Cần làm gì để 'độc lập, tự do' về tài chính?

25/10/2018

1. Kiểm soát tài chính hiện tại

Nếu bạn là người chi tiêu thoải mái chưa bao giờ thực sự quản lý tài chính của mình hoặc quản lý tài chính chưa hiệu quả thì đây là việc rất quan trọng. Trước hết bạn phải xem xét các vấn đề như: thu nhập của mình là bao nhiêu?; chi tiêu bao nhiêu? nợ bao nhiêu? lãi suất thế nào? Số tiền tiết kiệm được ở thời điểm hiện tại là bao nhiêu? Từ đó bạn mới có thể biết mình cần phải làm gì để giải quyết các vấn đề tài chính. Bởi thực tế có rất nhiều người "mất ăn mất ngủ" vì tiền bạc nhưng họ không biết rõ hình hài nó như thế nào. 

>> Khởi nghiệp từ chiếc vali

2. Tiết kiệm một khoản nhỏ cho việc khẩn cấp

Nhiều người chỉ lo kiếm tiền và tiết kiệm để lo hết cho việc trả nợ mà không lường trước được những khả năng có thể xảy ra như bệnh tật, tai nạn...Dù bạn đang nợ số tiền rất lớn, hay số tiền bạn kiếm được là nhỏ nhoi thì bạn vẫn cần phải tiết kiệm khoản nhất định đề phòng trường hợp bất trắc.

3. Trả hết các khoản nợ

Thật sự mắc nợ là một chuyện rất đáng sợ, vậy nên để sống thoải mái và tự do thì bạn phải lo trả hết tất cả khoản nợ sớm nhất có thể; dừng hoàn toàn các khoản đầu tư. 

Bạn nên trả nợ có tính toán từ khoản nhỏ nhất đến khoản lớn nhất không cần quan tâm lãi suất cao hay thấp. Bởi việc trả một khoản nợ nhỏ sẽ dễ dàng hơn nhiều và khi trả dứt được một khoản nợ nào đó bản thân sẽ cảm thấy phấn chấn, tự tin rằng mình sẽ làm được. Cách này đã được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới chứng minh rằng nó giúp con người thoát nợ nhanh hơn so với những cách thông thường vì nó đánh vào tâm lý và hành vi của con người.

Số tiền để trả nợ đến từ thu nhập cố định của bạn, từ khoản cắt giảm chi tiêu và tiết kiệm để trả nợ, từ những công việc làm thêm để tăng thu nhập. 

4. Tiết kiệm hàng tháng

Sau khi đã trả hết khoản nợ là lúc tâm lý chúng ta đã được thoải mái nhất và bạn nên bắt đầu quản lý các khoản chi tiêu và tiết kiệm hàng tháng vào khoản khẩn cấp. Với khoản tiền tiết kiệm này bạn vẫn chưa thể có thể tiêu xài cho những việc thỏa mãn bản thân được mà nó chỉ nên được dùng giúp bạn vượt qua những lúc khó khăn "không hẹn mà đến", phục hồi khó khăn. 

5. Đầu tư vào khoản lương hưu tiết kiệm

Bạn nên đầu tư khoảng 15% thu nhập hàng tháng vào khoản này. Nghe có vẻ hơi xa xôi nhưng điều này là hoàn toàn cần thiết nếu sau này khi về già bạn muốn có cuộc sống an nhàn. Bạn nên chủ động đầu tư vào một tài khoản có sinh lãi. 

Khi đầu tư như vậy sau thời gian dài đi làm số tiền này sẽ tiếp tục sinh sôi nảy nở, lớn dần lên, trở thành một khoản ổn định, chu cấp cho cuộc sống và giúp bạn tận hưởng niềm vui. 

6. Xây dựng tài chính vững mạnh và giúp đỡ người khác

Bên cạnh những khoản đầu tư ổn định cho tương lai, nếu còn dư tiền ta có thể làm giàu bằng cách đầu tư vào những khoản mạo hiểm hơn như kinh doanh, chứng khoán, bất động sản...

Vừa có thể làm giàu vừa có thể phát triển sự nghiệp và đem lại cuộc sống tốt nhất cho gia đình, con cái (lưu ý về việc đầu tư giáo dục cho con cái là rất quan trọng); nếu có thua lỗ cũng không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, rơi vào khó khăn. 

Để có được sự thịnh vượng tài chính thì ta còn cần phải cho tặng tiền, đó là quyên góp từ thiện, giúp đỡ những người hoàn cảnh khó khăn. Cho đi cũng chính là nhận lại, khi bạn giúp đỡ người khác chính là bạn đang tích đức thì cuộc sống sẽ gặp nhiều may mắn, trở nên ý nghĩa hơn đồng thời giúp bạn tự tin hơn, có nhiều mối quan hệ hơn, cuộc sống giàu có hơn.

Nguồn: Internet

>> Bí Quyết Tiết Kiệm Tiền Mua Nhà

Tìm phòng giao dịch gần nhất

Tỉnh/thành

Quận/huyện

cat-img
scroll-top