Entrepreneurship Là Gì? Khác Biệt Với Startup Như Thế Nào?

30/10/2023

Bạn cần tiền gấp: F88 cho vay tới 30 triệu, lãi suất ưu đãi từ 1,1%, không giữ tài sản

NHẬP THÔNG TIN ĐĂNG KÝ VAY:

Vừa có tiền vừa có xe đi. Duyệt vay nhanh chóng trong 15 phút.

Ngày nay, khái niệm Startup, tạm dịch là Khởi nghiệp, đã trở nên quen thuộc với rất nhiều người. Tuy nhiên, cũng là Khởi nghiệp nhưng có một hình thức khác là Entrepreneurship. Vậy hình thức Khởi nghiệp Entrepreneurship là gì và nó khác Khởi nghiệp Startup như thế nào?

Entrepreneurship là gì?
Entrepreneurship là gì?

Entrepreneurship là gì?

Thực ra, việc dịch nghĩa từ Entrepreneurship ra tiếng Việt một cách chính xác là rất khó. Tuy nhiên, nhiều người đã thống nhất rằng nên hiểu nghĩa từ Entrepreneurship là “tinh thần làm chủ” hay “tinh thần khởi nghiệp”, tức là mong muốn tự mình làm chủ một công việc, một dự án nào đó. 

Thuật ngữ Entrepreneurship không phải mới xuất hiện mà trên thực tế, nó đã ra đời từ thế kỷ 17 và được dùng thường xuyên cho đến ngày nay. Tất nhiên, trải qua hơn ba trăm năm, các lớp nghĩa phái sinh của thuật ngữ đã được bổ sung khiến nó không chỉ đơn thuần là mong muốn khởi nghiệp mà còn mang nhiều lớp nghĩa khác nhau.

Entrepreneurship là gì?
Entrepreneurship là gì?

Ngày nay, hiểu một cách sâu sắc hơn thì Entrepreneurship - Tinh thần khởi nghiệp - là khả năng và sự sẵn sàng để phát triển, tổ chức và quản lý một doanh nghiệp kinh doanh, đồng thời sẵn lòng chấp nhận và vượt qua các thử thách, rủi ro để tạo ra lợi nhuận. Ví dụ điển hình về tinh thần kinh doanh là việc khởi đầu các doanh nghiệp mới.

Theo giáo sư Howard Stevenson của Trường Harvard Business: "Tinh thần khởi nghiệp là cam kết theo đuổi các cơ hội mới và vượt qua những hạn chế về tài nguyên."

Entrepreneur và Startup khác nhau như thế nào?

Bảng minh hoạ dưới đây sẽ chỉ ra một số điểm khác nhau căn bản giữa Entrepreneurship và Startup.

Entrepreneurship là gì?
Entrepreneurship là gì?

Bình thường, Entrepreneurs và Startups thường bị nhầm lẫn, coi như hai khái niệm tương đồng. Nhưng nếu xem xét một cách cẩn thận, Entrepreneurs thường có nội hàm rộng hơn so với Startups. Có thể một người Startup cũng là một Entrepreneurs, nhưng ngược lại thì không. Entrepreneurs đôi khi còn bao gồm các doanh nghiệp nhỏ hơn cả Startup, những doanh nghiệp mà chúng ta gọi là siêu nhỏ hay các cơ sở kinh doanh quy mô hộ gia đình.

Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT, ông Trương Gia Bình, đã từng giải thích sự khác biệt giữa hai thuật ngữ này như sau: "Một bên là việc khởi nghiệp với sự đổi mới và sáng tạo, một bên hiểu là việc xây dựng sự nghiệp kinh doanh. Việc xây dựng sự nghiệp thành công sẽ có thể dẫn đến việc tạo ra các tập đoàn lớn. Còn khi nói về Startup, chúng ta phải nhắc đến dấu ấn công nghệ và những điều thế giới chưa từng trải qua."

🔸 Những người khởi nghiệp với tinh thần làm chủ - Entrepreneurs - thường bắt đầu với các mô hình kinh doanh ít đột phá, thậm chí là cũ kỹ và tỷ lệ rủi ro thấp hơn, nhưng thay vào đó là khả năng tạo ra lợi nhuận ngay lập tức.

  • Nhưng một nhược điểm của khởi nghiệp theo kiểu này là các doanh nghiệp Entrepreneurs ít có khả năng mở rộng và phát triển đỉnh cao trong một thời gian ngắn.
  • Dù vậy, việc làm ăn hiệu quả trong một thời gian dài, có khi là vài chục, thậm chí là vài trăm năm, vẫn có thể giúp tạo ra những công ty lớn.

