CRS Là Gì? Viết Tắt Của Từ Gì? Lợi Ích Cho Khách Hàng Và Doanh Nghiệp?

09/09/2023

F88 giải ngân ngay 30 triệu trong 15 phút, không giữ tài sản, lãi suất 1.1%, điền đơn ngay!

NHẬP THÔNG TIN ĐĂNG KÝ VAY:

Vừa có tiền vừa có xe đi. Duyệt vay nhanh chóng trong 15 phút.

Việc đặt trước vé máy bay, khách sạn, nhà hàng cho mỗi chuyến đi đang trở nên dễ dàng hơn rất nhiều nhờ nền tảng công nghệ mới. Không chỉ giúp gia tăng trải nghiệm khách hàng, việc đặt chỗ trước còn mở ra cơ hội kinh doanh cho tất cả các doanh nghiệp du lịch, lữ hành.

Vậy việc đặt chỗ trước này được thực hiện trên được thực hiện và vận hành như thế nào?

Crs là gì
Crs là gì

Hệ thống CRS - nền tảng công nghệ đặt chỗ trước

CRS là cách viết tắt của cụm từ Computer Reservation System hoặc Central Reservation System, được hiểu là Hệ thống đặt chỗ trên máy tính hoặc Hệ thống đặt chỗ trung tâm. Đây là một thuật ngữ hết sức quen thuộc của ngành du lịch, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển đổi số. 

Ban đầu, thuật ngữ này được dùng để chỉ một hệ thống máy tính có chức năng ghi nhận việc bán vé máy bay cho khách hàng của các đại lý, phòng vé khác nhau nhằm giúp các hãng hàng không khai thác hiệu quả các chuyến bay. Lý do ban đầu thuật ngữ này chỉ được dùng trong ngành hàng không là bởi việc đầu tư xây dựng và vận hành một nền tảng công nghệ như thế, bao gồm cả hệ thống máy tính phần cứng, hệ thống mạng kết nối và hệ thống phần mềm vận hành, là hết sức tốn kém, chỉ có các hãng hàng không mới đủ điều kiện tài chính để thực hiện.

Sau này, cùng với sự phát triển bùng phát của công nghệ số, việc sử dụng các thiết bị đầu cuối hiện đại như máy vi tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh càng lúc càng trở nên phổ biến, cộng với chi phí đầu tư hạ tầng được hạ thấp đáng kể thì CRS đã được phát triển, được tích hợp với hệ thống phân phối toàn cầu (GDS), nhằm mục đích giúp người dùng có thể dễ dàng xem thông tin, đặt chỗ và thanh toán cho những dịch vụ mà khách hàng mong muốn có trong chuyến đi sắp tới. Càng lúc, CRS càng trở nên phổ biến, trở thành một công cụ đặc biệt hữu ích để phát triển du lịch và tác động mạnh mẽ tới cả hai đối tượng là khách hàng và doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

Lợi ích mà CRS đem lại cho khách hàng và doanh nghiệp

Với khách hàng

Đầu tiên đó là sự tiện lợi khi lựa chọn dịch vụ. Các thông tin về chuyến bay, khách sạn, nhà hàng hay các dịch vụ khác được phân chia một cách khoa học trên một nền tảng duy nhất giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn chuyến bay, khách sạn, nhà hàng hay thậm chí là phương tiện di chuyển. 

Tiếp đến là việc quản trị thông tin, quản trị thời gian của khách hàng. So sánh với việc trước đây, để có thể tổ chức một chuyến đi du lịch hay công tác, khách hàng cần phải đọc báo, gọi điện đến từng địa chỉ, đặt vé, đặt phòng, đặt dịch vụ rồi ghi chú lại trên giấy và dễ dàng quên đi các thông tin trên thì rõ ràng CRS với những tính năng như nhắc việc, định vị quãng đường, tổng hợp thông tin và đưa ra cảnh báo tối ưu… đã giúp tối đa hóa trải nghiệm vừa hiệu quả, vừa lý thú, thậm chí thay đổi hành vi khách hàng một cách triệt để.

