21/01/2024
Bạn cần tiền gấp: F88 cho vay đa dạng hạn mức, lãi suất ưu đãi từ 1,6%, không giữ tài sản
Vừa có tiền vừa có xe đi. Duyệt vay nhanh chóng trong 15 phút.
Nếu bạn đang cần vốn để duy trì hoạt động kinh doanh hoặc đơn giản là muốn vay tiền cho các mục đích vay tiền tiêu dùng ngắn hạn, thì hình thức cho vay từng lần là một phương thức tín dụng quan trọng mà nhiều ngân hàng thương mại áp dụng.
Vậy cho vay từng lần là gì? cụ thể như thế nào hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này.
Cho vay từng lần là phương pháp cho vay mà mỗi lần vay khách hàng và ngân hàng đều phải làm các thủ tục cần thiết (khách hàng lập hồ sơ vay vốn, ngân hàng xét duyệt cho vay) và kí hợp đồng tín dụng.
Nhu cầu vay = Nhu cầu vốn lưu động - Vốn chủ sở hữu và vốn huy động khác
Trong đó, việc xác định nhu cầu vốn lưu động sẽ dựa trên nhu cầu chi phí sản xuất kinh doanh ngắn hạn trực tiếp cần thiết cho việc thực hiện phương án bổ sung vốn lưu động.
- Thời hạn cho vay và kì hạn trả nợ gốc được xác định tùy thuộc đặc điểm chu kì sản xuất kinh doanh của khách hàng, nguồn thu trả nợ trong thời hạn cho vay.
- Trong mỗi hợp đồng tín dụng khách hàng có thể rút vốn vay làm nhiều lần tùy theo tiến độ và nhu cầu sử dụng vốn vay thực tế.
Khi rút vốn khách hàng phải lập bảng kê rút vốn theo mẫu của ngân hàng và được ngân hàng chấp nhận.
Ngân hàng có thể chấp nhận một phần hoặc toàn bộ số tiền được rút theo bảng kê rút vốn và số tiền ngân hàng duyệt rút vốn là khoản nợ chính thức của lần rút vốn đó.
- Việc trả nợ được thực hiện theo lịch trả nợ đã được thỏa thuận và xác định trong hợp đồng tín dụng.
Khi bất cứ một khoản nợ nào đến hạn theo hợp đồng tín dụng đã được kí kết, khách hàng phải chủ động trả nợ cho ngân hàng, nếu khách hàng không chủ động trả nợ thì ngân hàng có quyền trích tài khoản tiền gửi của khách hàng để thu nợ.
>> Xem thêm: Giới thiệu hình thức vay tiền theo bảng lương
Phương thức cho vay từng lần có các ưu điểm như:
Độ rủi ro thấp hơn so với vay theo hạn mức: Ngân hàng có thể giám sát chặt chẽ từng khoản vay và tính toán hiệu quả kinh tế từ của những khoản vay này.
Tăng sự chủ động cho cả ngân hàng và khách hàng trong hoạt động vay vốn.
Thời gian cho vay linh hoạt, phù hợp với từng dự án.
Tuy nhiên, hình thức cho vay này cũng tồn tại những hạn chế sau:
Tính linh động trong việc sử dụng vốn của doanh nghiệp không cao do phải lập hồ sơ vay từng lần và phụ thuộc nhiều vào quyết định của ngân hàng.
Thủ tục rườm rà, gây tốn kém thời gian.
Ngân hàng phải theo dõi nhiều khoản vay của cùng một đối tượng tại các thời điểm khác nhau để tính toán nợ gốc và lãi. Vì vậy, chi phí trong kinh doanh cao và lợi nhuận tìm kiếm trên một lần vốn đầu tư thấp.
Chỉ tiêu |
Phương thức cho vay từng lần |
Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng |
Đối tượng áp dụng. |
Khách hàng(KH) có nhu cầu vay vốn không thường xuyên, nguồn thu không ổn định. KH có nhu cầu vay từng lần. |
KH có nhu cầu vay vốn – trả nợ thường xuyên, có uy tín với NH. KH có đặc điểm sản xuất kinh doanh, luân chuyển vốn không phù hợp với cho vay từng lần. |
Đối tượng cho vay. |
Cho vay vốn lưu động nhằm bù đắp thiếu hụt tài chính tạm thời, cho vay bên thi công để hoàn thành các hạng mục công trình xây dựng, cho vay tiêu dùng… |
Cho vay theo toàn bộ nhu cầu vay trong kỳ của KH. |
Quy mô khoản vay |
Được xác định căn cứ vào nhu cầu vay vốn của KH, giá trị tài sản bảo đảm, khả năng trả nợ của KH, khả năng nguồn vốn của NH, giới hạn cho vay… và được ghi rõ trong hợp đồng. |
Được xác định dựa trên cơ sở dự tính về lượng vốn lớn nhất mà KH có thể cần trong suốt thời hạn duy trì hạn mức tín dụng. |
Cách xác định nhu cầu vay vốn |
Nhu cầu vay = Tổng chi phí cần thiết cho sản xuất kinh doanh trong kỳ – Vốn tự có – Vốn khác. |
Nhu cầu vay = Nhu cầu VLĐ trong kỳ – Vốn tự có – Vốn khác (nếu có). |
Thời hạn cho vay |
Là khoảng thời gian được tính từ khi KH bắt đầu nhận tiền vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vay đã được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng(NH) và KH. |
Thời hạn cho vay cụ thể trên từng giây nhận nợ đảm bảo không vượt quá thời gian duy trì hạn mức tín dụng (thời điểm hết hạn trả nợ của giấy nhận nợ có thể vượt quá thời điểm hết hiệu lực của thời hạn cho vay). |
Cấp vốn |
Kế hoạch rút vốn (một hoặc nhiều lần) được ghi rõ trong hợp đồng và có thể điều chỉnh nếu NH đồng ý. |
Kế hoạch rút vốn không được ghi trong hợp đồng, KH rút tiền vay theo nhu cầu thực tế trong phạm vi hạn mức tín dụng còn lại. |
Thu nợ |
Thực hiện theo lịch trả nợ đã được thỏa thuận trong hợp đồng và có thể điều chỉnh theo thực tế. |
Lịch trả nợ được thỏa thuận vào thời điểm rút tiền vay. |
Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế hiện nay tại Việt Nam, còn nhiều thách thức đối với doanh nghiệp, bao gồm vấn đề về nguồn cung ứng nguyên liệu sản xuất, năng lực quản lý, tài nguyên, và hệ thống pháp lý chưa hoàn thiện. Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất đang phải đối mặt với sự không ổn định... Do đó, đa số các doanh nghiệp không thể đáp ứng đủ các yêu cầu mà phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng đề xuất.
Vì vậy, hiện nay, các ngân hàng thương mại chủ yếu ưa thích sử dụng hình thức cho vay từng lần.
Xem thêm
MỤC LỤC
Tỉnh/thành
Quận/huyện