🔸 Còn các Startups thường khởi sự từ các ý tưởng độc đáo hoặc để giải quyết các vấn đề xã hội hiện đang tồn tại.

  • Những ý tưởng của Startups thường mang tính đột phá và áp dụng các công nghệ mới.
  • Trong giai đoạn đầu, những người khởi nghiệp theo hướng Startup thường tốn rất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức.
  • Tỷ lệ rủi ro và thất bại rất cao và trên thực tế, hầu hết các Startup thất bại trước khi hoàn thiện sản phẩm hoặc dự án. Tuy nhiên, nếu thành công, khả năng phát triển của các Startup rất lớn. 

🔸 Để chứng minh sự khác biệt của hai loại hình khởi nghiệp Entrepreneurs và Startups, ta có thể xem xét sự thành công của hai điển hình trong lĩnh vực bán lẻ.

  • Đầu tiên là Amazon, họ vốn là một trong những Startup về thương mại điện tử dù trên thực tế, từ ngày khởi nghiệp cho đến nay, họ không sở hữu các hệ thống siêu thị truyền thống nào nhưng đây vẫn là nhà bán lẻ lớn nhất thế giới hiện nay.
  • Thương mại điện tử chính là bước đột phá của họ.
  • Với loại hình Entrepreneurs, có thể kể đến tất cả những người mở cửa hàng kinh doanh, cửa hàng tạp hóa, hoặc thậm chí là buôn bán tại chợ.
  • Họ hoàn toàn đi lên từ khả năng của mình, vận hành và quản lý việc kinh doanh của họ theo cách làm cũ, chẳng cần đột phá gì nhiều miễn là tạo được uy tín thông qua việc bán lẻ nhiều loại hàng hóa khác nhau, chất lượng hàng hóa đảm bảo và giá cả cạnh tranh.

Một vài loại hình Entrepreneurship phổ biến tại Việt Nam

Kinh doanh quy mô nhỏ

Khởi nghiệp kinh doanh quy mô nhỏ không đòi hỏi vốn lớn như nhiều mô hình khác nên rủi ro tổn thất vốn là hơn. Với mô hình này, không cần phải mở rộng ra nhiều chi nhánh. Cửa hàng tạp hóa hoặc nhà hàng, thậm chí là quán ăn nhỏ cũng nhỏ đều là Entrepreneurship.

Thường thì số vốn ban đầu là tiền tự tích góp hoặc vay mượn từ bạn bè và gia đình thay vì tìm kiếm nguồn vốn từ bên ngoài. Trong trường hợp không có đủ vốn để duy trì hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp quy mô nhỏ này có thể nghĩ đến việc vay tiền từ ngân hàng.

Khởi nghiệp với các công ty có tiềm năng phát triển

Đây là các doanh nghiệp khởi nghiệp từ những ý tưởng độc đáo, với tầm nhìn và khả năng thay đổi toàn bộ ngành nghề mà họ hoạt động. Những doanh nghiệp này có các sản phẩm và dịch vụ độc đáo và có tiềm năng phát triển, mở rộng quy mô theo thời gian. Các doanh nghiệp này thường do các nhà đầu tư có vốn lớn sáng lập để phát triển ý tưởng và tiếp cận nhiều thị trường khác nhau. Chuỗi cửa hàng cầm đồ F88 cũng từng khởi nghiệp theo cách này.

Khởi nghiệp trong một tập đoàn lớn

Các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với sự thay đổi và phải điều chỉnh sản phẩm của chính mình để thích nghi với sự thay đổi của công nghệ, của thị trường và nhu cầu của khách hàng. Điều này đã được nhận diện một cách rõ ràng trong nhiều thập kỷ gần đây. Đa phần các tập đoàn lớn phải thay đổi và đưa ra các sản phẩm phụ để bảo vệ sản phẩm chính.

Sự thay đổi liên tục do sức ép từ sự phát triển của công nghệ và nhu cầu của khách hàng đã buộc các doanh nghiệp phải đưa ra các sản phẩm mới. Những sản phẩm này có thể được phát triển bởi một phần của doanh nghiệp hoặc được mua từ các doanh nghiệp khác. Những người khởi nghiệp theo cách này thường được tuyển dụng hoặc là thành viên của công ty để phát triển các mảng kinh doanh và bộ phận mới.

