tình trạng mắc nợ: Khi gặp sự cố bất ngờ mà không có nguồn tài chính dự phòng, việc vay mượn có thể dẫn đến nợ nần. Quỹ khẩn cấp giúp bạn tránh được áp lực nợ và lãi suất cao.

  • Đảm bảo sự an tâm về tài chính: Có quỹ khẩn cấp giúp bạn cảm thấy yên tâm hơn khi biết rằng mình đã chuẩn bị cho các rủi ro bất ngờ, giảm bớt lo lắng về tương lai.

  • Hỗ trợ duy trì lối sống ổn định: Quỹ khẩn cấp giúp bạn duy trì cuộc sống bình thường, ngay cả khi thu nhập bị ảnh hưởng. Quỹ này vẫn chi trả cho các nhu cầu thiết yếu mà không cần cắt giảm chi tiêu quan trọng.

  • Hạn chế sự phụ thuộc vào gia đình và bạn bè: Việc có quỹ khẩn cấp giúp bạn tự chủ về tài chính, tránh phải nhờ cậy đến sự hỗ trợ từ người khác và giữ vững sự độc lập.

Quỹ khẩn cấp là gì?

Tầm quan trọng của quỹ khẩn cấp đối với mọi người

3. 5 nguyên tắc xây dựng quỹ khẩn cấp không thể bỏ qua

Để tạo dựng một quỹ khẩn cấp vững mạnh, bạn cần một kế hoạch cụ thể và cam kết thực hiện. Dưới đây là các bước cần thiết để hình thành quỹ khẩn cấp:

  • Xác định số tiền cần thiết: Quỹ khẩn cấp nên đủ để chi trả cho các chi phí sinh hoạt trong khoảng từ 3 đến 6 tháng. Bạn cần xác định rõ các khoản chi thiết yếu hàng tháng chẳng hạn như tiền thuê nhà, hóa đơn điện nước, tiền ăn uống và chi phí đi lại để có cơ sở tính toán chính xác.

  • Thiết lập mục tiêu cụ thể: Hãy xác định số tiền cụ thể bạn muốn dành dụm trong quỹ khẩn cấp. Ví dụ, nếu bạn cần 50 triệu đồng để đủ chi trả trong 6 tháng, hãy chia nhỏ mục tiêu và tiết kiệm hàng tháng.

  • Tạo tài khoản tiết kiệm riêng biệt: Để quỹ khẩn cấp của bạn không bị lẫn với các khoản chi tiêu khác, hãy mở một tài khoản tiết kiệm riêng chỉ dành cho mục đích này.

  • Tiết kiệm định kỳ: Mỗi tháng, hãy cố gắng tiết kiệm một phần thu nhập để dần dần xây dựng quỹ khẩn cấp. Bằng cách áp dụng nguyên tắc 50-30-20 trong quản lý tài chính cá nhân. Theo nguyên tắc này, bạn sẽ phân bổ thu nhập thành ba phần: 50% cho nhu cầu thiết yếu, 30% cho nhu cầu cá nhân và 20% cho tiết kiệm và đầu tư. Phần tiết kiệm này sẽ được ưu tiên cho việc xây dựng quỹ khẩn cấp, giúp bạn tạo ra một nền tảng tài chính vững chắc hơn.

  • Kiểm soát chi tiêu và duy trì kỷ luật: Để đảm bảo bạn có thể đóng góp vào quỹ khẩn cấp đều đặn, hãy kiểm soát chi tiêu hàng ngày. Tránh các khoản chi không cần thiết và tìm cách tối ưu hóa ngân sách để tăng khả năng tiết kiệm.

Quỹ khẩn cấp là gì?

Cách xây dựng quỹ khẩn cấp hiệu quả

4. Quỹ khẩn cấp nên được sử dụng khi nào?

Quỹ khẩn cấp chỉ nên được sử dụng trong những tình huống thực sự khẩn cấp, khi không còn bất kỳ nguồn thu nhập nào khác hoặc bạn cần phải đối phó với chi phí bất ngờ. Chúng áp dụng cho các trường hợp sau đây:

  • Mất việc: Nếu bạn bị mất việc và không có nguồn thu nhập nào khác, quỹ khẩn cấp sẽ giúp bạn duy trì cuộc sống hàng ngày cho đến khi tìm được công việc mới.

  • Chi phí y tế bất ngờ: Các hóa đơn y tế không mong muốn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài chính, đặc biệt là trong những tình huống bệnh tật hoặc tai nạn.

  • Sửa chữa nhà cửa hoặc xe cộ: Các sự cố như hỏng xe hoặc nhà cửa cần sửa chữa khẩn cấp sẽ được giải quyết mà không làm ảnh hưởng quá nhiều đến ngân sách hàng tháng của bạn.

Quỹ khẩn cấp là gì?

