“Bùng nợ” và những hậu quả kinh hoàng - Bài 1: “Bùng nợ” có bị xử lý pháp luật không?

07/01/2024

Bạn cần tiền gấp: F88 cho vay đa dạng hạn mức, lãi suất ưu đãi từ 1,6%, không giữ tài sản

Ước tính khoản vay

Vừa có tiền vừa có xe đi. Duyệt vay nhanh chóng trong 15 phút.

Bạn muốn vay:
20.000.000 đ
icon xe may Vay bằng xe máy
icon ô tô Vay bằng ô tô
3 triệu 300 triệu
Thời gian vay:
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
18 tháng
zoom-icon bang minh hoa chi phi vay
*Vui lòng check đồng ý!

Gần đây, khi cơ quan công an tổ chức kiểm tra công tác thu hồi nợ của các công ty tài chính, tiệm cầm đồ trên toàn quốc thì nhiều người đã lợi dụng việc này để cố tình không thanh toán các khoản vay trước đó. Việc “bùng nợ” như thế có ảnh hưởng gì tới họ và những người thực sự khó khăn nên làm gì để không trở thành đối tượng “bùng nợ”?

Vay tiền qua app

Từ đầu năm 2023 đến nay, cơ quan công an đã tổ chức nhiều cuộc kiểm tra các công ty tài chính, cửa hàng cầm đồ lớn nhỏ trên toàn quốc để chấn chỉnh hoạt động thu hồi nợ, đặc biệt là của các tổ chức tín dụng đen. Bước đầu, việc làm này đã có tác dụng rõ rệt nhưng kèm theo đó, một làn sóng “bùng nợ” đã âm thầm lan ra khắp cả nước. Thậm chí, trên các trang mạng xã hội còn xuất hiện nhiều nhóm (group) dạy nhau cách “bùng nợ” của các công ty tài chính, các cửa hàng cầm đồ. 

Nguyên nhân dẫn tới việc “bùng nợ”

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia thì phong trào “bùng nợ” và hướng dẫn nhau cách “bùng nợ” này xuất phát từ cả hai phía là tổ chức cho vay và người đi vay. Với tổ chức cho vay thì đó là việc cho vay quá dễ dàng, thậm chí là cho vay qua app, chỉ cần căn cước công dân, các thủ tục như chứng minh thu nhập, xác nhận địa chỉ cư trú cũng được tinh giản, làm nhanh chóng và đôi khi là hình thức. Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu thì nhấn mạnh thêm việc các tổ chức tín dụng đen đang tiến hành xiết nợ cực đoan, đe dọa nhân phẩm của người vay nợ cũng như những người thân quen của họ khiến nhiều người không chịu được áp lực nên đã tìm đến những hội nhóm chỉ cách “bùng nợ” như một giải pháp và kết cục, họ trở thành đối tượng “bùng nợ”. Còn với người đi vay, có thể do người vay chưa ý thức được về trách nhiệm của mình hoặc thiếu hiểu biết về các quy định của pháp luật, nghe lời dụ dỗ, lôi kéo từ các hội nhóm trên mạng dẫn đến việc “bùng nợ”.

Nguy hiểm hơn là đã và đang có rất nhiều người dân tham gia các hội nhóm này để tìm hiểu, dò hỏi kinh nghiệm “bùng” nợ nhằm chiếm đoạt tài sản của các tổ chức tín dụng. Thậm chí, nhiều đối tượng còn sẵn sàng mua bán, làm giả CCCD và một số giấy tờ, thủ tục để vay tiền từ các công ty tài chính. Hoặc các đối tượng chỉ nhau cách làm giả giấy tờ xe hoặc cớ mất giấy tờ xe để chiếm dụng tiền của các cửa hàng cầm đồ, đặc biệt là những cửa hàng có chính sách hỗ trợ cho khách hàng mượn lại tài sản để sử dụng và chỉ giữ lại giấy đăng ký xe bản gốc. Rõ ràng, đây là những đối tượng chủ động, có tính toán để thực hiện các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của các tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Những đối tượng này còn có xu hướng lôi kéo người vì thu nhập không ổn định, không đủ tiền để trả nợ nhưng nhẹ dạ cả tin, nghe theo những lời đường mật là “tư vấn cách bùng nợ an toàn” trên các hội nhóm bùng nợ rồi trở thành đối tượng “bùng nợ”. Tất nhiên, những người nhẹ dạ như thế phải trả một khoản tiền không nhỏ để được “tư vấn cách bùng nợ an toàn” mà không biết cái hại về sau nặng nề đến thế nào.

Rất nhiều các nhóm (group) hướng dẫn “bùng nợ” trên mạng xã hội tiềm ẩn những hậu quả khôn lượng cho cả người vay và tổ chức cho vay

Hậu quả của việc “bùng nợ”

Nhìn một cách tổng thể, việc “bùng nợ” và hướng dẫn nhau “bùng nợ” khiến việc làm này trở thành một phong trào sẽ khiến cả người vay lần tổ chức cho vay chịu nhiều hậu quả nặng nề, thậm chí nhiều người không liên quan cũng bị ảnh hưởng tiêu cực và cuối cùng là thị trường tài chính nói chung sẽ khó phát triển như mong muốn.

Theo Luật sư Hoàng Anh Sơn thuộc Đoàn luật sư TpHCM, người không có khả năng chi trả mà quỵt nợ (người “bùng nợ”) có thể sẽ bị xử phạt về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Mức phạt đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 175 BLHS năm 2015 (sửa đổi năm 2017), mức phạt cao nhất lên đến 20 năm tù. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền với số tiền từ 10 triệu đến không quá 100 triệu đồng, cấm hành nghề hoặc làm một công việc nhất định trong khoảng thời gian 1-5 năm, tùy theo mức độ phạm tội mà bị tịch thu toàn bộ hoặc một phần tài sản. 

Người cố tình vay tiền để quỵt nợ có thể bị xử lý về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Mức phạt đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 BLHS năm 2015 (sửa đổi năm 2017), mức phạt cao nhất lên đến tù chung thân. Người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản còn có thể bị phạt tiền với mức phạt 10-100 triệu đồng, bị cấm làm công việc hoặc cấm hành nghề nhất định 1-5 năm, phạt tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản tùy theo mức độ vi phạm. 

Những người kích động, xúi giục, chỉ cách lừa đảo hoặc cung cấp những điều kiện cần thiết cho người thực hiện hành vi lừa đảo nêu trên có thể bị xử lý hình sự với vai trò đồng phạm.

Như vậy, có thể thấy việc “bùng nợ” và hướng dẫn “bùng nợ” đều vi phạm pháp luật và đương nhiên, cá nhân thực hiện việc này sẽ phải chịu nhiều án phạt của pháp luật. Tuy nhiên, với những người do khó khăn thật sự mà không thể trả nợ, họ cũng cần tỉnh táo và suy xét những giải pháp cần thực hiện ngay để không biến mình thành đối tượng “bùng nợ” để rồi dính vào vòng lao lý. Bài viết tiếp theo, “Đừng để mình trở thành kẻ “bùng nợ”” sẽ hướng dẫn cách giải quyết những vấn đề như thế.

F88.vn

Xem thêm

Tìm phòng giao dịch gần nhất

Tỉnh/thành

Quận/huyện

cat-img
icon-action
zalomessenger
scroll-top