Việc bộ phận nghiên cứu sản phẩm của Tập đoàn TH liên tục cho ra đời các sản phẩm sữa chất lượng cao và cả các loại đồ uống tinh khiết, thuần tự nhiên, có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng cũng là một ví dụ cho hình thức khởi nghiệp này.

Khởi nghiệp hướng xã hội

Mục tiêu của khởi nghiệp hướng xã hội là tạo ra lợi ích cho cộng đồng. Các sản phẩm và dịch vụ của những người khởi nghiệp theo hướng này thường tập trung vào việc giải quyết các vấn đề xã hội. Trong mô hình này, lợi nhuận không hẳn là yếu tố quan trọng nhất, thậm chí có thể là tổ chức phi lợi nhuận. Các cơ sở sản xuất và kinh doanh các sản phẩm tái chế có lợi cho môi trường chính là ví dụ cho hình thức khởi nghiệp này.

Những kỹ năng cần thiết để khởi nghiệp thành công

Xây dựng kế hoạch phát triển

Kỹ năng xây dựng kế hoạch là điều tối cần thiết với Entrepreneur, đảm bảo sự thành công trong tương lai. Kế hoạch phải được xây dựng một cách cụ thể, chi tiết, cẩn thận và định hướng dài lâu. Trong đó, quan trọng nhất là phải xác định loại hình sản phẩm kinh doanh, nguồn cung cấp sản phẩm đầu vào, đối tượng khách hàng, mô hình kinh doanh và lộ trình phát triển. Tất nhiên, cân đối nguồn vốn cũng yêu cầu hết sức quan trọng

Entrepreneurship là gì?
Entrepreneurship là gì?

Nghiên cứu thị trường

Để đưa ra quyết định đúng khi lựa chọn sản phẩm kinh doanh, việc nghiên cứu thị trường là bước cần thiết cho Entrepreneurship. Rất nhiều người mắc sai lầm ở bước này, thường chỉ bán những sản phẩm mà họ quan tâm mà không hiểu rõ về nhu cầu của khách hàng.

Cần bỏ nhiều thời gian và công sức vào việc nghiên cứu, khảo sát thị trường và thói quen sử dụng sản phẩm để hiểu rõ về thị hiếu của khách hàng bởi sản phẩm có thể tốt nhưng nếu không đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của khách hàng thì rất khó để thành công.

Kỹ năng giao tiếp

Giao tiếp trong kinh doanh là yếu tố cực kỳ quan trọng để vươn tới thành công. Không chỉ giúp cho Entrepreneurship vận hành một cách trơn tru mà còn tạo thiện cảm thông qua trao đổi thông tin, lấy ý kiến với khách hàng hay thuyết phục đối tác, nhà đầu tư thực hiện những việc có lợi cho doanh nghiệp mình. Nói chung, kỹ năng giao tiếp là yếu tố không thể thiếu đối với người lãnh đạo trong mọi lĩnh vực.

Kỹ năng lắng nghe

Ngoài kỹ năng giao tiếp, lắng nghe cũng là kỹ năng quan trọng. Hai kỹ năng này thường cùng với nhau, bổ sung lẫn cho nhau, giúp tạo nên những cuộc trò chuyện hiệu quả. Kỹ năng lắng nghe giúp cho Entrepreneur hiểu rõ những gì khách hàng muốn truyền đạt, đồng thời cũng giúp hiểu sâu hơn về nhu cầu của họ đối với sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Từ đó, chủ doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định về việc điều chỉnh, phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ sao cho phù hợp nhất với thị trường và khách hàng.

Tư duy logic và sáng tạo

Đối với bất kỳ mô hình khởi nghiệp nào, tư duy logic và sáng tạo của chủ doanh nghiệp vẫn luôn là yếu tố quyết định. Với vai trò Entrepreneurship, việc nắm bắt được xu hướng thị trường, liên tục sáng tạo và cải tiến sản phẩm là điều cần thiết.

Những tầm nhìn và quyết định đúng đắn giúp doanh nghiệp phát triển luôn xuất phát từ tư duy logic và sáng tạo. Tuy nhiên, để đưa ra các quyết định hiệu quả nhất, kỹ năng tư duy logic cần phải độc lập với cảm tính.

Xem thêm

Tìm phòng giao dịch gần nhất

Tỉnh/thành

Quận/huyện

cat-img
icon-action
zalomessenger
scroll-top