Quỹ khẩn cấp chỉ nên được sử dụng trong những tình huống thực sự khẩn cấp

5. Những sai lầm phổ biến khi tích lũy quỹ khẩn cấp

Việc xây dựng quỹ khẩn cấp đòi hỏi sự kiên nhẫn và kỷ luật tài chính, nhưng cũng dễ mắc phải một số sai lầm dưới đây:

  • Không có mục tiêu rõ ràng: Nếu không xác định được số tiền cụ thể cần dành dụm, bạn có thể không đạt được mục tiêu mong muốn.

  • Tiết kiệm quá ít hoặc quá nhiều: Một quỹ khẩn cấp quá nhỏ sẽ không đủ để bảo vệ bạn trong những tình huống khó khăn, trong khi một quỹ quá lớn có thể lãng phí tiềm năng đầu tư khác.

  • Dùng quỹ cho những chi tiêu không khẩn cấp: Quỹ khẩn cấp chỉ nên được sử dụng cho những tình huống thật sự cần thiết, không phải cho các chi tiêu hàng ngày hoặc các khoản mua sắm không cần thiết.

Quỹ khẩn cấp là gì?

Đa dạng hóa khoản tiết kiệm trong quỹ khẩn cấp

6. Hướng dẫn cách bảo vệ quỹ khẩn cấp hiệu quả

Sau khi xây dựng quỹ khẩn cấp, việc duy trì và bảo vệ quỹ cũng rất quan trọng. Dưới đây là một số cách giúp bạn bảo vệ quỹ khẩn cấp khỏi tác động của lạm phát:

  • Đa dạng hóa khoản tiết kiệm: Thay vì chỉ giữ tiền mặt, bạn nên xem xét việc đầu tư một phần quỹ khẩn cấp vào các công cụ tài chính ổn định như trái phiếu hoặc quỹ tiết kiệm có lãi suất cao. Điều này sẽ giúp bảo vệ giá trị quỹ mà còn tăng trưởng vốn theo thời gian.

  • Kiểm tra định kỳ: Bạn nên thường xuyên xem xét giá trị của quỹ khẩn cấp để chắc chắn rằng nó vẫn đủ lớn để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hiện tại. Việc này giúp bạn nhận biết sớm nếu quỹ đang bị ảnh hưởng bởi lạm phát.

  • Điều chỉnh khi cần thiết: Khi có sự thay đổi về thu nhập hoặc nếu chi phí sinh hoạt của bạn gia tăng, hãy cân nhắc điều chỉnh số tiền cần tích lũy trong quỹ khẩn cấp. Sự linh hoạt trong việc thay đổi quỹ sẽ giúp bạn luôn có đủ tài chính để ứng phó với các tình huống khẩn cấp.

Vay cầm cố tài sản tại F88 để đầu tư

Một lựa chọn khác trong việc vay vốn là cầm cố tài sản, như xe máy hoặc ô tô. Đây là hình thức vay có kiểm soát rủi ro tốt hơn cho các bên cho vay vì sẽ có tài sản đảm bảo trong trường hợp người vay không thể thanh toán. Với các dịch vụ như F88, bạn có thể vay từ 10 đến 50 triệu cho xe máy và 100 đến 500 triệu cho ô tô.

lương 6 triệu vay được bao nhiêu tiền?

Hạn mức vay cầm cố phụ thuộc vào giá trị tài sản mà bạn đem cầm cố. Đặc biệt, điều này có thể trở thành lựa chọn tốt cho những ai cần vay một khoản lớn hoặc có nhu cầu tài chính ngay lập tức.

Dẫu vậy, người vay cũng cần phải tính toán kỹ lưỡng với khả năng trả lãi suất cho vay. Ngoài ra, F88 cũng cho ra mắt gói vay theo bảng lương mà bạn có thể tham khảo thêm.

Giới Thiệu Gói Vay Trả Góp Tại F88

Hình Thức

Vay thế chấp đăng ký xe máy / đăng ký ô tô

Hạn Mức

Từ 3 triệu – 2 tỷ VND

Lãi Suất

32% – 55%/năm (bao gồm lãi suất và chi phí vay)

Kỳ Hạn

Từ 6 – 24 tháng

Thủ Tục

Đăng ký xe máy / đăng ký ô tô chính chủ

Độ Tuổi

Không yêu cầu

Chứng Minh Thu Nhập

Không chính minh thu nhập

Kết luận:

Hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ hiểu rõ hơn về quỹ khẩn cấp là gì và tầm quan trọng của việc sở hữu quỹ khẩn cấp trong quản lý tài chính cá nhân. Đây không chỉ là khoản dự phòng tài chính mà nó còn là “lá chắn” bảo vệ bạn trước những rủi ro bất ngờ trong cuộc sống. Xây dựng và duy trì một quỹ khẩn cấp vững chắc sẽ giúp bạn tránh được nợ nần, duy trì lối sống ổn định và giúp bạn yên tâm về tương lai tài chính của mình. Hãy bắt đầu chuẩn bị quỹ khẩn cấp ngay hôm nay để bảo vệ bản thân khỏi những biến động bất ngờ.

Xem thêm

Tìm phòng giao dịch gần nhất

Tỉnh/thành

Quận/huyện

cat-img
icon-action
zalomessenger
scroll-top