Lãi Suất Vay Thế Chấp Các Ngân Hàng Cập Nhật Mới Nhất

11/03/2024

Bạn cần tiền gấp: F88 cho vay đa dạng hạn mức, lãi suất ưu đãi từ 1,6%, không giữ tài sản

Ước tính khoản vay

Vừa có tiền vừa có xe đi. Duyệt vay nhanh chóng trong 15 phút.

Bạn muốn vay:
20.000.000 đ
icon xe may Vay bằng xe máy
icon ô tô Vay bằng ô tô
5 triệu 300 triệu
Thời gian vay:
3 tháng
9 tháng
12 tháng
18 tháng
zoom-icon bang minh hoa chi phi vay
*Vui lòng check đồng ý!

Hiện nay, hầu hết các ngân hàng tại Việt Nam đều triển khai cả hai hình thức vay là vay thế chấp và vay tín chấp. Tuy nhiên, hình thức vay thế chấp được ưu tiên hơn đôi chút, đặc biệt là vấn đề lãi suất. Vậy lãi suất vay thế chấp hiện nay là bao nhiêu và được tính như thế nào?

Vay thế chấp là gì?

Vay thế chấp là hình thức vay mà khách hàng cần phải có tài sản đảm bảo. Tài sản đó phải hợp pháp, thuộc quyền sở hữu của khách hàng. Khi muốn vay tiền theo hình thức thế chấp, khách hàng cần giao sổ đỏ hoặc đăng ký/cà vẹt xe cho ngân hàng. Ngân hàng sẽ cất giữ sổ đỏ hay đăng ký xe trong khi khách hàng vẫn được phép sinh sống trên mảnh đất hay sử dụng chiếc xe đã được thế chấp cho ngân hàng.

Lãi suất vay thế chấp
Lãi suất vay thế chấp

Thế chấp tài sản mua mới và thế chấp tài sản có sẵn là gì?

Hình thức thế chấp tài sản mua mới thường được áp dụng cho các gói vay mua nhà, mua xe.

  • Khi mua nhà hay xe, khách hàng cần thanh toán trước cho người bán một khoản tiền tương đương từ 25 - 30% giá trị món hàng. Số còn lại, ngân hàng sẽ thanh toán trực tiếp cho người bán. Cũng có trường hợp ngân hàng chấp nhận thanh toán trước 70 - 75% giá trị món hàng trước và khách hàng thanh toán nốt số còn lại sau nhưng rất hiếm và chỉ áp dụng với các gói vay mua bất động sản.
  • Sau khi thanh toán xong, ngân hàng sẽ chủ động giữ lại giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng tài sản trong suốt thời gian trả nợ còn khách hàng thì giữ lại tài sản để sử dụng theo ý mình.
  • Khi tất toán xong, ngân hàng sẽ bàn giao lại các giấy tờ trên cho khách hàng, thậm chí có ngân hàng sẽ gửi kèm giấy xác nhận đã hoàn tất khoản vay liên quan đến tài sản thế chấp.

Hình thức thế chấp tài sản có sẵn thường được áp dụng cho các gói vay sửa chữa nhà hoặc vay vốn sản xuất kinh doanh.

  • Theo đó, khách hàng sẽ mang giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng tài sản gửi cho ngân hàng để đổi lấy khoản vay. Trong suốt thời gian trả nợ, ngân hàng sẽ giữ lại giấy chứng nhận trên còn khách hàng thì giữ lại tài sản để sử dụng.
  • Tương tự như cách thức vay thế chấp tài sản mua mới, sau khi tất toán xong, ngân hàng cũng sẽ trả lại các giấy tờ trên và thậm chí gửi kèm giấy xác nhận đã hoàn tất khoản vay liên quan đến tài sản thế chấp.

Ưu điểm của hình thức vay thế chấp?

Để hiểu rõ ưu điểm của hình thức vay thế chấp, cần so sánh nó với hình thức vay tín chấp. 

  • Đầu tiên, các khoản vay tín chấp thường dựa trên mức lương bình quân của người đi vay và giá trị khoản vay thường tương đương với 10-15 tháng lương, thậm chí có ngân hàng duyệt khoản vay lên đến 20 lần thu nhập hàng tháng.
      • Trong khi đó, các khoản vay thế chấp thì dựa trên giá trị tài sản thế chấp và giá trị khoản vay có thể tương đương 70% - 80% giá trị tài sản.
      • Tài sản thế chấp càng có giá trị, như bất động sản, thì giá trị khoản vay càng lớn.
      • Nhìn chung, giá trị các khoản vay thế chấp thường lớn hơn, thậm chí lớn hơn nhiều lần, các khoản vay tín chấp.
  • Thứ hai là thời gian vay. Các khoản vay tín chấp có thời gian vay lâu nhất cũng chỉ 60 tháng, tức 5 năm, trong khi thời gian của các khoản vay thế chấp lâu hơn nhiều, có những gói vay lên đến 10 năm, thậm chí là 15 năm.
  • Thứ ba là lãi suất. Lãi suất các khoản vay thế chấp thường thấp hơn so với các khoản vay tín chấp bởi từ góc độ quản trị ngân hàng, các gói vay thế chấp tài sản ít rủi ro hơn các gói vay tín chấp.

>> Xem thêm: Giới thiệu hình thức vay tiền theo bảng lương

Cách tính lãi suất vay thế chấp?

