24/12/2021
Người lao động nghỉ việc, chuyển việc sau dịp lễ Tết Nguyên đán hàng năm vẫn luôn là “vấn nạn” chung của hầu hết các ngành nghề. Đây là bài toán khó cho các doanh nghiệp về việc tìm kiếm các giải pháp “níu chân” nhân viên ở lại tiếp tục cống hiến cho doanh nghiệp. Chia sẻ về cách giữ chân người lao động cuối năm đưới đây sẽ giúp các doanh nghiệp giải bài toán khó này.
Cuối năm là dịp mà người lao động có xu hướng nhảy việc và tìm kiếm cơ hội việc làm mới với mức thu nhập khá hơn. Các doanh nghiệp có nhiều cách xoay sở để tuyển dụng lao động nhưng vẫn chưa tuyển đủ theo yêu cầu. Thậm chí, có nhiều nơi còn đứng trước nguy cơ không giữ được người lao động do thị trường việc làm ngày càng rộng. Ngoài lương thưởng, các khoản chính sách đãi ngộ, phúc lợi cũng là yếu tố quan trọng để giữ chân người tài, giúp nhân viên cảm thấy vui vẻ, thoải mái làm việc và gắn bó lâu dài với đơn vị. Vậy những chế độ nào và cách nào để giữ chân người lao động cuối năm? Các nhà tuyển dụng cần chú trọng những điểm gì nếu muốn giữ chân người lao động cuối năm?
1. Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế
Điểm cộng quan trọng đầu tiên với người lao động khi làm việc tại các doanh nghiệp là doanh nghiệp có đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho nhân viên. Đây là yêu cầu bắt buộc trong tất cả các doanh nghiệp kinh doanh theo quy định của luật lao động nhưng có rất nhiều doanh nghiệp chưa đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế cho nhân viên. Vì vậy đây là một trong những điểm sẽ giúp người lao động có suy nghĩ có nên gắn bó với doanh nghiệp hay không. Đóng bảo hiểm đầy đủ, bổ sung các quyền lợi như khám sức khoẻ định kỳ, bảo hiểm răng miệng và thị giác, bảo hiểm cho người thân… chính là một “điểm cộng” quan trọng để đáp ứng mong muốn của nhân viên.
2. Trang thiết bị làm việc
Một công ty có tiềm năng phát triển nhưng môi trường làm việc chật trội, trang thiết bị để nhân viên sử dụng trong công việc không đảm bảo cũng là một điểm trừ để người lao động không muốn làm việc tại doanh nghiệp đó. Vì vậy doanh nghiệp muốn có những người lao động tốt và giữ được chân họ thì nên đầu tư trang thiết bị đầu đủ, đáp ứng được công việc của từng bộ phận. Trang thiết bị tốt không chỉ giúp công việc của họ được diễn ra suôn sẻ, thuận lợi, đạt hiệu quả mà còn thể hiện tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp khi làm việc với đối tác. Điều này sẽ tạo cảm giác hào hứng cho người lao động khi làm việc tại doanh nghiệp.
Hãy tưởng tượng nếu người lao động đang làm tại công ty bạn với trang thiết bị thiếu thốn và môi trường làm việc không tốt thì khi họ qua một nơi khang trang, hiện đại, sạch sẽ thì đương nhiên họ sẽ chọn lựa môi trường làm việc mới để cống hiến.
3. Ngày nghỉ và ngày phép
Tùy vào tính chất công việc của từng doanh nghiệp và nhà quản lý của bộ phận người lao động làm việc mà giờ giấc, tác phong làm việc có sự khác nhau. Có doanh nghiệp làm việc từ 8h sáng với các quy định chặt chẽ về thời gian làm việc, nhưng có những doanh nghiệp do tính chất công việc họ không yêu cầu nhân viên của mình phải chuẩn chỉnh thời gian làm việc mà chỉ cần người lao động làm việc hiệu quả theo yêu cầu của cấp trên. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp còn áp dụng các chế độ nghỉ bệnh, nghỉ phép, nghỉ việc đúng theo luật lao động nhưng có nơi sếp cho nhân viên làm việc từ xa, thời gian biểu linh động và nghỉ lễ dài hơn quy định, tăng số ngày phép theo thâm niên làm việc. Ví dụ mỗi 2 năm thâm niên sẽ được cộng thêm 1 ngày nghỉ phép. Bởi vậy mà ngày nghỉ và ngày phép cũng là yếu tố mà nhiều lao động quan tâm và so sánh nếu lựa chọn nơi làm việc cho mình.
4. Các khóa đào tạo phát triển chuyên môn
Không chỉ có những cán bộ cấp cao mong muốn được phát triển được hoàn thiện kỹ năng và nâng cao kiến thức chuyên môn của bản thân mà những người lao động phổ thông cũng mong muốn điều đó. Vì khi nâng cao chuyên môn họ sẽ được nâng lương, họ sẽ được thăng chức phù hợp với khả năng, trình độ chuyên môn của họ. Nếu công ty nào có tổ chức các lớp đào tạo, huấn luyện kỹ năng chuyên môn sẽ thu hút và giữ chân người lao động hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, các chương trình luân chuyển vị trí, tái thiết kế công việc nhằm mục đích đào tạo nguồn nhân lực kế thừa hoặc đề bạt quản lý cũng chính là động lực để nhân viên gắn bó, cống hiến cho đơn vị.
5. Lợi ích phụ trợ
Ngày nay, bên cạnh chi trả lương, nhiều đơn vị còn chi trả thêm các khoản phụ cấp cho nhân viên như: Phụ cấp ăn trưa, xăng xe, điện thoại, quà tặng sinh nhật – hiếu hỷ - ma chay, các chuyến du lịch hằng năm, chương trình teambuilding, chính sách công tác phí “rộng rãi”… Những chăm sóc này có thể không lớn, nhưng lại được người lao động đánh giá cao, thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp đến đời sống vật chất, tinh thần của nhân viên và đây là cái “neo” để giữ lòng trung thành của đội ngũ nhân viên, gia tăng sự hài lòng của nhân viên đối với chính sách đãi ngộ.
Nguồn Internet
Xem thêm
MỤC LỤC
Tỉnh/thành
Quận/huyện