Với doanh nghiệp

Đầu tiên là việc dễ dàng tiếp cận khách hàng tiềm năng trong khi chi phí quảng cáo lại được giảm thiểu rất nhiều. Ngoài ra, đây cũng là cơ hội phát triển thương hiệu một cách dễ dàng, trực tiếp tới người có nhu cầu. 

Thời gian làm việc của doanh nghiệp được kéo dài hơn đáng kể, thậm chí là 27/7 bởi khách hàng chỉ cần có kết nối internet là có thể đặt chỗ, đặt dịch vụ và tương tự, doanh nghiệp cũng chỉ cần có kết nối internet là đã có thể xác nhận đặt chỗ, đặt dịch vụ cho khách hàng, tức là giao dịch thành công. Điều này khiến doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, doanh thu chắc chắn cũng sẽ tăng cao hơn.

Hỗ trợ kiểm soát số lượng hàng tồn mà cụ thể ở đây là số phòng còn tồn ở mỗi khách sạn, số vé còn tồn ở mỗi chuyến bay, số bàn còn dư ở mỗi nhà hàng. Còn với các doanh nghiệp kinh doanh theo chuỗi hoặc đa kênh thì đây cũng là cơ hội để họ khai thác tối đa khách hàng, phân bổ khách hàng về những địa chỉ khác nhau, giới thiệu nhiều dịch vụ khác nhau theo hướng trọn gói.

Crs là gì
Crs là gì

CRS thích hợp với các doanh nghiệp du lịch, lữ hành nào?

Từ khía cạnh người dùng, tức là khách hàng, CRS rõ ràng thích hợp với mọi người, chỉ cần họ có thiết bị đầu cuối là máy vi tính, máy tính bảng hay điện thoại thông minh có kết nối internet và có cài đặt các ứng dụng CRS phù hợp là đã có thể sử dụng.

Tuy nhiên, với doanh nghiệp thì không hẳn. Các doanh nghiệp lớn sẽ phù hợp với hệ thống GDS (Global Distribution System - Hệ thống phân phối toàn cầu) hơn trong khi các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam, về cơ bản vẫn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ so với toàn cầu, thì thích hợp với hệ thống CRS hơn.

Các nhà cung cấp công nghệ CRS uy tín nhất hiện nay?

Một số hệ thống CRS phổ biến hiện nay gồm EDS của Hewlett Packard (HP), SabreSonic của Sabre hay Navitaire của Amadeus. Các công cụ này đều có tính năng tương đương nhau. Doanh nghiệp có thể cân nhắc để sử dụng một công cụ tương ứng phù hợp với tài chính và nhu cầu của mình. Còn với người dùng, họ chỉ biết đến các website, các ứng dụng đặt vé máy bay, phòng khách sạn, nhà hàng chứ không mấy khi quan tâm đến việc CRS là gì, hoạt động như thế nào. Đương nhiên, hệ thống CRS cũng không thu phí của khách hàng, nó chỉ thu phí từ các doanh nghiệp sử dụng công nghệ này.

Trong thời gian sắp tới, có thể các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tài chính như các ngân hàng, các công ty tài chính hay các chuỗi cửa hàng cầm đồ như F88 cũng sẽ tính toán đến việc ứng dụng CRS để hỗ trợ khách hàng của mình có thể kết nối, đặt lịch giao dịch tốt hơn. Tuy nhiên, để có thể hiện thực hóa việc này thì cần thời gian, sự đầu tư và cách thức ứng dụng sáng tạo, hiệu quả mà hiện tại, các tổ chức tài chính chưa thực sự sẵn sàng.

Xem thêm

Tìm phòng giao dịch gần nhất

Tỉnh/thành

Quận/huyện

cat-img
icon-action
zalomessenger
scroll-top