Hiện tại, hầu hết các ngân hàng thương mại tại Việt Nam đều áp dụng một công thức tính lãi suất thế chấp chung. Đó là:

Lãi suất vay thế chấp = Lãi suất tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 24 tháng + biên độ lãi suất

Trong đó,

  • Lãi suất gửi tiết kiệm có kỳ hạn 24 tháng là lãi suất cố định mà ngân hàng cho vay đã công bố.
  • Biên độ lãi suất là mức chênh lệch.
  • Thường thì mức lãi suất gửi tiết kiệm có kỳ hạn 24 tháng thì cố định nhưng biên độ lãi suất có thể giao động trong khoảng từ 3% - 4%, tùy từng gói vay và thời gian vay.

Để dễ hiểu hơn, lấy ví dụ là lãi suất gửi tiết kiệm có kỳ hạn 24 tháng của ngân hàng A là 5%/năm, biên độ lãi suất là 4%/năm. Như vậy, lãi suất khoản vay thế chấp tại ngân hàng này trung bình sẽ rơi vào khoảng 9%/năm. Tuy nhiên, vì ngân hàng có quyền tùy chỉnh biên độ lãi suất nên từng gói vay cụ thể sẽ có mức lãi suất khác nhau nhưng về cơ bản, sự chênh lệch lãi suất giữa các gói vay thế chấp tài sản với nhau thường không cao, giao động ở khoảng 0,5% đến tối đa là 2%.

Lãi suất cho vay thế chấp của các ngân hàng tại Việt Nam?

Hiện tại, trừ Ngân hàng Chính sách xã hội thì các ngân hàng còn lại của Việt Nam có thể chia ra hai loại hình chính dựa trên đơn vị sở hữu vốn.

  • Một là 4 ngân hàng 100% vốn nhà nước, gồm Agribank, CB, Ocean bank và GP bank.
  • Hai là hơn 30 ngân hàng còn lại, là các ngân hàng thương mại cổ phần có vốn nhà nước hoặc 100% vốn tư nhân.

Ngoài ra cũng còn một số loại hình ngân hàng khác như ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng quốc tế tại Việt Nam… Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ chỉ đề cập đến lãi suất của một vài ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mại cổ phần tiêu biểu tại Việt Nam.

Xem thêm: Nợ xấu có vay thế chấp được không?

Lãi suất vay thế chấp (tham khảo, năm 2023) của các ngân hàng 100% vốn nhà nước:

Ngân hàng

Lãi suất thế chấp

Biên độ lãi suất ưu đãi

Agribank 

6% - 9 %

Lãi suất tiết kiệm 24 tháng + Biên độ 3,5%

CB

6,8% - 7,8%

Lãi suất tiết kiệm 24 tháng + Biên độ 4%

Oceanbank

5,99% - 7,5%

Lãi suất tiết kiệm 36 tháng + Biên độ 3,5%

GPbank

6% - 8%

Lãi suất tiết kiệm 36 tháng + Biên độ 3,5%

 
Lãi suất vay thế chấp
Lãi suất vay thế chấp

Lãi suất vay thế chấp (tham khảo, năm 2023) của một số ngân hàng thương mại cổ phần:

Ngân hàng

Lãi suất thế chấp

Biên độ lãi suất ưu đãi

VietcomBank

9% - 10,2%/năm 

Lãi suất tiết kiệm 24 tháng + Biên độ 3,5%

BIDV

7,5%/năm

Lãi suất tiết kiệm 24 tháng + Biên độ 4%

VietinBank

7,7% - 8,62%/năm

Lãi suất tiết kiệm 36 tháng + Biên độ 3,5%

TechcomBank

5,99 - 10,99%/năm

Lãi suất cơ sở + Biên độ (3% - 4%)

EximBank

11%/năm

Lãi suất tiết kiệm 24 tháng + Biên độ 3,5% 

TPBank

7,9%/năm

Lãi suất tiết kiệm 24 tháng + Biên độ 3,5%

SacomBank

13%/năm

Lãi suất tiết kiệm 13 tháng + Biên độ 5,5%

ACB

9,5%/năm 

Lãi suất tiết kiệm 13 tháng + Biên độ 3,9%

 

Khách hàng cần làm gì nếu không thể vay thế chấp?

Khách hàng không thể vay thế chấp khi không có tài sản đảm bảo hoặc tài sản đảm bảo không đạt chất lượng mà ngân hàng yêu cầu hay không thể thanh toán một phần tiền để mua tài sản. 

Trong trường hợp đó, khách hàng có thể yêu cầu các khoản vay tín chấp nếu đạt đủ các yêu cầu về thu nhập ổn định và không có nợ xấu. 

Lãi suất vay thế chấp
Lãi suất vay thế chấp

 

Tuy nhiên, nếu không thể đáp ứng các yêu cầu để vay tín chấp và tài sản đảm bảo không đạt chất lượng như ngân hàng yêu cầu, khách hàng có thể tìm kiếm hình thức vay khác là vay cầm cố tài sản hay còn gọi là cầm đồ. Hình thức vay cầm cố tài sản không yêu cầu chất lượng tài sản cao như yêu cầu của ngân hàng, chỉ cần xe máy đã qua sử dụng và vẫn còn lưu thông được là đã có thể vay cầm cố tài sản. Có rất nhiều cửa hàng cầm đồ sẵn sàng phục vụ nhu cầu vay tài sản.

Tuy nhiên, khách hàng cần cẩn trọng lựa chọn các cửa hàng uy tín, chuyên nghiệp như F88 để đặt vấn đề vay, tránh việc tùy tiện cầm đồ tại các cửa hàng không có uy tín, dễ rơi vào tình trạng “tiền mất, tật mang”.

Xem thêm

Tìm phòng giao dịch gần nhất

Tỉnh/thành

Quận/huyện

cat-img
icon-action
zalomessenger
scroll-top